23/05/2018, 15:26

Tản mạn về thú chơi gà cảnh

Gà cảnh là những loại gà có hình dáng đẹp và gáy hay. Gọi là gà cảnh vì người chơi thường chú trọng đến màu sắc, hình dáng và tiếng gáy mà không quan tâm đến chất lượng thịt. Bình quân một con gà cảnh trưởng thành chỉ nặng từ 400 – 800g nhưng giá trị kinh tế lại rất cao. Tùy theo hình thể và sắc ...

Gà cảnh là những loại gà có hình dáng đẹp và gáy hay. Gọi là gà cảnh vì người chơi thường chú trọng đến màu sắc, hình dáng và tiếng gáy mà không quan tâm đến chất lượng thịt. Bình quân một con gà cảnh trưởng thành chỉ nặng từ 400 – 800g nhưng giá trị kinh tế lại rất cao. Tùy theo hình thể và sắc màu mà người nuôi đặt cho chúng nhiều tên gọi khá ấn tượng như: chuối tuyết, chuối vàng, chuối ô, chuối bông, chuối tuyết bướm, nhạn Thái, cú Thái, nhạn Mã Lai, điều, lửa, bông đen, tàu vàng…

Đa phần người chơi gà cảnh hiện nay thường sưu tầm và phát triển các giống gà có nguồn gốc từ Thái Lan, Malaysia, đặc biệt là gà Tân Châu – Việt Nam.

Hiện nay, đa số người nuôi đều thích con chuối tuyết (mình trắng, đuôi đốm đen); chuối ô; điều Tân Châu và nhạn Mã Lai. Đây là những giống có màu lông trắng muốt, đen, tía, bông, vàng hoặc pha trộn, chân lùn, mào to, tích to, đuôi xòe và thẳng đứng. Đặc biệt những con trống có cựa dài, linh hoạt, háo chiến và tiếng gáy lảnh lót, vang xa, cao vút.

Cách chăm sóc gà cảnh cũng giống như gà tre. Thức ăn chính của chúng là lúa hoặc thực phẩm hỗn hợp và bổ sung thêm rau xanh. Chuồng nuôi phải cao ráo, đủ ánh sáng và bảo đảm vệ sinh an toàn. Trứng gà sau khi đẻ có thể cho ấp bằng máy cải tiến hoặc nhờ những con gà ấp giỏi ấp thay. Đặc biệt gà con mới nở phải được chủng ngừa và sưởi ấm. Tốt nhất là nên cho ăn thêm mối hoặc côn trùng để tăng sức đề kháng.

Việc cảnh trở nên gắn bó và hình thành nên một nét riêng trong văn hóa dân gian. Nhất là trong các dịp lễ Tết, ngày hội. Một số nhóm người thường tổ chức các cuộc thi gà cảnh để làm thú vui. Việc nuôi gà làm cảnh ở nước ta chủ yếu là gà tre. Vì vậy, việc thuần dưỡng gà tre thành một con gà đẹp, độc đáo hoặc đấu giỏi là một nghề mang tính nghệ thuật.

ga canh

Ngày nay, nhiều nhà nuôi gà tre như một loại hình sinh vật cảnh. Người nuôi có thể thả chúng đi trong sân, vườn, cho chúng đậu trên một cành cây hoặc nhốt trong chiếc lồng treo trước sân nhà để nghe chúng gáy và xem chúng nhảy nhót như chim.

Nuôi gà cảnh vừa là một thú vui nhàn rỗi vừa tăng thêm thu nhập cho gia đình. Do vậy mà hiện nay nhiều người đã tận dụng đất trông để làm chuồng trại nuôi với quy mô từ vài chục đến hàng trăm con.

Chăm sóc bộ lông cho gà cảnh

Bộ lông có vai trò quyết định đối với vẻ đẹp gà cảnh. Thực tế cho thấy để gà có bộ lông đẹp (màu sắc sáng sủa, óng mượt và dài) ngoài yếu tố bẩm sinh thì kỹ thuật chăm sóc có vai trò rất lớn. Ví dụ điển hình nhất là gà mua từ chủ trước lông rất đẹp, sang chủ sau lông bèo nhèo hoặc lông mùa sau lại kém hơn lông mùa trước (trừ vài trường hợp ngoại lệ: bệnh tật, chấn thương, hay quá già).

Kinh nghiệm về chăm bộ lông thì có nhiều, tuy nhiên kinh nghiệm việc chăm bộ lông gà cảnh hiện rất ít và tản mác. Bên cạnh đó việc chăm bộ lông gà cảnh và có nhiều điểm khác nhau.

Sau đây là một số kinh nghiệm chăm sóc bộ lông gà cảnh:

– Cần có chế độ dinh dưỡng hằng ngày, chế độ dinh dưỡng lúc , lúc gà đạp nhiều mái một cách phù hợp. Xem xét loại thức ăn có lợi cho sự phát triển của bộ lông và cách dùng.

– Xem xét các yếu tốvận động, ánh sáng đã phù hợp hay chưa.

– Gà trống nuôi nhốt hay gặp hiện tượng lông cổ bị xoăn, và lông đuôi có “ngấn”, vì vậy cần chú ý tới chuồng nuôi sao cho gà cảm thấy thoải mái nhất.

– Biết cách tắm cho gà.

Cách giống gà cảnh được nhiều người ưa chuộng

Gà sao: Mình gà màu đen tuyền, điểm chấm trắng tròn đều đặn, trải dọc từ cổ xuống đuôi; dáng vừa phải.

Gà tre Thái Lan: nhỏ hơn cả gà tre Việt Nam, mỗi con chỉ nặng 500 – 800g. Thoạt nhìn, loại gà này hơi giống gà trống Việt Nam nhưng dáng thanh, gọn hơn; bộ lông rất óng, mượt. Cựa gà có 2 màu đen hoặc vàng.

Gà tre Tân Châu: có vóc dáng gần giống với gà rừng như nhỏ con, thấp, trọng lượng tối đa chỉ đạt mức trên dưới 700 – 800g.

Gà Tây Ban Nha: đầu có bông, là một nhúm lông xù lên rất đẹp; lông trên thân có 2 màu trắng hoặc trắng điểm bông vàng. Trọng lượng trung bình 700g.

Gà chabo Nhật Bản: chân ngắn và thân tròn, đuôi hướng thẳng lên trên một cách duyên dáng phía sau đầu.

Gà lông xù Nhật Bản: mình khá nhỏ, chỉ khoảng 500g; bộ lông màu trắng lúc nào cũng dựng nghiêng một góc chừng 45 độ, y như chó xù Nhật, có thể nuôi trong nhà.

Gà phượng hoàng: là giống gà đuôi dài, chiều dài của đuôi ít nhất cũng phải 2m. Gà trống nặng khoảng 1800g, gà mái 1350g. Có thể nói rằng đây là giống gà đẹp nhất trong số các giống gà cảnh.

Gà Châu Phi: màu sắc sặc sỡ, cựa xanh, có 2 sọc đỏ, hai bên mép có những chòm râu dài. Trọng lượng khoảng 1,2 – 1,5kg.

Ngoài ra còn một số giống khác như gà Angola lông đen tuyền; gà Indonesia lông đuôi đứng thẳng, cao gần bằng đầu; gà New Zealand…

Phòng trị bệnh cho gà cảnh

Bệnh tích

Manh tràng sứng to, chân đầy máu. Ruột sưng to. Trong đường tiêu hóa có dịch nhầy và máu.

Cần vệ sinh phòng bệnh chặt chẽ, đặc biệt không để nền chuồng, chất đọng làm chuồng ẩm ướt. Dùng thuốc trộn vào thức ăn hay pha nước, uống cho gà. Sử dụng một trong các loại thuốc sau (dùng trong 3 ngày) Anticoc 1g/1 lít nước. Baycoc 1ml/ 1 lít nước.

Bệnh thương hàn

Do vi khuẩn gây ra, bệnh có thể truyền trực tiếp từ gà mẹ sang gà con và cũng có thể nhiễm gián tiếp qua thức ăn, nước uống bị nhiễm mầm bệnh. Triệu chứng, gà ủ rũ, phân trắng loãng, hôi thối. Gà đẻ trứng giảm, trứng méo mó, mào tái nhợt nhạt hoặc teo.

Bệnh Cầu trùng

Nguyên nhân gây bệnh do gà ăn phải thức ăn, uống nước có lẫn các noãn bào. Bệnh dễ lây truyền từ nơi này sang nơi khác do người, súc vật… vô tình mang các noãn bào này đi xa. Tốc độ sinh sản nhanh của các cầu trùng khiến bệnh dễ bộc phát.

Bệnh cầu trùng thường làm tăng tỷ lệ tử vong cho gà nhỏ, gà phát triển chậm, yếu, dễ bị bội nhiễm các bệnh khác. Mức độ gây bệnh tùy thuộc vào phương thức nuôi.

Gà bị bệnh thường ủ rũ, xù lông, chậm chạp, phân đỏ hoặc sáp nhiều khi có máu tươi.

Để phòng ngừa bệnh cần cho gà ăn uống hợp vệ sinh.

Bệnh dịch tả

Bệnh do virus gây ra, lây lan mạnh. Chủ yếu lây qua đường tiêu hóa, tuy nhiên bệnh cũng có thể lây qua dụng cụ chăn nuôi. Gà mọi lứa tuổi đều mắc bệnh.

Trong giai đoạn đầu bệnh xuất hiện đột ngột, gà chết nhanh không biểu hiện rõ triệu chứng. Thường rụt cổ, ngoẹo đầu vào cánh, ủ rũ, nhắm mắt mê man bất tỉnh, sau đó chết. Khó thở, nhịp thỏ tăng, hắt hơi (con vật há mồm, vươn cổ thở). Tiêu chảy phân màu xanh – trắng, diều căng đầy hơi. Một số con chảy dịch nhờn ở mắt, mũi. Tích, mào tím xanh. Nếu sau 4 – 5 ngày gà không chết, sẽ xuất hiện triệu chứng thần kinh: Gà vận động tròn theo một phía, đi đứng không vững.

Những gà bị bệnh kéo dài sẽ chuyển sang thể mãn tính. Triệu chứng chủ yếu ở đường hô hấp, thở khò khè, kém ăn, giảm đẻ… Gà trở thành vật mang trùng. Tỷ lệ chết 10%.

Phòng bệnh chủ yếu là bằng vắc xin. Để điều trị bệnh dùng các thuốc tăng sức đề kháng như vitamix, vit-plus, …

0