28/05/2017, 19:44

Giới thiệu Truyện Kiều của Nguyễn Du

Đề bài: Em hãy viết một đoạn văn giới thiệu về tác phẩm Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du Nguyễn Du là một tác giả lớn của nền văn học Việt Nam thời kì trung đại (cuối thế kỉ XVIII, nửa đầu thế kỉ XIX) với những đóng góp to lớn của mình với nền văn học, ông được mệnh danh là đại thi hào của dân ...

Đề bài: Em hãy viết một đoạn văn giới thiệu về tác phẩm Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du Nguyễn Du là một tác giả lớn của nền văn học Việt Nam thời kì trung đại (cuối thế kỉ XVIII, nửa đầu thế kỉ XIX) với những đóng góp to lớn của mình với nền văn học, ông được mệnh danh là đại thi hào của dân tộc. Trong tất cả những tác phẩm của ông, giá trị nhất, đồ sộ nhất có thể kể đến, đó chính là tác phẩm Đoạn trường tân thanh, hay chúng ta thường biết đến với tên gọi ...

Đề bài: Em hãy viết một đoạn văn giới thiệu về tác phẩm Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du

Nguyễn Du là một tác giả lớn của nền văn học Việt Nam thời kì trung đại (cuối thế kỉ  XVIII, nửa đầu thế kỉ XIX) với những đóng góp to lớn của mình với nền văn học, ông được mệnh danh là đại thi hào của dân tộc. Trong tất cả những tác phẩm của ông, giá trị nhất, đồ sộ nhất có thể kể đến, đó chính là tác phẩm Đoạn trường tân thanh, hay chúng ta thường biết đến với tên gọi phổ biến khác đó chính là Truyện Kiều.

Truyện Kiều là tác phẩm truyện Nôm tiêu biểu nhất của văn học Trung đại Việt Nam. Truyện Kiều được NGuyễn Du viết dựa trên cốt truyện của tác phẩm văn xuôi Kim Vân Kiều truyện của tác giả Thanh Tâm Tài Nhân người Trung Quốc. Tuy nhiên, đây là sự vay mượn có sáng tạo. Nguyễn Du đã có sự cải biên cả về hình thức tác phẩm, nội dung cũng có sự thêm thắt, cắt bớt cho phù hợp với bối cảnh cũng như tính cách của nhân vật. Do vậy mà tác phẩm Truyện Kiều không những không bị ảnh hưởng bởi cái bóng Kim Vân Kiều truyện mà còn vươn xa hơn, khiến cho Truyện Kiêu trở thành một kiệt tác nhiều người biết đến.

Truyện Kiều kể về một người con gái tài sắc nhưng có số phận bất hạnh là Vương thúy Kiều. Tác phẩm truyện Kiều gồm có ba phần chính. Phần thứ nhất là đính ước và gặp gỡ. Trong phần đầu tiên, Nguyễn Du đã kể về Thúy Kiều, một người thiếu nữ tài sắc vẹn toàn, con gái đầu lòng trong gia đình trung lưu lương thiện, sống trong cảnh “êm đềm chướng rủ màn che, bên cạnh cha mẹ và hai em là Thúy Vân và Vương Quan.

Trong buổi du xuâ, Thúy Kiều đã gặp gỡ Kim Trọng, giữa hai người đã chớm nở mối tình đẹo. Kim Trọng đến ở trọ cạnh nhà của Thúy Kiều, nhân việc trả chiếc thoa rơi, Kim Trọng đi gặp Kiều bày tỏ tâm tình, hai người đã chủ độn, tự do đính ước với nhau. Phần thứ hai chính là Gia biến và lưu lạc. Trong khi Kim Trọng về quê chịu tang cú, gia đình Kiều đã bị mắc oan, Kiều nhờ Vân trả nghĩa cho Kim Trọng, còn nàng thì bán mình chuộc cha. Thúy Kiều bị bọn buôn người là Mã Giám Sinh, Tú Bà, Sở Khanh lừa gạt, đẩy vào lầu xanh.

Sau đó nàng được Thúc Sinh, một khách làng chơi hào phóng cứu vớt khỏi cuộc đời kĩ nữ. Nhưng rồi Kiều bị vợ cả của Thúc Sinh là Hoạn Thư ghen tuông, đày đọa. Sau đó Kiều gặp Từ Hải, một người anh hùng đầu đội trời, chân đạp đất. Từ Hải lấy Kiều và giúp nàng báo ân báo oán. Do mắc lừa Hồ Tôn Hiến, Từ Hải bị giết, Thúy Kiều phải hầu đàn, hầu rượu Hồ Tôn Hiến rồi bị ép gả cho viên thổ quan. Đau đớn, tủi nhục Kiều đã trẫm mình xuống sông Tiền Đường. Nhưng nàng được sư Giác Duyên cứu lần thứ hai và sống nương nhờ cửa Phật.

Phần thứ ba là phần đoàn tụ. Sau nửa năm chịu tang chú ở Liêu Dương, Kim Trọng trở lại tìm Kiều. Hay tin gia đình Kiều bị tai biến và nàng phải bán mình chuộc cha, chàng đau đớn vô cùng. Tuy kết duyên với Thúy Vân nhưng Kim Trọng chẳng thể nào nguôi được nỗi nhớ Thúy Kiều. Nhờ gặp được sư Giác Duyên, Kim, Kiều tìm được nhau, gia đình đoàn tụ. Chiều ý mọi người, Thúy Kiều nối lại duyên với Kim Trọng nhưng cả hai cùng nguyện ước “duyên đôi lứa cũng là duyên bạn bầy”.

Về nội dung, truyện Kiều có hai giá trị lớn đó chính là giá trị hiện thực và giá trị  nhân đạo. Truyện Kiều là bức tranh hiện thực về xã hội bất công, tàn bạo, là tiếng nói cảm thương trước số phận bi kịch của con người, tiếng nói lên án, tố cáo thế lực xấu xa của xã hội.

 

TỪ KHÓA TÌM KIẾM

TRUYỆN KIỀU

TRUYEN KIEU

GIÁ TRỊ NHÂN VĂN

GIÁ TRỊ NHÂN ĐẠO TRONG TRUYỆN KIỀU

0