09/06/2018, 23:32

Chất nào làm mòn được thủy tinh - Câu hỏi hay

Tôi thấy người ta hay để axit trong bình thủy tinh, mà axit là chất ăn mòn. Vậy nếu để lâu, nó có thể ăn mòn thủy tinh không? Nếu không thì chất gì ăn mòn được thủy tinh? (Thành Việt) Chất gì ăn ...

Tôi thấy người ta hay để axit trong bình thủy tinh, mà axit là chất ăn mòn. Vậy nếu để lâu, nó có thể ăn mòn thủy tinh không? Nếu không thì chất gì ăn mòn được thủy tinh? (Thành Việt)

chat-nao-lam-mon-duoc-thuy-tinh

Chất gì ăn mòn được thủy tinh? Ảnh minh họa: Qssf

Mời độc giả đặt câu hỏi tại đây.

Mình cũng trả lời bạn luôn là axit HF (Axit FloHydric). Axit này được dùng thường xuyên trong các công đoạn trang trí thủy tinh như: tạo hoa văn cho kính, khắc chữ lên cốc thủy tinh,... - (Hoàng Gia Đạt)

Các nhà khoa học từng cho rằng thủy tinh là bình đựng vạn năng, và đã bỏ vào đó axit flohydric. Không lâu sau, các bình này trở nên mờ đi. Tại sao vậy? Thì ra, axit flohydic có thể tác dụng với silicat, thành phần chủ yếu của vật liệu làm bình. Chính nhờ phản ứng này mà người ta tạo được các dấu chia độ, hoa văn,… trên các bình thuỷ tinh. Axit flohydric tác dụng với silicat theo phản ứng sau:
CaSiO3 + 6 HF = CaF2 + SiF4 + 3 H2O
Do đó, thuỷ tinh bị ăn mòn. Phương pháp khắc, đánh dấu trang trí theo kiểu này được gọi là phương pháp khắc ăn mòn.
Vì bình thuỷ tinh không đựng được axit flohydric, nên người ta phải tìm một vật liệu khác, đó là chì. Nguyên tố này trơ đối với axit flohydric. Ngày nay, chất dẻo được thay thế cho chì để làm bình đựng vì nó khắc phục được tất cả các nhược điểm trên. - (Aba Vina)

Thủy tinh thực ra chính là cát, có công thức hóa học là SiO2, để "ăn mòn" như bạn nói, hay nói đúng ra là phản ứng đuợc với thủy tinh, cần có một chất có khả năng oxi hóa cao hơn oxy, để thế chỗ oxi trong hợp chất và chỉ có flo là phù hợp, vì thế các chất có flo như HF hay ClF4 có thể ăn mòn hay thậm chí đốt cháy thủy tinh - (Ngô Hoàng Hiệp)

Theo mình biết thì HF có thể ăn mòn được thuỷ tinh.
CaSiO3 + 6 HF = CaF2 + SiF4 + 3 H2O - (LongMessi12)

Axit cho dù là mạnh và có tính Oxi hóa cao đến đâu cũng không thể ăn mòn thủy tinh ngoại trừ Axit Flohidric. Axit Flohidric ăn mòn thủy tinh mạnh cho dù đây là axit yếu. - (Phungg Tan)

acid flohidric(HF) hòa tan được thủy tinh - (tran toan)

Các acid thông thường k ăn mòn đc thũy tinh. Chỉ có HF ăn mòn được - (Tuan Duy)

Cát ăn mòn thủy tinh nha^^ - (Phạm Minh Trí)

Các axit thông thường không ăn mòn thủy tinh bạn nhé, ngoại trừ axit flohydric HF - (Phạm Công Hiếu)

Tất nhiên là sẽ có chất làm mòn được thuỷ tinh, người ta dùng chất này trong ngành công nghiệp khắc thuỷ tinh. Chất này có tên là Axit Flohydric. HF, bạn có thể tham khảo thêm ở chương trình hoá học trong SGK để biết thêm chi tiết. - (Abc)

Chào anh,
Theo như e được biết thì hầu hết các loại acid (như HCl, H2SO4, HNO3,...) đều có thể chứa trong bình thủy tinh và không làm ăn mòn thủy tinh. Nhưng có 1 loại acid ăn mòn được thủy tinh là HF (axit flohydric) và người ta chứa HF trong bình bằng nhựa. - (Loc Le)

Axit flo video HF - (Hồ Tri)

HF (axit flohidric) làm mòn thủy tình được bạn nhé. Khi khắc chữ lên thuỷ tình người ta dùng nến trải đều và viết chữ sau đó phun HF vào - (linh ngo phuong)

Axit HF mới ăn mòn được thủy tinh thôi, những loại axit khác không ăn mòn được nên mới sử dụng thủy tinh làm bình chứa. - (Thao hoang minh)

Các bình thủy tinh thì không bị axit ăn mòn, chỉ duy nhất có một axit ăn mòn được thủy tinh đó là axit HF, vì vậy người ta k bao giờ đựng HF trong bình thủy tinh. Ngoài ra, HF còn được sử dụng trong công việc khắc kính. - (Nam)

axit theo định nghĩa là chất cho proton H+, axit thường tác dụng với kim loại, bazo, muối của axit yếu hơn. thủy tinh làm từ gốc silicat nên axit thông thường không tác dụng trừ axit flohidric (HF) có thể hòa tan thủy tinh nên HF có ứng dụng tạo hoa văn trên thủy tinh. - (fire_fighter)

Chất ăn mòn thủy tinh nhanh nhất khủng khiếp nhất chính là hóc-môn tức giận của người vợ thưa quý vị. - (Zi Cikao)

Axít flohiđric (HF) tác dụng vs SiO2 (thành phần chính của thủy tinh) nên chất này có thể làm tan chảy thủy tinh. - (dantesoledad)

Chỉ có flo mới ăn mòn được thuỷ tinh thôi bạn, trên thế giới chỉ có một người tách được flo ra khỏi hỗn hợp và nhà hoá học đó chết sau đó k lâu. Vì flo là chất rất độc. - (Thangtbqn Trinh)

Đá mài ăn mòn thủy tinh. Dao cắt thủy tinh cũng khía mòn thủy tinh. - (Xuân Tiệp)

Bình thủy tinh không chứa được axit flohydric nhé bạn. Vì axit flohydric có tác dụng với silicat (thành phần chủ yếu làm nên thủy tinh). Axit flohydric tác dụng với silicat theo phản ứng sau:
CaSiO3 + 6 HF = CaF2 + SiF4 + 3 H2O - (K.I.S.S MART)

HF là chất ăn mòn thủy tinh hóa học lp10 có - (tiến)

Axit Flohydrid (HF) - (hongchanvu)

Chất ăn mòn thủy tinh mà thôi biết là acid flohydric.  - (Ngọc Khánh)

Axit flohidric chứ còn ai, hs học hết lớp 10 là biết mà. Đi dạy bài này thấy thú vị đấy, người ta dùng axit này như mực để vẽ, khắc chữ lên đồ thủy tinh... - (Lò)

Acid flourohidric (HF), hay dùng để khắc lên thuỷ tinh. - (Trần Trọng)

axit HF bạn nhé. - (Anna Hoang)

là natriphotphoghfernaigem đó bạn - (bazopestcontrol)

Thủy tinh rất khó bị ăn mòn nhưng Axit Flohydric phản ứng với silicat ( thành phần chính của Thủy tinh) theo phản ứng sau: CaSiO3 + 6 HF = CaF2 + SiF4 + 3 H2O. Bởi vậy người ta không đựng axit này bằng bình thủy tinh, mà đựng bằng chì, tuy nhiên công nghệ chất dẻo phát triển và người ta đã chế tạo được vật liệu dẻo để đựng HF. - (Giới Đỗ)

HF nhé 1 loại axit dùng để khắc thủy tinh - (Quangg Đạt)

Hydrofluroic Acid ăn mòn thủy tinh - (Master Đặng)

Acid Hydro fluoric nhé bạn. Acid này thường dùng khắc chữ lên thủy tinh. - (Tran Le)

axit duy nhất ăn mòn được thủy tinh là HF.còn các loại axit khác k ăn mòn được như H2SO4,HCL,HNO3....ko tác dụng được với thủy tinh nên ng ta dùng để đựng - (Nguyễn Trường Xuân)

HF, H2SO4 đặc nóng. - (Phuoc Tello)

HF - axit flohidric bác nhé, sgk hóa học lớp 9 nói đến việc khắc chữ lên thủy tinh trong bài đọc thêm đấy bác ạ. - (Khanh ĐT)

nhớ k nhầm thì H2F làm mòn thủy tinh. - (Quạ Đêm (Hiếu))

Lò nung tái chế chai lọ thủy tinh - (Luan Pham Cong)

Mình nhớ hồi học cấp 3 có nói vấn đề này. Axit tuy ăn mòn mạnh nhưng không thể phá vỡ cấu trúc của thủy tinh nên không ăn mòn thủy tinh được. Cụ thể hơn để các bạn chuyên hóa giải thích. - (Dân)

Acid Fluohidric (FCl) ăn mòn thuỷ tinh. Cho nên acid này không thể đựng trong bình, lọ thuỷ tinh. - (Nguyễn hiệp)

Có nhiều chất có thể ăn mòn đươc thuỷ tinh: các chất kiềm mạnh như KOH, NaOH.... Cũng có thể làm tan mòn thuỷ tinh các bạn nhé! - (Luongducanhmusic2005)

acit formic - (rewardsmediaservices)

Bạn có thể theo dõi series Breaking bad để biết thêm acid HF này. Nó ăn mòn cả bồn tắm bằng sứ, súng lục, quần áo, xương người.  - (Kiểm Nguyễn)

HF ăn mòn thủy tinh theo phản ứng này nges bạn.
SIO2 + HF ----> SiF4 + H2O - (Vothetrung80)

Ngoài HF ăn mòn được TT còn có các dung dịch kiềm đặc nhé! Tuy nhiên tốc độ ăn mòn của nó phụ thuộc vào loại TT. Có nhiều loại TT khác nhau từ cốc uống bia HN cho đến pha lê, thạch anh... - (tinhcau70)

Bình gì đựng được. H F - (bacca)

cho vào dá quay kim cương cứng mấy cũng mòn thủy tinh có là gì - (bonglua)

Trong đầu em hiện tại như số 0. Trời ơi. 23 tuổi đầu rồi. E còn kém cỏi quá - (Quách Chính)

Xin cảm ơn các bạn. Quả thực HF thì đúng là axit, nhưng mình chưa nghe thấy trong SGK phổ thông, có thể vì nó không thông dụng chăng? - (Phúc Long)

bao tử người cũng ăn mòn thủy tinh (thấy nhiều người nhai thủy tinh rạo rạo luôn ^^) - (Edgan Egals)

0