Em hãy dựa vào truyện Lịch Sử Hồ Gươm, mượng lời rùa vàng kể lại lịch sử thanh gươm Hồ Hoàn Kiếm từ ngày ở bờ sông Lam đến ngày về Thăng Long
Thấy vậy đức Long Quân định cho nghĩa quân mượn thanh gươm thần để họ giết trừ giặc hung. Vào một đêm trăng sao, ở một bến vắng Long Quân sai tôi cắp gươm thần thả vào lưới của Lê Thận - một chàng trai khỏe mạnh làm nghề đánh cá nhưng có lòng yêu nước. Một chiều thu, em đang thơ thẩn bên hồ ...
Thấy vậy đức Long Quân định cho nghĩa quân mượn thanh gươm thần để họ giết trừ giặc hung. Vào một đêm trăng sao, ở một bến vắng Long Quân sai tôi cắp gươm thần thả vào lưới của Lê Thận - một chàng trai khỏe mạnh làm nghề đánh cá nhưng có lòng yêu nước.
Một chiều thu, em đang thơ thẩn bên hồ Hoàn Kiếm. Trước mắt em là Tháp Rùa rêu phong cổ kính sừng sững trên mặt hồ yên ả. Bỗng một con Rùa từ từ nổi lên mặt nước. Chao ôi! Em chưa bao giờ được trông thấy một con Rùa to như vậy. Cái mai của nó nặng nề được khắc hoa văn đều đặn hình lục giác đen nhánh dưới nắng chiều. Cái đầu nó vươn dài ra rồi lại rụt vào như đầu một con trăn, đôi mắt nhỏ và tròn lấp lánh. Từ mặt hồ, một luồng gió rít lên, vọng theo giọng nói trầm trầm chậm rãi:
- Này cậu bé ở quê hương xứ Nghệ! Tôi biết được cậu nghĩ gì rồi! Ra thăm thủ đô được, biết thêm một truyền thuyết lịch sử của mảnh đất Thăng Long anh hùng cũng là một điều thú vị đấy chứ!
- Lời của bác Rùa đấy ư? Bác đã nói đúng, xin Bác hãy kể cho tôi nghe, tôi muốn biết lắm.
Bác Rùa bơi vào gần bờ và thong thả kể:
- Thuở ấy, cách đây đã hơn 500 năm, giặc Minh xâm lược nước ta, chúng đã dối trời lừa dân nhiều điều bạo ngược, coi nhân dân ta như cỏ rác, lòng dân vô cùng oán giận. Bấy giờ ở vùng Lam Sơn nghĩa quân nổi dậy chống lại bọn chúng, nhưng buổi đầu thế lực còn non yếu, gặp bao khó khăn, có khi mấy tuần lương thực hết, vũ khí thiếu thốn, quân sĩ ít ỏi...
Hai lần Thận kéo lưới lên thấy nằng nặng, mừng thầm tưởng là cá to. Nhưng khi thò tay vào lưới thì chỉ thấy một thanh sắt, chàng bèn vứt luôn xuống sông và chèo thuyền sang thả lưới ở một chỗ khác. Hai lần chứ đến mười lần tôi cũng thả gươm vào lưới. Nhưng đến lần thứ ba khi kéo lưới lên, Thận vẫn thấy thanh sắt, chàng lấy làm lạ. Vừa hay, một ánh chớp lóe lên, chàng nhìn rõ và reo lên sung sướng:
- Ha! Ha! Một lưỡi gươm.
Sau đó, chàng gia nhập nghĩa quân Lam Sơn và tỏ ra hăng hái gan dạ không hề sợ nguy hiểm. Một hôm, chủ tướng Lê Lợi cùng mấy người tùytùng đến nhà Thận. Trong túp lều tối tăm, lưỡi gươm tự nhiên lóe sáng ở một xó nhà. Lấy làm lạ, Lê Lợi cầm lên xem thì thấy có hai chữ “Thuận Thiên” khắc sâu vào lưỡi gươm. Song mọi người vẫn không hề biết đó là gươm thần.
Nhân một lần đi qua một khu rừng thấy trên ngọn cây đã có một ánh sáng lấp lánh. Ông trèo lên thấy một cái chuôi gươm nạm ngọc. Nhớ đến lưỡi gươm nhà Lê Thận, ông mang chuôi về nhà.
Ba ngày sau, Lê Lợi gặp lại bạn bè trong đó có Lê Thận, Lê Lợi đem câu chuyện trên kể lại cho mọi người nghe và nói:
- Chuôi gươm này và lưỡi gươm Lê Thận vớt được dưới sông chắc có liên quan. Phải chăng trời thử lòng muốn trao cho ta việc lớn.
Lê Thận bèn lấy lưỡi gươm tra vào thì vừa như in. Mọi người giương to mắt ngạc nhiên và im lặng. Lê Thận nâng gươm cao ngang đầu tâu với Lê Lợi:
- Đây là ý trời lòng dân muốn phó thác cho mình công làm việc lớn. Chúng tôi nguyện đem xương máu mình theo minh công cũng với thanh gươm này để báo đền Tổ quốc.
Nghĩa quân Lê Lợi với gươm thần đã tung hoành khắp trận địa, làm cho giặc Minh bạt vía hồn kinh. Uy thanh của nghĩa quân vang vọng khắp nơi. Nhờ gươm thần, quân ta đã hăng hái lại càng thêm hăng, đã mạnh lại càng thêm mạnh, đánh tràn ra mãi, chiến thắng liên tiếp, đất đai thu về, còn quân thù thì máu chảy thành sông, tanh hôi vạm dặm: Chẳng mấy chốc đất nước sạch bóng quân thù.
Thế rồi, một năm sau khi đuổi giặc Minh, một hôm Long Quân lại gọi tôi lên phán bảo:
- Nhờ gươm thần của ta, Lê Lợi đã chiến thắng oanh liệt thu phục được giang sơn, rửa vết nhục nô lệ, đất nước thanh bình, nhân dân trở lại làm ăm sinh sống yên ổn. Nay nhà ngươi lên đòi lại gươm thần cho ta.
Một hôm vua Lê cưỡi thuyền rồng dạo quanh hồ Tả Vọng trước kinh thành. Nhân dịp đó, ta đã nổi lên. Thấy ta bơi về phía trước, nhà vua bèn cho thuyền chậm lại. Hơi thở của ta làm lưỡi gươm động đậy. Ta vươn cao đầu tâu lên rằng:
- Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân!
Ngay lập tức vua rút gươm ném trả. Ta vội đón lấy thanh gươm và lặn xuống nước, một vệt sáng le lói từ mặt hồ trong xanh vẫn chiếu lên.
Cũng từ lúc đó hồ Tả Vọng được đổi tên thành Hồ Gươm hay Hồ Hoàn Kiếm. Nói xong, em chưa kịp hỏi thêm thì Rùa Vàng đã lặn xuống nước, một đợt sóng nhẹ và bọt sùi lên.
Mặt trời tắt dần, ánh điện tỏa sáng quanh hồ đưa em về với cuộc sống thực của hiện dại.