Chơi và nuôi chim yến phụng
phụng là loại chim thuộc bộ vẹt, xuất xứ từ châu Úc, tên khoa học là Melopsittacus undulatus. Ngoài thiên nhiên yến phụng là loài chim nhỏ không có khả năng chiến đấu tự vệ, cách duy nhất bảo vệ chúng khỏi sự truy đuổi của các loài chim săn mồi khác là tốc độ bay nhanh và khả năng ngụy trang cho ...
phụng là loại chim thuộc bộ vẹt, xuất xứ từ châu Úc, tên khoa học là Melopsittacus undulatus. Ngoài thiên nhiên yến phụng là loài chim nhỏ không có khả năng chiến đấu tự vệ, cách duy nhất bảo vệ chúng khỏi sự truy đuổi của các loài chim săn mồi khác là tốc độ bay nhanh và khả năng ngụy trang cho giống với môi trường xung quanh, cụ thể là bộ lông của chúng phải có màu xanh lá cây viền nâu đen để dễ dàng lẩn vào các tán lá. Những cá thể màu vàng đôi khi cũng xuất hiện ngoài thiên nhiên, là một sự đột biến gen sắc tố, nhưng chúng nhanh chóng bị tiêu diệt vì bộ lông sặc sỡ quá lộ liễu so với đồng loại.
Một trong những điểm thu hút của yến phụng khiến nhiều người chọn nuôi chúng là tính tình dịu dàng và khả năng làm quen đến mức thân mật và tin tưởng tuyệt đối của chúng với các thành viên trong gia đinh.
So với nhiều loài chim bộ vẹt, yến phụng là loài chim tương đối dễ ghép cặp. Trải qua nhiều thế hệ lai tạo và nuôi nhốt, ngày nay người ta có thể dễ dàng lựa chọn bất kì màu sắc nào để ghép với nhau và cho sinh sản. Nhưng có thể nhận thấy rằng những màu sắc nguyên thủy sẽ dễ dàng bắt cặp hơn, bản năng làm cha mẹ của chim cũng cao hơn những màu lai tạo khác.
Yến phụng có rất nhiều màu: xanh, tím, vàng, trắng… trong đó có 2 loại mang màu sắc hoang dã trong tự nhiên là vàng mắt đỏ và trắng mắt đỏ. Chim yến phụng
Lựa chọn chim yến phụng
Trên thị trường hiện nay có nhiều cửa hàng chim cảnh bán yến phụng với nhiều màu sắc: xanh, tím, vàng, trắng…
Nếu bạn nuôi chơi thì chỉ cần chọn một cặp nào ưng ý, nhưng nếu nuôi sinh sản thì không nên chọn những cặp chim có bộ lông màu vàng, hoặc trắng, mắt màu đỏ, vì hai loài này có xu hướng đẻ ít hơn các loài khác.
Nên lựa bắt những con “tơ”, tức là chim lứa mới ra. Đặc điểm nhận biết của chim tơ là mắt tròn, to, đen láy, linh hoạt, chân hồng hào, thân hình gọn gàng, chắc gọn, khi bắt trên tay thấy ít giãy giụa, ít cắn. Không nên chọn những con mà mắt có nhiều tròng trắng, chân màu xám, xù xì, thân hình mập, hay đứng xù lông, hoặc cứ bám vào vách lồng, lông đuôi không còn đủ… vì những con chim này có thể là chim già hoặc có vấn đề về sức khỏe.
Muốn phân biệt yến phụng trống – mái, bạn nhìn vào mũi chim: ở chim non, mũi con trống có màu hồng tươi, còn mũi chim mái thì trắng đục như lòng trắng trứng luộc. Khi chim đã trưởng thành, ở những con trống sẫm màu (xanh lá cây, xanh dương, tím, nâu, xám…) mũi chúng chuyển sang xanh dương sẫm, còn ở những con trống màu nhạt (vàng tinh, trắng tinh, vàng bông, trắng bông – vàng, trắng pha đốm xanh, xám, tím…) thì mũi chúng vẫn giữ màu hồng tươi như khi còn nhỏ. Chim mái trưởng thành thì mũi có màu trắng bẩn ngả nâu.
Nếu muốn mua một đôi chim đẻ, tốt nhất là bạn nên đến các trại chim, hỏi mua cả cặp (không nên thấy con này con kia đẹp mà đòi tách nó ra), và nhớ là chỉ mua cặp nào đang nuôi con, nếu mua cặp đang ấp, đem về nhà có thể chim sẽ bỏ ấp.
Lồng nuôi yến phụng
Chim yến phụng thể tạng không lớn lắm, nhưng lồng nuôi nên rộng rãi để cho chúng bay nhảy thoải mái, hơn nữa, nuôi yến phụng thường nuôi một cặp nên lồng phải đủ rộng cho cặp chim vận động. Những người có kinh nghiệm nuôi yến phụng khuyên nên chọn lồng có kích thước 80cm x 40cm x 40cm để nuôi một cặp chim. Như thế đảm bảo chim sẽ khỏe mạnh.
Sau khi mua chim về, cần phải nhẹ nhàng thả vào lồng, tránh làm chúng hoảng sợ.
Trong lồng phải treo nhiều “đồ chơi” như vòng (để chim đánh đu), nhánh cây (để chim leo trèo). Lồng chim phải đặt nơi yên tĩnh, ít chó mèo qua lại, ít nắng chiếu trực tiếp, và không bị gió lùa, mưa hắt.
Thức ăn cho yến phụng
Một số người nuôi yến phụng thường cho chim ăn kết hợp thóc (lúa) và kê, theo tỷ lệ 1:1. Khi chim sinh sản thì tăng thêm kê (tỷ lệ 1 thóc: 1,5 kê) và thỉnh thoảng cho ăn ngô non để chim nuôi con. Ngoài ra, phải cho chim ăn thêm rau xanh, như xà lách, rau muống. Khi cho chim ăn rau, bạn cần chọn và ngâm rửa kĩ thật kỹ, vì chim dễ bị ngộ độc dẫn đến tiêu chảy.
Giai đoạn chim chuẩn bị sinh sản cũng cần bổ sung một sổ khoáng chất vi lượng như canxi, magiê, sắt… để chim non sau này được cứng cáp, khỏe mạnh.
Tắm cho yến phụng
Yến phụng rất thích tắm. Khoảng 3 ngày một lần, bạn để một đĩa nước nhỏ, có pha thêm chút muối vào lồng, để chim tắm mát, và ngừa rận mạt.
Vệ sinh cho yến phụng
Phân yến phụng không hôi như phân gà vịt, nhưng cứ 2 ngày một lần bạn nhớ thay vỉ phân bên dưới đi, để lâu vừa mất vệ sinh vừa là nguồn gốc bệnh tật.
Phòng trị bệnh cho yến phụng
Yến phụng dễ bị tiêu chảy nếu ăn phải thức ăn kém chất lượng hoặc nhiễm độc. Khi bị tiêu chảy phân chim có mùi rất hôi. Ngoài thị trường có nhiều nơi bán thuốc trị tiêu chảy dùng cho chim, nếu bị nhẹ thì để một hai ngày cũng tự khỏi, nhưng tốt nhất là bạn nên cẩn thận khi chuẩn bị thức ăn cho chim, rau quả trước khi cho chúng ăn phải ngâm rửa thật sạch sẽ.
Chim nuôi sinh sản cần vệ sinh ổ đẻ thật sạch để hạn chế cho chim khỏi bị mạt cắn. Để phòng ngừa mạt bạn nên dùng ổ đẻ có máng phân, nuôi chim trong lồng sắt để hạn chế mạt. Ngoài ra cũng cần lưu ý, không nuôi chim ở gần chuồng gà, để tránh mạt lan sang.