Phương pháp để xác định giới tính ở gia cầm 01 ngày tuổi
Trong chăn nuôi gia cầm hiện đại có rất nhiều phương pháp để xác định giới tính ở gia cầm 01 ngày tuổi, nhưng cho đến nay một số phương pháp vẫn còn đang trong giai đoạn thử nghiệm. Ngành chăn nuôi gia cầm có lịch sử phát triển lâu đời và đã nhanh chóng đạt được những thành tựu khoa học công ...
Trong chăn nuôi gia cầm hiện đại có rất nhiều phương pháp để xác định giới tính ở gia cầm 01 ngày tuổi, nhưng cho đến nay một số phương pháp vẫn còn đang trong giai đoạn thử nghiệm.
Ngành chăn nuôi gia cầm có lịch sử phát triển lâu đời và đã nhanh chóng đạt được những thành tựu khoa học công nghệ vượt trội. Để có được lợi nhuận cao trong chăn nuôi, các nhà khoa học đã tính đến phải loại bớt những con trống không có hiệu quả từ các dòng chuyên dụng hướng trứng và nuôi tách riêng con trống và con mái để dễ kiểm soát khối lượng đối với các dòng kiêm dụng và chuyên thịt.
Trong chăn nuôi gia cầm hiện đại có rất nhiều phương pháp để xác định giới tính ở gia cầm 01 ngày tuổi, nhưng cho đến nay một số phương pháp vẫn còn đang trong giai đoạn thử nghiệm.
Tại Nhật Bản, nhà khoa học Masui chuyên nghiên cứu về lĩnh vực này đã sáng chế ra một dụng cụ quang học. Dụng cụ này đã được trình bày năm 1951 ở Hội nghị gia cầm thế giới lần thứ 9 tại Paris (Cộng hoà Pháp) và tại châu Mỹ năm 1952. Phát minh mới này được coi là cuộc cách mạng của ngành gia cầm thế giới. Với dụng cụ này người ta chọn được chính xác tới 99% trong 50 giờ. Loại máy soi quang học này được chế tạo hàng loạt tại nhiều nước với mẫu mã đa dạng, phong phú.
Các Nhà nghiên cứu của Nhật Bản gồm: Kiyoshi Masui, Duyro Harinoto, Isamu Ohno đã tìm ra phương pháp chọn bằng mắt thường (chọn quan sát nốt sinh dục) từ năm 1933. Sự hợp tác của 3 nhà khoa học trên đã cho ra đời phương pháp chọn trống mái mới hiệu quả hơn. Sau thời gian sử dụng, phương pháp mới này được bổ sung hoàn thiện hơn cùng với sự tham gia của một số nhà khoa học khác như: Sasuhi, Canfield và đã phát minh ra phương pháp chọn trống mái bằng việc kiểm tra nốt sinh dục (hay còn gọi là phương pháp Nhật Bản). Phương pháp mới này được người chăn nuôi trên thế giới đón nhận nhờ ý nghĩa vô cùng to lớn của nó. Phương pháp này đã lan đến Mỹ sau đó đến Canada.
Nhược điểm duy nhất của phương pháp này là khó, mất nhiều thời gian để nắm bắt kỹ thuật, đòi hỏi nhiều công sức và điều kiện đặc biệt như: tình trạng sức khoẻ, thị lực, tính bền bỉ, số lượng chọn, thời gian chọn…. của người chọn, khó đạt được độ chính xác đến 100% đối với gà 01 ngày tuổi.
Theo Saoslow Olav Horbanczuk (2002), khi xác định giới tính gia cầm thường dựa trên cơ sở những khác biệt về cấu trúc cơ quan sinh dục ngoài. Với mục đích này người ta lộn lồ hậu môn (lồ huyệt) ra. Dương vật có hình tròn và màu đỏ, còn của con mái xẹp hơn, cạnh hơi dẹt và có màu nhạt hơn. Những vấn đề này sẽ được trình bày trong các bài tiếp theo.
Tầm quan trọng của việc chọn trống mái gia cầm
Đối với gia cầm chuyên dụng hướng trứng
Giảm được 1/2 chi phí cho:
– Diện tích chuồng nuôi, mật độ nuôi.
– Tiền vacxin, thuốc thú y phòng bệnh.
– Công chăm sóc nuôi dưỡng phòng bệnh cho gia cầm
Thuận lợi cho việc:
– Theo dõi các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật
– Tránh được những stress khi có con trống trong đàn gây biến động, xáo trộn đàn và thuận lọi cho việc tránh các yếu tố ngoại cảnh.
Đối với gia cầm chuyên dụng hướng thịt và kiêm dụng
Tiết kiệm được:
– Diện tích chuồng nuôi.
– Vacxin và thuốc thú y phòng bệnh.
– Công chăm sóc nuôi dưỡng, công tác thú y phòng bệnh cho gia cầm.
– Mật độ nuôi trên diện tích chuồng tăng lên đáng kể.
– Giảm tiêu tốn thức ăn vì trong cùng một chuồng nuôi, cùng một lứa tuổi thì con mái tiêu tốn ít thức ăn hcm con trống 10%.
Thuận lợi cho việc quản lý đàn gia cầm giống:
– Nếu nuôi riêng được trống mái sẽ dễ ràng theo dõi các nội dung về giống và các yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng đến chất lượng đàn giống.
– Nuôi đàn gà sinh sản mà phải nuôi cả trống lẫn mái theo mức ăn hạn chế đến khi phân biệt được trống mái mới chọn thì những con trống không sử dụng phải nuôi vỗ béo sẽ ảnh hưởng đến chuồng trại, tiêu phí thức ăn, thuốc thú y, hiệu quả kinh tế thấp.
– Nếu nuôi chung gia cầm trống và mái con trống hiếu động hơn sẽ gây xáo trộn đàn, nếu nuôi riêng có thể thiết lập trật tự của đàn làm cho đàn gia cầm yên tĩnh hơn, từ đó tăng cường được sự hấp thu thức ăn dẫn đến hiệu quả chăn nuôi cao hơn.
Sự phân bố giới tính ở gia cầm
Theo lý thuyết thì sự phân bố giới tính ở gia cầm thường tương đương nhau (với tỷ lệ % trống = tỷ lệ % mái). Tuy nhiên, trên thực tế không phải sự phân bố này hoàn toàn đúng như thế. Qua kết quả nghiên cứu cho thấy sự phân bố giới tính ở gia cầm tỷ lệ (%) con trống lớn hơn 50% (trội hơn về trống), tỷ lệ (%) con mái thấp hơn thể hiện cả lúc thụ tinh cũng như sau khi nở ra.
Theo một số nhà khoa học chỉ có 46% được xác định lúc thụ tinh là gia cầm trống, còn theo một số nhà khoa học khác thì cho rằng có tói 49% được xác định lúc thụ tinh là mái. Theo Nguyễn Ân; Phạm Đức Lộ (1984) thì giới tính ở gia cầm thường có tỷ lệ 47% là con mái và 53% là con trống.
Nhiều công trình nghiên cứu đã cho kết quả khác nhau dựa trên cơ sở di truyền học: thuyết nhiễm sắc thể cho rằng giới tính được xác định ngay từ khi hình thành hợp tử và thuyết hormon cũng khẳng định giới tính được xác định trong quá trình hình thành phôi. Cơ quan sinh dục của gia cầm
Thuyết nhiễm sắc thể
Thuyết này được lý giải trên cơ sở di truyền. Giới tính được xác định ngay từ khi mới được thụ/tinh và gọi theo cách khác là sự giao phối, tức là tế bào sinh dục đực (tinh trùng) kết hợp với tế bào sinh dục cái (tế bào trứng).
Với lý do này ở gia cầm giới tính được xác định ở con mái, trong khi các loài khác được xác định ở con trống.
Thuyết hormon
Trái với thuyết nhiễm sắc thể, thuyết này khẳng định giới tính chỉ xác định được sau lúc thụ tinh, có nghĩa là trong quá trình hình thành phôi.
Dựa theo những thí nghiệm xung quanh một số hormon có tác dụng và làm ảnh hưởng đến giới tính, thuyết hormon lý luận và giải thích rằng: từ quan điểm trứng được thụ tinh ở giai đoạn đầu là lưỡng tính, sau này muốn cho trứng phát triển thành con trống hoặc con mái thì chỉ cần cho một lượng hormon đã xác định cơ quan sinh dục được phân biệt theo hướng trống hoặc hướng mái nhanh. Có nghĩa là sẽ có một trong các cơ quan sinh dục bị teo đi còn cơ quan bên kia phát triển hoàn thiện, như vậy giới tính khi đó mới được xác định.
Sự kết hợp giữa thuyết nhiễm sắc thể và hormon
Sau quá trình phân tích cho thấy cả hai thuyết đều có căn cứ khoa học, nhưng mỗi thuyết mới chỉ đạt được một nửa. Các nhà khoa học đã kết hợp những ưu điểm của hai thuyết này và giải thích rằng: trứng được thụ tinh theo thuyết nhiễm sắc thể nhưng trong giai đoạn đầu phôi phát triển phải có tác dụng của một số hormon khi đó giới tính mới được xác định hoàn toàn. Đây mới là căn cứ đáng thuyết phục.
Sự phân bố giới tính
Giới tính có thể xác định giữa tỷ lệ (%) con trống và tỷ lệ (%) con mái. Sự xác định có thể ở 3 thời điểm:
Lúc trứng được thụ tinh (thuyết nhiễm sắc thể)
Trong quá trình phát triển phôi (thuyết hormon)
Sau khi nở (chọn theo autosex hay chọn quan sát nốt sinh dục)
Những yếu tố ảnh hưởng đến sự phân bố giới tính gia cầm
Năm 1931 – 1932 một số nhà khoa học sau quá trình nghiên cứu cho rằng tỷ lệ (%) gia cầm trống chết nhiều hơn gia cầm mái trong quá trình ấp. Như vậy, tỷ lệ gia cầm trống và mái cho đến khi nở ra còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó:
Tỷ lệ ấp nở: Nếu tỷ lệ ấp nở thấp thì tỷ lệ (%) gia cầm mái chết nhiều hơn gia cầm trống.
Theo dòng giống: Một số thí nghiệm chứng minh rằng ở gia cầm dòng thuần có tỷ lệ con trống thường nhiều hơn con mái.
Tuổi của con mẹ: Tuổi của gia cầm mẹ cũng ảnh hưởng đến tỷ lệ (%) trống mái khi nở ra. Gia cầm mái sinh sản ít tháng tuổi thì con non nở ra có số lượng (tỷ lệ) con trống nhiều hơn số lượng (tỷ lệ) con mái và ngược lại.
Yếu tố mùa vụ sinh sản: Mùa vụ sinh sản cũng ảnh hưởng đến tỷ lệ gia cầm trống mái khi nở ra. Mùa xuân, mùa đông phôi gia cầm mái chết nhiều hơn phôi của gia cầm trống.