“Con cóc là cậu ông trời”. Dựa vào truyện cổ tích “Cóc kiện trời” em hãy trần thuật sáng tạo theo lời kể của bà nội.
Ngọc Hoàng bực mình thêm, liền sai chó ra cắn cho cóc hết đường gây rối. Nhưng chó vừa hung hăng chạy ra khỏi cửa thì gấu đã tiến đến ăn thịt ngay. Các cháu có biết không? Cùng sống trong nhà với người có nhiều con vật đáng quý, đáng yêu vì nó giúp người làm các việc có ích như: Trâu cày ...
Ngọc Hoàng bực mình thêm, liền sai chó ra cắn cho cóc hết đường gây rối. Nhưng chó vừa hung hăng chạy ra khỏi cửa thì gấu đã tiến đến ăn thịt ngay.
Các cháu có biết không? Cùng sống trong nhà với người có nhiều con vật đáng quý, đáng yêu vì nó giúp người làm các việc có ích như: Trâu cày ruộng, ngựa kéo xe, chó giữ nhà, mèo bắt chuột... nhưng có một con vật nhỏ bé xấu xí, thường sống trong góc tôi, ấy thế mà có lần nó được phong là “anh hùng” cơ đấy.
- Các cháu có biết là con gì không?
- Thưa bà đó là con cóc ạ?
- Đúng rồi, con cóc. Bà sẽ kể cho các cháu nghe tại sao lại có câu:
“Con cóc là cậu ông trời
Hễ ai đánh nó là trời đánh cho”
Ngày xưa, lâu lắm rồi có lần trời quên làm mưa nên dưới trần gian hạn hán kéo dài. cỏ cây, ngô lúa héo lụi dần. Nhưng khổ sở nhất là người và các con vật mệt mỏi, vất vả vì thiếu nước uống.
Hàng ngày, người và vật ngẩng lên nhìn trời cao màu xanh biếc không lấy một áng mây... giữa lúc đó cóc nhảy từ trong hang ra tất tưởi nhảy đi, các con vật thấy lạ vây lại hỏi xem cóc đi đâu? Cóc trả lời “lên thiên đỉnh để kiện trời” tại sao không làm mưa. Thế là mọi con vật đều tình nguyện đi theo, đông quá, cóc chỉ chọn có mấy con: “Gấu, cọp, ong, cua và cáo” ... chúng kéo nhau đi ầm ĩ, náo động cả lên.
Tới thiên đình, cóc thông minh nên phân công ai vào việc đó rất hợp với tài năng của mình. Riêng cóc nhảy ngay lên bậc treo cái trông thật lớn, đó là cái trông hễ ai có việc cầu đến Ngọc Hoàng xét xử thì đánh một hồi trông thật to. Cóc đánh một hồi trông làm vang động cả thiên cung. Ngọc Hoàng sai Thiên Lôi ra xem có chuyện gì, thì chỉ thấy có một con cóc ngồi chễm chệ trên mặt trống. Thiên Lôi vào tâu lại, Ngọc Hoàng bực mình vì chỉ có một con cóc mà làm náo động thiên cung, Ngọc Hoàng liền sai gà mổ cho cóc một trận để biết thân, nào ngờ gà vừa bước ra đã bị cáo nhảy tới vồ lấy mang đi.
Ngọc Hoàng giận quá, đập tay xuống bàn thét Thiên Lôi ra ứng chiến đánh cho cóc mấy lưỡi tầm sét cho tan xương, nát thịt... nào ngờ Thiên Lôi vừa ra đã bị ong đốt túi bụi vào mặt, mũi, chân tay. Đau quá, Thiên Lôi vội nhảy vào chum nước thì lại cua giương càng lên cắp vào đít nhữngcái thật đau, Thiên Lôi không chịu được liền nhảy ra thì bị cọp vồ lấy xé ra từng mảnh.
Thế là quân của thiên đình bị thua, cóc kéo quân vào tận nơi Ngọc Hoàng ở. Ngọc Hoàng cũng thấy cóc không phải là tay vừa nên đành mời vào để hỏi đến thiên đình có chuyện gì? Cóc liền tâu lại việc hạn hán nợi trần gian đang làm bao nhiêu con người và muôn vật đau khổ vì không có nước không thể sống được.
Nghe xong Ngọc Hoàng hứa sẽ làm mưa và từ nay nếu ở dưới trần gian hạn hán, lâu không mưa thì cóc nghiến răng kêu lên mây tiếng, Ngọc Hoàng sẽ cho làm mưa.
Đoàn quân do cóc dẫn đầu về đến nơi thì đã mưa to, mọi vật hả hê, xem cóc như một “anh hùng cứu thế” và từ đó dân gian truyền miệng câu ca: “Con cóc là cậu ông trời Hễ ai đánh nó là trời đánh cho”
Con cháu ạ, đây là câu chuyện kể con cóc hiền lành mà dũng cảm. Nó biết trước trời sắp mưa, nên nó kêu là trời mưa. Còn gọi là cậu ông trời vì trời cũng nể nó, nhiều cháu thấy nó ở góc nhà, hay ngoài dường thường hay trêu ghẹo, đánh đập nóthật là tội nghiệp, cho nên câu ca trên đe dọa sự bạo tàn của trẻ con đối với một con vật hiền lành mà có ích cho loài người. Vì nó ăn những côn trùng có hại như gián, ruồi, muỗi...
- Từ nay các cháu có bắt và đánh cóc nữa không?
- Thưa bà không ạ.
Bà nội bỏ miếng trầu vào miệng rồi như nhớ đến trận mưa rào hôm qua có công của “chú cóc”.