05/06/2017, 11:18

Cơ Cấu Nền Kinh Tế (Địa Lý 10)

BÀI 26: GIẢI BÀI TẬP CƠ CẤU NỀN KINH TẾ (Bài 36 và 37 - Ban nâng cao) I. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI Giải bài tập 1 trang 102 SGK địa lý 10: Phân biệt các nguồn lực và ý nghĩa của từng loại đối với sự phát triển kinh tế. Trả lời * Nguồn lực là tổng thể vị trí địa lí, các nguồn tài nguyên thiên nhiên, ...

BÀI 26: GIẢI BÀI TẬP CƠ CẤU NỀN KINH TẾ (Bài 36 và 37 - Ban nâng cao) I. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI Giải bài tập 1 trang 102 SGK địa lý 10: Phân biệt các nguồn lực và ý nghĩa của từng loại đối với sự phát triển kinh tế. Trả lời * Nguồn lực là tổng thể vị trí địa lí, các nguồn tài nguyên thiên nhiên, hệ thống tài sản quốc gia, nguồn nhân lực, đường lối chính sách, vốn và thị trường... ở trong và ngoài nước có thể được khai thác để phục vụ cho sự phát triển kinh tế cùa một ...

BÀI 26: GIẢI BÀI TẬP CƠ CẤU NỀN KINH TẾ

(Bài 36 và 37 - Ban nâng cao)

I. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI

Giải bài tập 1 trang 102 SGK địa lý 10: Phân biệt các nguồn lực và ý nghĩa của từng loại đối với sự phát triển kinh tế.

Trả lời

* Nguồn lực là tổng thể vị trí địa lí, các nguồn tài nguyên thiên nhiên, hệ thống tài sản quốc gia, nguồn nhân lực, đường lối chính sách, vốn và thị trường... ở trong và ngoài nước có thể được khai thác để phục vụ cho sự phát triển kinh tế cùa một lãnh thổ nhất định.

* Phân biệt các nguồn lực:

- Theo nguồn gốc:

+ Vị trí địa lí: về tự nhiên, kinh tế - chính trị, giao thông.

+ Tài nguyên thiên nhiên: đất, khí hậu, nước, sinh vật, khoáng sản, biển.

+ Nguồn lực kinh tế - xã hội: dân cư và nguồn lao động, vốn, thị trường, khoa học.

- Theo phạm vi lãnh thổ:

+ Nguồn lực trong nước: gồm nguồn lực tự nhiên, nhân văn, tài sản quốc gia, đường lối chính sách...

+ Nguồn lực nước ngoài: khoa học - kĩ thuật - công nghệ, vốn, kinh nghiệm....

* Ý nghĩa của từng loại nguồn lực:

- Vị trí địa lí: Tạo thuận lợi hoặc gây khó. khăn trong việc trao đổi, tiếp cận hay cùng phát triển giữa các vùng trong nước và các quốc gia với nhau.

- Nguồn lực tự nhiên: Là cơ sở tự nhiên cùa các hoạt động sản xuất. Nó vừa phục vụ trực tiếp cho cuộc sống, vừa phục vụ phát triển kinh tế. Sự đa dạng và giàu có về tài nguyên là lợi thế quan trọng cho sự phát triển kinh tế.

- Nguồn lực kinh tế - xã hội đóng vai trò quan trọng để lựa chọn chiến lược phát triển phù hợp với điều kiện cụ thể của đất nước trong từng giai đoạn.

Tuy nhiên, không phải mọi quốc gia đều có đầy đủ các nguồn lực nói trên. Vì vậy, trong việc hoạch định chiến lược phát triển cùa mỗi nước cần phải xác định và đánh giá đúng nguồn lực của mình, biết khai thác và phát huy những lợi thế, đồng thời khắc phục những trở ngại cùa nguồn lực.

Giải bài tập 2 trang 102 SGK địa lý 10: Cho bảng số liệu:

CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ CÁC NHÓM NƯỚC, NĂM 2004

Khu vực

GDP (tỉ USD)

Trong đó

Nông - lâm - ngư nghiệp

Công nghiệp - xây dựng

Dịch vụ

Các nước thu nhập thấp

1253,0

288,2

313,3

. 651,5

Các nước thu nhập trung bình

6930,0

693,0

2356,2

3880,8

Các nước thu nhập cao

32715,0

654,3

8833,1

23227,6

Toàn thế giới

40898,0

1635,9

13087,9

25174,7

 

a) Hãy vẽ bốn biểu đồ hình tròn thể hiện cơ cấu ngành trong GDP.

b) Nhận xét về cơ cấu ngành kinh tế của các nhóm nước.

Trả lời

a) Vẽ biểu đồ

- Xử lí số liệu:

CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ CÁC NHÓM NƯỚC, NĂM 2004

Khu vực

Tổng

Trong đó

Nông - lâm - ngư nghiệp

Công nghiệp - xây dựng

Dịch vụ

Các nước thu nhập thấp

100,0

25

25

50

Các nước có thu nhập trung bình

100,0

11

38

51

Các nước có thu nhập cao

100,0

2

27

71

Toàn thế giới

100,0

4

32

64

 

 

 

Biểu đồ thể hiện cơ cấu ngành kinh tế các nhóm nước năm 2004

b) Nhận xét:

Cơ cấu ngành kinh tế của các nhóm nước có sự khác nhau:

- Các nước có thu nhập thấp: tỉ trọng nông nghiệp còn cao tương đương với tỉ trọng của công nghiệp, hai ngành này chiếm tới 50% GDP; ngành dịch vụ chiếm 50% GDP.

- Các nước có thu nhập trung binh: tỉ trọng nông nghiệp thấp (11%), công nghiệp khá (38%), dịch vụ cao nhất (51%).

- Các nước có thu nhập cao: Dịch vụ chiếm ưu thế.(71%), công nghiệp khá cao (32%), nông nghiệp chiếm tỉ trọng rất thấp (2%).

Giải bài tập 3 trang 102 SGK địa lý 10: Hãy nêu quan hệ giữa nguồn lực bên trong và nguồn lực bên ngoài.

Trả lời

- Nguồn lực bên trong và bên ngoài có mối quan hệ mật thiết với nhau. Đó là mối quan hệ hỗ trợ, hợp tác và bổ sung cho nhau.

+ Nguồn lực bên trong đóng vai trò quyết định với việc phát triển kinh tế - xã hội cùa mồi quốc gia, quyết định đến việc sử dụng các nguồn lực bên ngoài.

+ Nguồn lực bên ngoài đóng vai trò quan trọng, hỗ trợ, thúc đẩy việc sử dụng có hiệu quả nguôn lực trong nước.

- Mối quan hệ giữa chúng còn thể hiện ở chỗ, một quốc gia muốn có sức mạnh tồng hợp để phát triển đất nước luôn cố gẳng kết hợp hai nguồn lực này. 

 

II. Kiến thức khoa học

1.

2. Bản chất của cơ cấu kinh tế là gì? Thế nào là một cơ cấu kinh tế hợp lí?

a. Bản chất của cơ cấu kinh tế

Cơ cấu kinh tế là tổng thể các ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế có quan hệ hữu cơ tương đối ổn định hợp thành.

Bản chất của cơ cấu kinh tế thể hiện ở ba khía cạnh chù yếu sau:

- về phương diện hệ thống, đó là phạm trù tổng thể và bộ phận. Một hệ thống bao gồm nhiều phân hệ nhỏ hơn. Nhưng điều đó không có nghĩa là chỉ cần cộng các phân hệ lại là có được hệ thống. Vi thế, cơ cấu kinh tế trước hết là tổng thể với tư cách là một chỉnh thể. Trong chỉnh thể đó bao gồm nhiều bộ phận như các nhóm ngành và các yếu tố cấu thành hệ thống kinh tế của mỗi quốc gia.

- Trong tổng thể nền kinh tế của một nước, các nhóm ngành và các yếu tố cấu thành hệ thống kinh tế được sắp xếp theo một số lượng và tỉ lệ nhất định. Việc sắp xếp nếu thực hiện khách quan, khoa học, phù hợp với xu thế thời đại thì nước đó sẽ có cơ cấu kinh tế hợp lí và ngược lại.

' - Các nhóm ngành và các yếu tố cấu thành hệ thống kinh tế không hoạt động đơn lẻ độc lập mà có mối quan hệ tác động qua lại với nhau.

b. Cơ cấu kinh tể hợp lí

Đỏ là cơ cấu kinh tế có khả năng tạo ra quá trình tái sản xuất mở rộng nền kinh tế và thỏa mãn các yêu cầu như:

- Phù hợp với các quy luật khách quan về tự nhiên, kinh tế, chính trị, xã hội.

- Thể hiện được khả năng sử dụng có hiệu quà các nguồn lực để có thể hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới, tiến tới sự phát triển bền vững.

- Gắn với xu thế chung cùa khu vực và thế giới.

3. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế

Cơ cấu ngành kinh tế là phạm trù động, nó luôn luôn thay đổi theo từng thời kì phát triển. Chính sự thay đổi các yếu tố cấu thành cơ cấu dẫn đến sự phá vỡ tính ổn định và cân đối của nó, rồi lại được điều chỉnh để tạo ra tính ổn định và cân đối mới. Quá trình thay đổi của cơ cấu ngành từ trạng thái này sang trạng thái khác ngày càng hoàn thiện hơn, phù hợp với môi trường và điều kiện phát triển gọi là sự chuyển dịch cơ cấu ngành.

Chuyển dịch cơ cấu ngành không chỉ là thay đổi về số lượng ngành, tỉ trọng mỗi ngành mà còn là sự thay đổi về vị trí, tính chất mối quan hệ trong nội bộ cơ cấu ngành. Việc chuyển dịch cơ cấu ngành phải dựa trên cơ cấu hiện có và nội dung cùa chuyển dịch là cải tạo cơ cấu cũ, lạc hậu, chưa phù hợp để xây dựng cơ cấu mới tiên tiến, hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong thời đại mới.

Chuyển dịch cơ cấu ngành có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Nó giúp nền kinh tế phát triển với tốc độ nhanh và ổn định. Trong nền kinh tế hội nhập quốc tế và khu vực ngày càng phát triển thì việc lựa chọn và chuyển dịch hợp lí cơ cấu ngành thể hiện được các lợi thế tương đối và khả năng cạnh tranh cùa một quốc gia trong nền kinh tế toàn cầu, là cơ sở cho sự chủ động tham gia và thực hiện hội nhập thẳng lợi.

 

0