Ngôi trường cũ của em đã quá cũ, phải đập đi xây lại. Em hãy kể về chuyện ấy và nói lên tâm trạng của mình.
Việc ấy đến như một tin vui đối với mọi người. Nay mai, khi công trình hoàn thành, con em địa phương sẽ được học trong một ngôi trường khang trang, kiên cố đạt tiêu chuẩn trường vùng trọng điểm bão lũ. Kể từ đầu học kì hai của năm học trước, Mai cùng các bạn chuyển sang học nhờ vào ca trưa ...
Việc ấy đến như một tin vui đối với mọi người. Nay mai, khi công trình hoàn thành, con em địa phương sẽ được học trong một ngôi trường khang trang, kiên cố đạt tiêu chuẩn trường vùng trọng điểm bão lũ.
Kể từ đầu học kì hai của năm học trước, Mai cùng các bạn chuyển sang học nhờ vào ca trưa tại cơ sở của trường tiểu học. Ngôi trường của bọn Mai được tháo dỡ, bàn giao mặt bằng cho nhà thầu. Nghe nói họ sẽ xây lên một ngôi trường mới theo chương trình tài trợ vốn của nước ngoài.
Việc ấy đến như một tin vui đối với mọi người. Nay mai, khi công trình hoàn thành, con em địa phương sẽ được học trong một ngôi trường khang trang, kiên cốđạt tiêu chuẩn trường vùng trọng điểm bão lũ.
Một lần tình cờ đi ngang qua, Mai bất chợt trông thấy một quang cảnh vô cùng xa lạ như không còn tin ở mắt mình. Ngôi trường cũ đã được dọn sạch không còn một chút dấu vết. Toàn bộ chỉ là một bãi trống hoác, cây phượng già chếch về phía bắc sân trường, nơi mà trước đây vào những giờ giải lao trong mỗi buổi học, bọn con gái lớp Mai còn kéo nhau đến đó đểđùa nghịch, cũng biến đi đâu mất. Đập vào mắt mai là một tấm biển ghi dòng chữ rõ to “Không phận sự miễn vào” lạnh lùng, nghiêm khắc và đầy thách thức. Một cái gì đó dường như đau đớn, lại như có cả dỗi hờn bỗng dậy lên trong lòng Mai.
Hôm nay, Mai lại có dịp về ngang qua nơi ấy, công trình đang mọc lên dang dở,sắt thép ngốn ngang, gạch đá bề bộn, giàn giáo la liệt ... những con người lạ hoắc đang đi lại hoặc cắm cúi làm việc. Mấy cái cây leo còn sót lại ở ven tường rào, cành lá phủ một lớp bụi dầy làm cho sắc màu trở nên tàn tạ. Tất cả những cảnh đó làm thành một mớ hỗn độn như những ý nghĩ lung tung đang diễn ra trong cái đầu bé nhưng cả nghĩ của Mai.
Tần ngần một lúc, Mai ghé lại, nép vào một trụ cổng đứng nhìn vào. Như một làn khói mơ màng tỏa ra từ cây đèn thần, sau đó thần đèn hiện ra rành rõ. Trong Mai lúc đầu là một cơn gió thoảng, dần dần hiện ra càng lúc càng rõ những đường nét, hình khối thân quen như nỗi nhớ. Trước mắt Mai là ngôi trường cũ của hôm nào. Ngôi trường với những gian nhà cấp bốn nằm dưới vòm lá xanh xum xuê của hàng cây. Một dãy dài mười hai phòng học từ đầu bờ bắc đến cuối bờ nam, mặt tiền quay ra phía quốc lộ, mặt sau hứng gió biển khơi. Mai như nhìn thấy và sờ mó được từng vết loang lổ trên mỗi bức tường. Đây là vết mực mình đã vô ý vấy lên hồi đầu năm lớp Sáu. Lâu ngày màu mực đã nhạt đi, nhưng hình dạng vẫn còn nguyên. Kia là vết lở do đầu chiếc băng ghế ngồi cọ vào làm bong lớp hồ. Việc ấy xảy ra vào năm lớp bảy. Và kia nữa, cái bậu cửa sổ ngay chỗ Mai ngồi bị sứt ra do đám bạn trai chơi nghịch mới năm lớp tám ...
Thương làm sao mái ngói dãi nắng dầm mưa với những đoạn oằn, đoạn thẳng. Mỗi phòng học một màu ngói khác nhau. Mảng này thì thâm sì bởi rêu phong, mảng kia đã chuyển sang màu nâu nhạt, mảng nọ lại đỏ au màu đất nung vừa mới ra lò. Từ mái ngói này, Mai cảm nhận được sự chắt chiu của mẹ, cái dè sẻn của cha để dành cho con trẻ. Mỗi năm một ít, tích cóp lại làm từng phần việc một, cứ vậy mà nên một ngôi trường. Và mái trường có khác chi đâu tấm áo nâu vá vạt trước, lưng sau của mẹ. Những cây xà dọc, xà ngang võng xuống, mang hình dáng và màu sắc chiếc áo chàm bạc thếch trên cái lưng tôm gầy guộc của cha còng theo năm tháng. Tuy lam lũ đấy, nhưng sao mà gần gũi, mà thương mến vô vàn.
Dù bọn Mai có làm điều gì không phải đối với trường vẫn được thứ tha với tấm lòng bao dung thông cảm. Ngôi trường đã đi vào tâm khảm Mai như một người thân. Đây là bến hiền cho con thuyền Mai và các bạn một thời gian dài tìm về neo đậu.
Đàn gà nhà ai đang bới rác ngay dưới chân Mai. Tiếng “túc ... túc” giòn giã của gà mẹ gọi con làm Mai đưa mắt theo dõi. Gà mẹ, lông cánh lông đuôi xơ xác, đôi chân đóng vảy xù xì cần mẫn đào bới ... gà con lông tơ mịn màng sạch sẽ vừa tranh mồi vừa đùa giỡn. Có con quấn vào chân mẹ, mẹ phải dừng công việc bước tránh sang bên. Ngôi trường của Mai cũng vậy. Trường đứng đó lặng im và trìu mến chở che cho đàn con nhỏ. Những ngày nắng cũng như những ngày mưa vẫn âm thầm cam chịu. Còn bọn Mai thì cứ vô tư đùa nghịch, không chút bận lòng.
Mai ngạc nhiên quá đỗi. Những hình ảnh ấy sao ngày trước Mai không hề nhận ra? Cho đến bây giờ, khi ngôi trường đã bị xóa sạch đi rồi Mai mới thấy chúng hiện ra rõ mồn một như ở ngay trước mắt.
Mai tự hỏi mình: “Không biết khi trường mới được xây xong, vào học có thấy than thiết không nhỉ ?” Nhớ hồi còn học, một lần mẹ phải đi thịxã. Hôm ấy mẹ có sửa soạn chút đỉnh. Một tí phấn son, bộ quần áo là phẳng phiu, tóc chải mượt, thắt một dải đăng-ten màu vàng ... Mai đứng nép vào xó nhà nhìn mẹ, hai mắt mở to thao láo. Mai thấy mẹ thật đẹp, nhưng không dám xà vào lòng như mọi ngày. Thấy vậy, mẹ hỏi:
- Mai, con làm sao thế?
Như một kẻ trộm bị bắt quả tang. Mai đỏ mặt ấp úng:
- Mẹ ... mẹ ... đẹp quá!
- Ôi ... con gái của tôi.
Mai tự cười mình: sao mà “bờm” thế ?
- Hello!
Tiếng của ai đó làm ngắt quãng niềm suy tư của Mai, đưa cô bé về với thực tại. Quay mặt lại, Mai thấy có một ông nước ngoài và một chú người Việt còn trẻ măng đang nhìn mình, miệng mỉm cười hiền hậu:
- Are you a pupil of this school? Ông người nước ngoài hỏi. Câu tiếng Anh ấy Mai hiểu.
Hai người như chờ đợi ở Mai câu trả lời. Mai cốgắng để thắng tính rụt rè mà sao cứ lắp bắp.
- Dạ ... dét ... dét (yes).
Hai người dàn ông tỏ vẻ hài lòng và khích lệ,ông người nước ngoài nói tiếp:
- Can you tell me about your idea?
- Dạ ... I ... don’t know ... và Mai chực bước đi.
- Này cháu! - Chú người Việt bảo - Đây là ông Mu-ra-sa-wa, quốc tịch Nhật, người phụ trách công trình này đấy. Ông ấy muốn biết ý nghĩ của cháu khi đứng nhìn ngôi trường đang xây dựng trên nền đất cũ ấy mà.
- Cháu hiểu ông ấy nói gì — Mai đáp — Nhưng cháu không muốn nói ý nghĩ của mình.
Chú người Việt phiên dịch lại cho ông người Nhật và cả hai cùng cười. Ông người Nhật lại nói một tràng dài. Mai không hiểu gì hết. Rồi ông ra hiệu cho chú phiên dịch, dịch lại cho Mai.
- Ông Mu-ra-sa-wa bảo, ông rất hiểu và thông cảm với những tình cảm của những học sinh như cháu, ông biết những gì đang diễn ra trong lòng cháu khi đứng nhìn nơi mà trước đây đầy ắp những kỷ niệm. Nhưng cháu ạ, ông ấy khuyên, khi cần, cái gì cũ kỹ, lạc hậu phải biết dứt bỏ. Kỷ niệm thì hãy giữ trong lòng để làm phong phú thêm cho tâm hồn. Có như vậy cuộc sống mới ngày càng đẹp hơn. Cháu hiểu ý ông ấy chứ? Thôi, chào cháu!
Hai người rảo bước vào bên trong cổng. Còn lại một mình, Mai cũng rời chỗ đứng nãy giờ để trở về. Trên đường đi, Mai cứ nghe văng vẳng những lời nói của chú phiên dịch.
Mai chợt nghĩ đến tụi bạn trong lớp. Chà, nếu biết việc này tụi nó sẽ làm rầy rà lắm đây. Thế nào bọn nó cũng giễu cợt mình là con nhỏ đa cảm, đa sầu, đa ... lãng mạn. ừ thì có sao chịu vậy. Các bạn ơi, đa cảm, đa sầu đâu phải là cái tội.
Ông Mu-ra-sa-wa có lí. Nhưng làm sao ngăn được nỗi nhớ? Trường cũ ơi! Xin hãy thông cảm cho bọn mình. Bọn mình không phải là đứa vô tâm, có mới nới cũ. Nhưng cuộc sống vẫn cứ là cuộc sống. Dù sao trường cũ cũng đã làm xong một sứ mạng đẹp đẽ biết bao! Trường đã đón đưa nhiều thế hệ học trò của quê hương này đi qua. Nay trường cũ đã ra đi, không phải đi vào quên lãng mà đi vào kỷ niệm của từng tâm hồn bè bạn. Trong ký ức của mình luôn trân trọng hình ảnh của một thời thơ dại cùng nhau.