Kể lại một truyện (truyền thuyết, cổ tích) mà em biết bằng lời văn của em
Đến nhà, ông cất lưới, dựng khúc tre gần bếp lửa rồi đặt lưng xuống chõng nghỉ, chờ bà lão nấu cơm. Trong ánh lửa bập bùng vừa cháy, hai ông bà nghe vang lên tiếng trẻ con: Mẹ ơi! bếp lửa to quá, con nóng rát cả người rồi! Ông nhìn bà, bà nhìn ông! rồi họ nhìn quanh túp lều chẳng thấy ai cả, tất cả ...
Đến nhà, ông cất lưới, dựng khúc tre gần bếp lửa rồi đặt lưng xuống chõng nghỉ, chờ bà lão nấu cơm. Trong ánh lửa bập bùng vừa cháy, hai ông bà nghe vang lên tiếng trẻ con: Mẹ ơi! bếp lửa to quá, con nóng rát cả người rồi! Ông nhìn bà, bà nhìn ông! rồi họ nhìn quanh túp lều chẳng thấy ai cả, tất cả lại lặng lẽ như tờ.
BÀI THAM KHẢO: CHÚ BÉ ỐNG TRE
Thuở xa xưa, hồ Tempê xanh trong rất hoang vắng, không khí ở nơi đó thật là êm ả và mát mẻ. Cây cối tốt tươi quanh năm. Mây xanh in bóng xuống mặt hồ bình lặng, lăn tăn sóng vỗ. Bên bờ hồ là một cây vátgiô rợp mát, tán nó xòe rộng, che nắng che sương. Thế nên có một cặp vợ chồng đánh cá đã đến đấy dựng lều sinh sống. Cả hai ông bà đều hiền lành, phúc hậu, chăm chỉ làm ăn và giúp đỡ người hoạn nạn. Họ không giàu có nhưng sống cũng hạnh phúc, nhưng hạnh phúc ấy không đầy đủ, vìhọ còn chờ mong mãi... mà không sinh được một mụn con nào. Nhiều lúc hai ông bà ngồi cạnh nhau sau bữa cơm chiều, nhìn ra hồ nước mà lặng lẽ thở dài không nói.
Một buổi sáng nọ, ông lão vác lưới ra hồ đánh cá như mọi ngày. Chẳng biết tại sao hôm ấy ông tung lưới đến năm bảy bận mà chẳng có con cá nào lọt vào lưới cả. Trời đã về chiều, ông định thu lưới về không nhưng nghĩ đến người vợ hiền đang chờ chồng mang thức ăn về nên ông lại quăng lưới lần nữa. Thấy nằng nặng tay, ông đã mừng thầm. Nhưng than ôi! lần này chỉ là một khúc tre. Ông vớt khúc tre, quẳng ra xa rồi lại quăng lưới. Lần kéo lưới này, khúc tre lại lọt vào ông lại vớt khúc tre ra, quẳng đi phía đầu thuyền rồi xuống cuối thuyền quăng lưới. Lần cuối cũng kéo lưới về, khúc tre lại nằm trong ấy. Ông lão mỏi mệt cuộn lưới lại, mang khúc tre về nhà và ngẫm nghĩ rằng: “Thôi kệ! biết đâu có lúc dùng đến nó!”.
Lát sau, khi bà lão vừa đưa củi thêm vào lò thì tiếng nói ấy lại vang lên, lập đi lập lại!
- Mẹ ơi! Nóng quá mẹ ơi!
Hai ông bà tìm quanh bếp lửa, cuối cùng mới biết tiếng nói phát ra từ khúc tre. Ông lão cầm rựa định bửa khúc tre ra thì lại nghe kêu lên:
- Cha ơi! Nhẹ tay chút, kẻo dao vào chân con đấy!
Ông mỉm cười nghi hoặc rồi lộn đầu khúc tre lại, định chẻ tre ra, nó lại kêu vang:
- Cha ơi! cẩn thận kẻo chạm vào đầu con!
Thế là ông lão quăng rựa, lấy dao nhỏ tước đầu tre như tước mía. Cuối cùng, một chú bé tí hon xinh xắn nhảy ra. Hai vợ chồng tranh nhau bồng bế trên tay và ríu rít hỏi:
- Con ơi! Con từ đâu đến đây?
Chú bé thưa:
- Cha mẹ ơi! Con lỡ xúc phạm một vị thần nên bị nhốt trong tre đã lâu lắm. Vịthần ấy nguyền rằng khi nào có hai vợ chồng hiếm muộn mang con về nhà, con sẽ được thoát kiếp tù hãm để làm con gia đình ấy!
Ông đánh cá nói:
- Ồ! Thế hai ta sẽ nuôi con, và đặt tên con là“con trai tre” nhé!?
Từ đấy, hai vợ chồng lo chăm sóc, nuôi nấng chú bé tận tình. Chú bé hay ăn, chóng lớn và mấy năm sau cũng không thua kém trẻ khác. Đã thế, chú bé lại nghịch ngợm, tinh khôn. Khi thì chạy nhảy trong vườn, lúc thì lặn hụp trong hồ. Hai vợ chồng không la mắng mà rất yêu thương, hãnh diện về chú bé.
Cũng từ ngày có chú, hai vợ chồng kiếm ăn ngày một khá hơn. Bao nhiêu cá ăn không hết bà lão đem đổi lấy gạo, thịt, vải vóc và đồ dùng trong nhà.
Tin đồn hai ông bà làm ăn phát đạt đã lan đi mọi nơi. Nhiều người kéo nhau đến bên hồ Tempê để dựng nhà sinh sống. Dần dần, quanh cây vátgiô ấy đã có một làng chài, làm ăn tấp nập.
Khi chú bé ống tre đã đến tuổi trưởng thành, trở nên một chàng trai thông minh, khỏe mạnh, ông lão đánh cá nằm mộng thấy công chúa của vương quốc Ma-gia-pa-hit bị mù sau một cơn bệnh, bao nhiêu thầy thuốc đã bó tay. Nhà vua truyền rao ai chữa khỏi mắt cho công chúa sẽ được lấy nàng làm vợ.
Tỉnh dậy, ông lão nửa tin nửa ngờ, đem chuyện giấc mơ kể cho con trai nghe. Nghe xong, chàng liền có ý định tìm đến vương quốc ấy để chữa mắt cho công chúa.
Chú bé Ông Tre bổ một quả dừa làm đôi, thả xuống nước rồi đặt chân vào. Cứ thế chàng lướt trên sóng nước mà đi. Từ hồ Tempê anh lướt ra sôngVa-la-nây rồi theo dòng tới vịnh Bô-Nê. Từ đó anh lại vượt biển Gia-va vào cửa sông Branta (bây giờ là thành phốXu-ra-bai). Rồi anh ngược dòng sông Branta đến thủ đô của vương quốc Ma-gia-pa-hit. Điều lạ lùng kì diệu là những gì ông lão đánh cá thấy trong mơ chính là sự thực ở đất nước này.
Thế là hôm sau anh xin vào gặp đức vua. Bao nhiêu thầy lang già có trẻ có và bao nhiêu nô tì vây quanh nàng công chúa xinh đẹp đang bị mù lòa. Mọi người ủ rũ không ai muốn cất lời. Giữa lúc ấy, chàng tâu:
- Thưa bệ hạ, xin bệ hạ cho hạ thần thử chữa cho công chúa!
Nhà vua nói trong giọng nghi hoặc:
- Bao nhiêu người đã đến, làm mất thì giờ và công chúa mệt mỏi thêm. Nhà ngươi chữa khỏi thì ta gả công chúa cho. Nếu không thì phải đền mạng đấy!
Chàng trai nói trong vẻ tự tin:
- Tâu bệ hạ, thần xin chấp thuận.
Đêm hôm ấy, chàng ông tre thả chiếc giỏ tre xuống dòng sông Branta. Bằng cách huýt sáo đặc biệt, chàng đã gọi bao nhiêu lươn trạch dưới sông trườn vào giỏ ấy. Chẳng bao lâu thì đầy giỏ thành một lớp keo đặc sệt đến nỗi chiếc giỏ có một lớp bọc nước không xuyên qua nổi.
Sáng sớm hôm sau, chàng xách chiếc giỏ ấy vào cung và tâu với đức vua:
- Thưa bệ hạ, vị thuốc này phải tự tay nhà vua đắp cho công chúa!
Vì thương con gái, đức vua cũng thực hành theo lời chàng dặn dò, hướng dẫn. Quả nhiên, vừa mới đắp thuốc vào mắt, công chúa đã mở mắt ra, lóng lánh như xưa.
Vài ngày sau, lễ cưới được tổ chức theo đúng lời hứa. Đôi vợ chồng sống trong cung điện và chẳng bao lâu sau công chúa đã hạ sinh một chú bé trai khôi ngô, tuấn tú.
Một đêm khuya, khi cung điện đã chìm vào giấc ngủ, chàng trai ông tre nghe một tiếng thì thào: “Con trai của công chúa sẽ không được nối ngôi vua, vì cha nó không mang dòng máu quý tộc”. Chàng liền kể lại chuyện cho công chúa nghe. Bàn bạc mãi, họ quyết định trở về quê chồng.
Thế là một buổi sáng, chàng trai ống tre cùng công chúa và con trai lặng lẽ giã từ vương quốc Ma-gia-pa-hit. Họ cùng một sốngười hầu lại lướt sóng trên những quả dừa để trở về hồ Tempê. Vợ chồng ông lão đánh cá mừng mừng tủi tủi đón con trai, con dâu và cháu nội. Sau phút hàn huyên, chàng ống tre chắp tay cầu nguyện và niệm chú thế là một tòa lâu đài nguy nga, tráng lệ hiện ra ngày một đông, làm ăn ngày càng phồn thịnh, và người ta đặt tên đó là thành phốtrù phú (tức là Xing-Kang).
Sau đó, họ tôn công chúa lên làm nữ hoàng của vương quốc Vátgiô và dân chúng nơi này không bao giờ ăn thịt lươn, trạch để nhớ ơn những con vật này đã chữa khỏi cho nữ hoàng.