28/05/2017, 19:44

Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ là bóng hay là hình

Đề bài: Chuyện người con gái Nam Xương là một trong những tác phẩm hay nhất của tác giả Nguyễn Dữ, nằm trong tập Truyền kì mạn lục. Tác phẩm xoay quanh người con gái tên là Vũ Thị Thiết, quê ở Nam Xương, là người con gái dịu hiền, nết na nhưng Vũ Thị Thiết lại có số phận bi thảm, phải ôm mối oan ...

Đề bài: Chuyện người con gái Nam Xương là một trong những tác phẩm hay nhất của tác giả Nguyễn Dữ, nằm trong tập Truyền kì mạn lục. Tác phẩm xoay quanh người con gái tên là Vũ Thị Thiết, quê ở Nam Xương, là người con gái dịu hiền, nết na nhưng Vũ Thị Thiết lại có số phận bi thảm, phải ôm mối oan khuất mà chết. Vũ Thị Thiết, người con gái quê ở Nam Xương, tính tình thùy mị nét na, tư dung tốt đẹp. Nàng là vợ của Trương Sinh, một người đàn ông nóng nảy, lại ít ...

Đề bài:

Chuyện người con gái Nam Xương là một trong những tác phẩm hay nhất của tác giả Nguyễn Dữ, nằm trong tập Truyền kì mạn lục. Tác phẩm xoay quanh người con gái tên là Vũ Thị Thiết, quê ở Nam Xương, là người con gái dịu hiền, nết na nhưng Vũ Thị Thiết  lại có số phận bi thảm, phải ôm mối oan khuất mà chết.

Vũ Thị Thiết, người con gái quê ở Nam Xương, tính tình thùy mị nét na, tư dung tốt đẹp. Nàng là vợ của Trương Sinh, một người đàn ông nóng nảy, lại ít học, đa nghi. Cuộc sống vợ chồng có lẽ vẫn thế êm đẹp nếu không có một ngày Trương Sinh bị gọi đi lính. Cuộc chia li này khiến cho con xa cha, vợ xa chồng nhưng trên hết cuộc chia li này cũng chính là nguồn gốc gây ra mối oan khuất cuả Vũ Nương.

Vũ Thị Thiết là người vợ thủy chung, hết lòng yêu thương chồng, khác với những người phụ nữ khác,mong muốn chồng khi về mang theo ấm phong hầu, còn với nàng, điều quan trọng nhất chính là sự bình yên của Trương Sinh, để gia đình sớm được đoàn tụ “Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong đeo được ấm phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ mong ngày về mang được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi….”

Vũ Thị Thiết ở nhà nuôi dạy con thơ, chăm sóc mẹ chồng đau ốm, nàng coi mẹ Trương Sinh như chính mẹ đẻ của mình, để chạy chữa cho bà, nàng đã hết lòng thuốc thang, lễ bái thần phật, nói những lời ngọt ngào khôn khéo khuyên lơn. Sự tận tình, hiếu nghĩa của nàng được chính người mẹ chồng công nhận “….sau này trời xanh kia quyết không phụ con, như con chẳng phụ mẹ”.

Để cho đứa con trai cảm nhận được đầy đủ tình cảm của cha lẫn mẹ mà không bị tủi thân, thiếu thốn so với những đứa trẻ khác, Vũ Thị Thiết đã chỉ vào bóng mình trên tường và nói đó chính là cha của Đản, đây chính là ngọn nguồn của ngọn lửa ghen tuông, nguyên nhân dẫn đến cái chết oan khuất của nàng. Đứa bé ngây thơ tin theo lời mẹ nói, tưởng đó là cha mình, bởi vậy mà khi Trương Sinh trở về, gia đình đoàn tụ thì nàng chưa kịp cảm nhận được hạnh phúc của sự sum họp đã phải đối diện với nỗi đau khổ lớn nhất của đời mình.

Đứa trẻ ngây thơ nên khi Trương Sinh hỏi đã nói về một người cha nào đó đêm nào cũng đến “Ô hay! Thế ra ông cũng là cha tôi ư? Ông biết nói không như cha tôi trước kia chỉ im thin thít”. Nghe những lời nói ngây thơ của con, lại vốn tính nõng nảy, đa nghi, Trương Sinh nghi ngờ Vũ Nương đã phản bội mình nên Trương Sinh đã la mắng, đánh đuổi và không nghe bất cứ lời giải thích nào của Vũ Nương.

Bị chồng nghi ngờ không thủy chung, là người đần bà hư hỏng. Vũ Thị Thiết đã vô cùng đau khổ, không còn cách nào để khác, nàng đã trầm mình xuống dòng sông Hoàng Giang mà tự vẫn. Trước khi trầm mình nàng đã ngửa mặt lên trời và cầu xin sự chứng giám của đất trời “Kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu, chồng con rẫy bỏ, điều đâu bay buộc, tiếng chịu nhuốc nhơ. THiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống đất xiin làm cỏ Ngu mĩ. Nhược lòng bằng chim dạ cá, lừa chồng dối con xin làm mồi cho cá tôm, trên xiin làm cơm cho diều quạ, và xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ”.

Sau này, dù được minh oan, gặp lại Trương Sinh nhưng Vũ Nương cũng mãi mãi không thể trở về, còn TRương Sinh mang theo niềm ân hận vì đã vu oan cho vợ. Cảm thương cho thân phận nàng Vũ Nương thủy chung  son sắc nhưng phải chịu nỗi oan khiên bị nghi oan, vua Lê Thánh Tông đã làm bài thơ “lại viếng Vũ Thị” để tỏ lòng thương tiếc:

“Nghi ngút đầu ghềnh tỏa khó hương

Miếu ai như miếu vợ chàng Trương

Bóng đèn dầu nhẫn đừng nghe trẻ

Cung nước chi cho lụy đến nàng

Chứng quả đã đôi vầng nhật nguyệt

Giải oan mấy lọ mấy đàn tràng

Qua đây bàn bạc mà chơi vậy

Khá trách chàng Trương khéo phũ phàng”.

 

TỪ KHÓA TÌM KIẾM

VŨ NƯƠNG

VU NUONG

CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG

TRƯƠNG SINH

0