31/05/2017, 12:25

Soạn bài Bếp lửa của Bằng Việt.

Qua dòng hồi tưởng và suy ngầm của người cháu đã trưởng thành, bài thơ gợi lại những kỉ niệm xúc động tình bà cháu, thể hiện tình cảm kính yêu và biết ơn vô hạn của cháu đối với bà, cùng là đối với quê hương, đất nước. 1. Mở bài: - Bài thơ “Bếp lửa” của Bằng ...

Qua dòng hồi tưởng và suy ngầm của người cháu đã trưởng thành, bài thơ gợi lại những kỉ niệm xúc động tình bà cháu, thể hiện tình cảm kính yêu và biết ơn vô hạn của cháu đối với bà, cùng là đối với quê hương, đất nước.

1.   Mở bài:

-     Bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt sáng tác năm 1963, khi tác giảlà sinh viên du học ở Liên Xô.

-     Qua dòng hồi tưởng và suy ngầm của người cháu đã trưởng thành, bài thơ gợi lại những kỉniệm xúc động tình bà cháu, thể hiện tình cảm kính yêu và biết ơn vô hạn của cháu đối với bà, cùng là đối với quê hương, đất nước.

2.   Thân bài:

*    Phân tích:

+ Hình ảnh bếp lửa gắn với những kỉ niệm vui buồn của tuổi thơ.

-     Bài thơ mở ra với hình ảnh bếp lửa, gắn liền với hình ảnh người bà tần tảo sớm khuya:

Một bếp lửa chờn vờn sương sớm,

Một bếp lửa ấp iu nồng đượm,

Cháu thương bà biết mấy nắng mưa...

-     Bếp lửa khơi dòng hoài niệm, khơi dòng cảm xúc. Từ ấp iu gợi liên tưởng đến bàn tay khéo léo và tấm lòng kiên trì của người nhóm lửa. Người bà mỗi sớm nhen lên ngọn lửa, ngày này qua ngày khác, năm này qua năm khác, suốt một đời...

+ Hồi tưởng về thời gian được sống trong tình yêu thương, chăm chút của bà.

-     Cuộc sống nhọc nhằn của hai bà cháu trước cách mạng và trong kháng chiến, hàng loạt hình ảnh gợi tả, gợi cảm: đói mòn đói mỏi, khô rạc ngựa gầy, xóm làng bị giặc đốt cháy tàn cháy rụi... in đậm trong kí ức bi thảm của chú bé lên tám tuổi.

-     Cha mẹ đi kháng chiến, cháu ở cùng bà, được bà chăm sóc: Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học...

-     Tuổi thơ vất vả gắn liền với bếp lửa bập bùng, bếp lửa hiện diện như tình thương ấm áp, như sựcưumang, an ủi của bà đối với đứa cháu nhỏ, như một phần cuộc đời gian truân của chính bà.

-     Tuy vất vả, nhọc nhằn nhưng bà vẫn vượt qua tất cả để các con yên tâm đánh giặc nơi chiến trường xa:

Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen,

Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn,

Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng.

Đến đây thì hình ảnh bếp lửa đã mang ý nghĩa tượng trưng sâu sắc: tình thương - sự sống - niềm tin bất diệt.

+ Nhưng suy ngầm của người cháu về bà, gắn liền với hình ảnh bếp lửa hồng quen thuộc.

-     Tình cảm thương yêu và biết ơn chân thành: Cháu thượng bà biết mấy nắng mưa.

-     Giữa người bà và bếp lửa như có những nét tương đồng. Bà là người ấp iu giữ lửa, người nhóm lửa đểngọn lửa của tình thương trong mỗi gia đình luôn cháy sáng, nối kết quá khứ, hiện tại, tương lai.

Cháu giờ đã trưởng thành, được chắp cánh bay xa nhưng luôn nhớ về bà, về bếp lửa của gia đình. Bếp lửa đã thành điểm nhớ, thành chỗ dựa tinh thần cho đứa cháu xa quê: Ôi kì lạ và thiêng liêng bếp lửa...

3.   Kết bài:

-     Bài thơ Bếp lửa mang một ý nghĩa triết lí sâu sắc: Những gì là kỉ niệm thân thiết của tuổi thơ đều có sức toả sáng, nuôi dưỡng tâm hồn, nâng đỡ con người trong hành trình dài rộng của cuộc đời.

-     Tình cảm gia đình là cơ sở vững chắc của tình yêu quê hương đất nước.

Nguồn: Nhungbaivanhay.net
0