09/06/2018, 23:31

Tại sao phải tránh ánh nắng Mặt Trời khi mai táng người chết? - Câu hỏi hay

Tôi thấy mọi người thường cất mộ vào ban đêm hoặc sáng sớm khi Mặt Trời chưa mọc. Xin hỏi tại sao phải lựa chọn thời gian như vậy? (Kỳ Hân) Một nghĩa trang quốc gia ở Mỹ. Ảnh: St Charles ...

Tôi thấy mọi người thường cất mộ vào ban đêm hoặc sáng sớm khi Mặt Trời chưa mọc. Xin hỏi tại sao phải lựa chọn thời gian như vậy? (Kỳ Hân)

tai-sao-phai-tranh-anh-nang-mat-troi-khi-mai-tang-nguoi-chet

Một nghĩa trang quốc gia ở Mỹ. Ảnh: St Charles Monument.

Mời độc giả đặt câu hỏi tại đây.

Cho đỡ nắng non thôi bạn à , với lại tạo điều kiện cho người đi tiễn nửa , họ tiễn sớm rồi về đi làm việc nữa / - (Phan Trung Thiên)

Do người ta truyền nhau mà làm thôi. Người sau thì không dám tự tiện làm khác người trước. Có những vùng người ta không làm thế cũng chẳng sao. Việc duy tâm thì làm theo tâm, sao cho an tâm là được. Nếu bây giờ bạn làm cho người ta an tâm được mà làm việc đó giữa ban ngày thì người ta sẽ làm thôi. Tất cả là để cho an tâm. - (sỹ văn)

Trước khi cất mộ gia đình thân nhân bao giờ cũng cúng lễ để gọi người âm về chứng kiến. Chưa có một phương tiện kỹ thuật nào phát hiện NGƯỜI ÂM nên chúng ta đều cho rằng NGƯỜI ÂM tồn tại dưới dạng sóng vi tế, là sóng rất thanh nhẹ, với bước sóng và tần số dao động rất nhỏ. Trong khi ánh sáng Mặt trời gồm 3 dải sóng chính là tia Hồng ngoại, tia Nhìn thấy và tia Cực tím. Cả 3 tia này đều có bước sóng và tần số dao động lớn hơn rất nhiều lần tia vi tế mà người âm đang tồn tại. Vì thế, nó có thể áp đảo tia vi tế của người âm. Do vậy người âm rất sợ ánh sáng Mặt trời. Nếu ta làm vào ban ngày thì người âm dưới mộ rất khó đến với ta để minh chứng và phù hộ cho con cháu, thân nhân. Đây cũng là lý do bàn thơ gia tiên nên để nơi kín đáo, thoáng mát và thiếu sáng! - (feeling)

Chẳng có lời giải thích nào thỏa đáng cho bạn mà do tín ngưỡng tâm linh không có lời giải đáp nào đúng cả. - (An LD)

Về đêm hồn thoát khỏi xác đi rong chơi và nhập vào xác trước khi mặt trời mọc. Vì vậy bốc mộ hoàn toàn về đêm thì hồn về vẫn nhập vào xác được. - (khanhvan13c)

Em thấy ở bắc giang toàn làm ban ngày - (nguyenbaothanv)

Có lẽ do quan niệm "âm dương cách biệt" thêm đó xương cốt mới gặp ánh sáng mặt trời rễ bị đen . - (Mauser)

Có lý luận cho rằng, âm dương cách biệt nên phải kiêng không để mặt trời trực tiếp dọi vào. Nhưng theo chúng tôi, xuất phát từ kinh nghiệm thực tế, có nhiều trường hợp, gặp đất dưỡng thi, hoặc ba điều tường thuỵ (tức mộ kết phát) không nên cải táng, phải lấp lại ngay. Trong trường hợp thi thể sau nhiều năm vẫn còn nguyên vẹn, nếu để ánh nắng mặt trời trực tiếp dọi vào thì rữa ra ngay và teo lại. Vì vậy, để phòng xa nên kiêng ánh mặt trời, lâu ngày trở thành phong tục chung?

Thấy gì qua 60 ngôi mộ có xác ướp ở Việt Nam?

Theo thống kê của các nhà khảo cổ học, cho đến nay trên địa bàn của 15 tỉnh và thành phố ở nước ta đã có gần 60 mộ có xác ướp được khai quật. trong số gần 60 người mà các nhà khảo cổ "tìm gặp" đó có mặt hầu hết những nhân vật có vị trí cao quý nhất của xã hội đương thời: Từ vua cho đến các quan thượng thư, đại tư đồ, hoạn quan, bà chúa, cung tần mỹ nữ... ngôi mộ có niên đại sớm nhất được phát hiện ở Cẩm Bình- Hải Hưng vào thế kỷ thứ 15. Ngôi mộ có niên đại muộn nhất được chôn vào đầu thế kỷ này. nhưng nhiều nhất và được xử lý kỹ thuật tốt nhất chỉ có các mộ chôn trong 3 thế kỷ 16, 17,và 18. Đó cũng là thời kỳ bùng nổ của loại hình thức táng này. Cấu trúc của mộ xác ướp rất thống nhất về các nguyên tắc cơ bản: Ngoài cùng là gò mộ đắp đất, trong cùng gò có một quách hợp chất màu xám rắn chắc làm bằng vôi, cát mật, giấy gió, dầu thông. Để cho quách thêm vững chắc người ta thường đổ nắp có hình vòm cung trùm ra ngoài thành quách. Bên trong quách hợp chất, thường có thêm lớp quách gôc. Quách gốc có thể cách quách hợp chất 5 cm. khoảng trống ấy có thể dùng làm vật liệu hút ẩm hoặc giữa hai lớp không có khoảng cách do khi đổ hợp chất, quách gỗ được coi như một mặt của cốp pha.
Bên trong quách gỗ là quan tài được đóng liền thành một khối ngoài có sơn phủ kín. Quách trong đều được làm bằng gỗ thơm (Ngọc am).
Trên mặt quách thường có một tấm minh tinh bằng dụ đỏ thêu tên họ của người quá cố bằng kim tuyến.
Cách sắp xếp trong lòng quàn tài cũng tuân theo một quy tắc chặt chẽ. Đóng quan thường có một lớp chè dày khoảng 4,5cm. Trên lớp chè có một tấm ván mỏng có khoét rỉ ra chẩy xuống lớp chè dưới đáy quan. ở loại hình táng thức này, người quá cố thường mặc rất nhiều quân áo. Bà Phạm Thị Nguyên Chân mặc tới 35 áo, 18 váy. Thi thể còn được bọc lại bằng hai lớp vải liệm: tiểu liệm và đại liệm. Ngoài mỗi lớp vải liệm còn có dây lụa buộc chặt chẽ.
Để tăng độ hút ẩm và cho thi thể khỏi bị xô dịch, người ta còn dùng rất nhiều gối bong chèn dưới lòng quan. Có mộ đã dùng tới 49 chiếc gối bông.
Đồ tùng táng trong loại hình táng thức này rất nghèo nàn, thường trong mộ chỉ thấy các trái gốm nhỏ đựng móng chân, móng tay, răng rụng, trầu không, thuốc lá, hộp phấn, quạt giấy, đôi khi còn có thêm cuốn sách Kinh.
Tuyệt đại bộ phận các mộ xác ướp thơi Lê -Trịnh đã được khai quật, không tìm thấy bất kỳ một đồ tùng táng nào quý giá như vàng, bạc, ngọc, ngà.
ở những mộ chưa bị phá hoại, kỹ thuật chôn cất rất cẩn thận thì xác và đồ tùng táng vẫn còn được bảo quản nguyên vẹn. Thi thể tuy có bị mất nước teo đét lại, nhưng màu da không bị đen, các khớp chân tay còn mềm mại, phần lông không bị rụng hỏng. Điều đáng chú ý là, khi khám nghiệm tử thi, các nhà nhân chủng học và y học không tìm thấy bất kỳ một dấu vết mổ xẻ nào trên thân thể. Như vậy là, ruột và óc người chết đã không bị mổ lấy ra như kỹ thuật ướp xác của người Ai Cập thời cổ.
Nguyên nhân nào đã làm cho xác và đồ tùng táng không bị tiêu huỷ? Sau nhiều năm nghiên cứu, các nhà khảo cổ, nhân chủng học và y học hiện đại đã đi đến kết luận là, có hai nguyên nhân cơ bản:
Một là, mộ được chôn cất trong môi trường kín tuyệt đối. Không có hiên tượng trao đổi bên trong và bên ngoài. Quan, quách (hai lớp) đã đóng vai trò chủ đạo trong yêu cầu kỹ thuật này. Ngoài ra, còn cần phải hạn chế tới mức tối đa không gian trống trong lòng mộ.
Hai là, dầu thơm cũng là một yếu tố quyết định. Dầu thơm đã làm sạch vi khuẩn, dầu trộn với hợp chất, đổ vào lòng quan, quan tài thơm... đã ngăn không cho vi khuẩn, kể cả các vi khuẩn yếm khí tiếp tục hoạt động huỷ hoại xác.
Ngoài ra các phương pháp chống ẩm bằng chè, quần áo, tẩm liệm, gối bông cũng đã góp thêm mặt yếu tố gìn giữ xác.
Những kết quả khoa học đào tìm được và các giám định khoa học vừa được trình bày cho thấy: Mộ xác ướp Việt Nam không có gì là bí ẩn cả. mộ xác ướp, một di sản văn hoá cần được bảo vệ
(Hoàng Linh- Trích "Du lịch Việt Nam" số 43)

Về ngôi mộ xác ướp mới phát hiện ở Cát Hanh.

Tháng 8 năm 1984, một ngôi mộ xác ướp được phát hiện trên cánh đồng Mả Vôi thuộc xã Cát Hanh huyện Phù Cát, tỉnh Nghĩa Bình.
Ngôi mộ được táng theo lối trong quan ngoài quách. Quách được xây dựng bằng một hợp chất gồm vôi sống, cát và một số chất kết dính như nhiều ngôi mộ đã phát hiện thời Lê Trịnh và thời Nguyễn. Quan tài bằng gỗ, mặt ngoài trát một lớp ngăn thấm rất kín. Quan tài có chân và nắp là một nửa thân gỗ còn nguyên lớp vỏ bào không nhẵn.
Thi hài chôn trong mộ là một phụ nữ khoảng 60 tuổi, cao 154,5 cm, chân trái bị gãy và liền lại khi còn sống nên ngắn hơn chân phải 3,1cm. Thi thể hầu như còn nguyên vẹn và các khớp xương, nhất là xương sống và các khớp vai còn có thể cử động rất mềm dẻo.
Y trang phục của người chết gồm ba lớp áo mặc, khăn nhiễu đội đầu, đội hài da, một chiếc áo dài mầu đen kê dưới tay phải. Vải liệm gồm 7 súc đặt theo chiều dài và súc đặt theo chiều ngang.
Đáy quan tài có một lớp trấu và lúa không sấy, chất gạo còn khá tốt. Giữa nắp quan tài và xác là một lớp là chuối khô. Giấy bản chèn cũng buộc bằng dây chuối khô. Đặc biệt, quan tài chứa một dung dịch ngâm giữ xác có màu nâu trong. Thành phần hoá học của dung dịch chưa xác định được, nhưng không có thuỷ ngân (Hg) arsenic (as) và tinh dầu thông.
Căn cứ vào gia phả của dòng họ và sự ghi nhận của thân nhân thì chủ ngôi mộ là bà Nguyễn Thị Trọng, vợ thứ ba của ông Lê Văn Thể.
Ngôi mộ ướp xác này là một tư liệu khoa học có giá trị về nhiều phương diện:
- Đây là ngôi mộ ướp xác đầu tiên tìm thấy từ một tỉnh xa nhất về phía nam.
- So với những ngôi mộ ướp các được phát hiện ở các tỉnh phía Bắc, ngôi mộ này có những đặc điểm riêng cần nghiên cứu như: Nắp quan tài là một nửa thân cây để nguyên vỏ, thi hài ngâm trong dung dịch giữ xác...
- Những di vật trong ngôi mộ phản ánh nghi thức mai táng y trang phục các nghề thủ công, phong tục tập quán và lối sống xã hội đương thời.
- Chủ nhân của ngôi mộ thuộc gia đình Tây Sơn và có quan hệ mật thiết với Tây Sơn nên những do vật đó cúng là những chứng tích về đời sống văn hoá xã hội, kinh tế thời bấy giờ.
(Trích "Quang Trung Nguyễn Huệ- con người và sự nghiệp"- Phan Huy Lê.) - (phamphi703)

Câu hỏi của bạn chưa đúng. Mai táng thì vẫn làm ban ngày, nhưng cải táng, hay còn gọi là bốc mộ, thì mới làm ban đêm.
Theo phong tục phương đông, nhất là phật giáo, thì người chết rồi, hồn thành ma, mà ma thì chỉ hoạt động ban đêm, sợ ánh sáng mặt trời, nên khi cải táng, tức là bốc mộ, phải làm công tác chuẩn bị từ sớm, để đến đêm, khi mở quan, người chết lúc này là ma mới "sống" để chuyển sang mộ mới, và quá trình này phải hoàn thành trước khi mặt trời mọc. Tôi từng chuyển mộ cho cụ nhà từ Hà Nội về Thái Nguyên, gần 80km vẫn phải đi trọn trong đêm, từ lúc mở quan đến lúc lấp xong mộ mới. - (Minh Tran)

Toàn những thứ suy diễn từ con người mà ra. : D - (Vũ)

Vì người âm thức vào ban đêm, nên họ xây giờ đó để còn hỏi ý kiến người âm đặng mà chỉnh sửa luôn. - (Thiên Vương)

vì khi vào ban ngày thi hài còn nguyên như lúc sống sẻ là người sung quanh sợ hãy, mà ý chính là trong huyệt mộ có rất nhiều khí Mê tan nên có ánh nắng chiếu cào dể cháy, hi hi - (Phoi Phoi)

Cái này dễ hiểu thôi. Giả sử này nhé, bạn đang ngủ ngon trong phòng tối đen bỗng có người lôi bạn dậy và đem ra phơi nắng thì bạn có khó chịu không? - (Huy Lịch Hồ)

1. ban ngay nhin sự việc sẽ ghê rợn hơn.
2. họ kết thúc công việc vào buổi sáng để làm cỗ sau đó.
3. theo quan niệm daan gian, ánh sáng sẽ làm tiêu tàn hồn phách.
4. quan niệm dân gian: đêm là của người âm, ngày là của người dương.
5. ngày nay cũng có 1 số nơi cải táng vào ban ngày nếu thi thể chưa rửa hết. nhưng hầu hết các nơi đều làm lúc 3h sáng - (linh nguyen ho)

Ngoài lý do dị đoan ra thì không biết phải trả lời như thế nào nữa. - (Thiên Chương)

người ta kiêng khi đông người qua lại quan sát gây ảnh hưởng tới sự yên nghỉ của người chết. vì vậy họ thường bốc mộ vào buổi tối hoặc đầu sáng bạn ạ. - (mup668)

chết là thuộc Âm, nắng là Dương. Nên k nên để nắng chiếu vào. Đấy là quan niệm tín ngưỡng. Còn xét về khoa học thì nắng chiếu vào làm nhiệt độ lên sẽ làm bốc lên 1 số chất khí k tốt, ng làm hít phải có hại cho sức khoẻ. - (Chiến Việt)

Để đội quân khiêng hòm và những người đưa đám không bị say nắng , xỉu - (trannhoangnguyen)

Đừng hỏi nữa em sợ ma lắm - (Vanphuong Mai)

chôn cất tránh ánh nắng là vì ánh nắng làm mù mắt hồn mà, người sống sợ người chết không biết đường về nhà nên chọn những thời điểm không có anh nắng để chôn. - (Thanh Trần)

ví dụ bạn đang ngủ ngon mà bị người khác chiếu đèn vào mặt bạn có thấy tức không ? - (Mạnh Vũ)

Vì "Thầy" bảo thế - (Haithanh Leminh)

Mặc đồ đông nằm trong tủ lại còn trời nắng nữa chịu sao nổi... - (Hoàng Long)

Vì trường hợp thi thể sau nhiều năm vẫn còn nguyên vẹn, nếu để ánh nắng mặt trời trực tiếp chiếu vào thì rữa ra ngay và teo lại. Vì vậy, để phòng xa nên kiêng ánh mặt trời, lâu ngày trở thành phong tục chung - (nAm phAn)

Lần đầu tiên mình nghe tới cái này. Ở thành phố thường người ta quàng ở nhà tang lễ và đưa ra nghĩa trang khoảng 8h sáng, thậm chí là muộn hơn. Ở tỉnh cũng vậy, như Phú Thọ, người ta còn kéo quan tài đi khắp làng đến trưa mới hạ huyệt. - (Dũng)

Cho khỏe người sống đó bạn. - (Cross Cut)

Có nhiều điều tranh luận khác nhau, theo chính kiến của tôi như sau; ban ngày có mặt trời (dương khí) không thích hợp với âm khí (cõi âm). Ban đêm sẽ tĩnh tại yên nặng hơn tránh huyên náo làm ảnh hưởng tới cõi âm. Ban đêm tránh sự tò mò giòm ngó thân xác của người quá cố. - (Anh Kiên)

Chắc cho nó mát =)) bác tui ngày xưa mất 3h chiều đi chôn mà có sao đâu - (Tương lai đen tối)

Mặt trời tượng trưng cho dương khí - (Lâm Văn Nguyễn)

Vì ma sợ ánh sáng mà, nếu anh sáng trực tiếp thì hồn bay phác lạc mất.. đó là lý do. - (luong duong)

Vì lý do bí mật nên phải làm trong bóng tối - (Suhuynh)

Có nhiều lí do tổng hợp:
- Lí do tín ngưỡng: người ta quan niệm, người chết thuộc cõi âm, tương ứng với đêm.
- Lí do xã hội: Việc cất bốc mồ mả là chuyện kín của gia đình gia tộc, làm ban đêm ít người dòm ngó, đàm luận.
- Lí do thực tiễn: Từ tín ngưỡng mộ kết, khi mộ kết tiếp xúc ánh sáng ngày thì sẽ tan ra, còm trong đêm tối thì vẫn bảo lưu cho nên người ta làm đêm cho chắc.
Tuy nhiên, một thời chiến tranh không đỏ đèn đỏ lửa được, người ta làm buổi sáng sớm, thậm chí giờ nào cũng được. Nhiều vùng người ta làm các buổi khác nhau không cứ là đêm. Chả có sao cả hết. Tín ngưỡng là gia vị của cuộc sống thôi. - (Hoàng Vinh)

Vì lúc đó trời mát.. - (Hoàng Nhân)

Không biết nữa, nhưng mà chắc là ánh sáng sẽ làm quá trình xác phân hủy nhanh hơn. - (nguyen.hong.linh)

không chỉ là con người, mà ngay cả các loài động vận cỡ lớn khác cũng thế, nhất là động vật có vú. sẽ hình thành hai luồng khí âm và dương. Khi con người chết, dương khí sẽ giảm rất mạnh, trong khi đó âm khí tăng. nếu người sống mà tiếp cận người chết trong thời điểm trong ngày âm thịnh mà dương suy thì cơ thể dễ bị nhiễm âm khí (hàn khí). loại khí này sẽ hình hình thành trong con người ta và tạo ra nhiều rối loạn dẫn đến cơ thể mệt mỏi, rũ rượi mà khó biết chắc là bệnh tật gì, nó không gây nên tử vong nhưng làm con con người suốt ngày mệt mỏi, ủ rũ k muốn là gì cả. Trong một ngày sẽ có thời khắc dương thịnh, âm suy và ngược lại. Quãng thời gian từ 12h khuya tới 6 giờ sáng là thời dương thịnh, tiếp xúc tử thi lúc đó sẽ dễ đẩy được tà khí từ tử thi khỏi cơ thể. Vì thế người ta thường án táng hay tảo mộ trong thời khắc này, mà chủ yếu là cải táng. còn ang táng thời buổi này quan tài kính kín bít thì giời nào chả được. - (Cuong Pham)

Nếu bạn đã xem phim ma thì đã thấy ma rất sợ ánh sáng mặt trời, linh hồn chính là ma. Khi người ta chết đi linh hồn luôn quẩn quanh thân xác cả mình, nếu cải táng khi có ánh sáng mặt trời thì khi bạn mở nắp quan tài ra linh hồn sẽ gặp ánh sáng dẫn đến "hồn siêu phách lạc". - (Hai Trinh)

Để ánh nắng mặt trời không giết được linh hồn. Linh hồn rất sợ ánh nắng mặt trời chói chang? - (Tuấn Anh Đặng)

theo tâm linh thì thường là đêm và rạng sáng vì lúc đó đang là giờ âm còn vì sao phải như thế thì ai chuyên sâu về tâm linh mới hiểu rõ hoặc về hỏi các cụ nhà mình xem. còn theo khoa học thì là để tránh ánh nắng mặt trời là vì cho nó đỡ nắng lên thường bốc vào ban đêm hoạc rạng sáng vì lúc đó trời mát mẻ không có nắng. - (Anh Tuan)

theo tâm linh thì thường bốc vào đêm và rạng sáng lúc đó là giờ âm còn vì sao phải bốc vào giờ âm thì bạn về hỏi các cụ nhà mình xem. còn theo khoa học thì tránh bốc vào trời nắng là vì trời nắng sẽ nhanh mệt và háo nước thế nên thường bốc vào đêm và rạng sáng cho mát. - (Anh Tuan)

Lam như thê đỡ khô thịt người chết. - (Lưu đức hiền.)

Bạn đã xem xác ướp Ai cập chưa. Khi những cái xác ướp gặp ánh sáng thì nó sẽ ra sao? Hồn nó sẽ tan biến, không đầu thai được đấy. Đó là lý do tại sao ma thường xuất hiện vào ban đêm và sợ ánh sáng mặt trời. Nếu để ánh sáng mặt trời chiếu vào xương cốt thì hồn người chết sẽ bị diệt vong. - (conroito)

Nửa đêm là giờ dương. Tốt - (Kim Thành)

Bạn đang nói đến cải táng chăng?
Quan điểm tâm linh mỗi nơi một khác. Nhưng dưới góc nhìn khoa học thì: ban đêm nhiệt độ thấp, càng về sáng càng lạnh hơn và sương nhiều hơn. Nhất là mùa đông. Do vậy không khí sẽ "nặng" hơn. Trong mộ nhiều khí độc, khi bật nắp lên khí độc thoát ra gặp không khí có độ ẩm cao sẽ hạn chế phát tán ra xung quanh. Chính vì vậy cải táng trong đêm để giảm bớt nguy cơ hít phải khí độc.
Thường hoạt động này diễn ra nhiều vào cuối năm âm lịch, trời lạnh. - (Tramtuha)

Khi đi mai táng sẽ đi rất đông và dễ bị ngộp, nếu đi lúc có ánh sáng mặt trời sẽ mau mệt và kiệt sức => Đi ban đêm hay mặt trời chưa mọc sẽ đõ mệt hơn. - (Ryan Thomas)

Bạn có thể hiện đơn giản như thế này :
* Người chết theo quan niệm của dân gian ( có thể đa số các dân tộc ) là sống về đêm trái ngược với người sống. Do vậy khi khi cất mộ tức là thay nhà mới cho người chết thì sẽ hoạt động theo múi giờ cõi âm
* Ngược lại người sống khi xây nhà mới.khai trương ... đều phải làm ban ngay
>>> tất cả đều do con người đặt ra, quy định, đúc kết qua nhiều thế hệ nên không thể có câu trả lời chính xác được - (Nguyễn Xuân Long)

Theo kinh nghiệm dân gian là để tránh hao xương - (sytd)

Xét về mặt khoa học nếu để ánh mặt trời chiếu vào xương sẽ làm xương nhanh mục hơn do đã nằm dưới nơi ẩm thấp khá lâu, còn xét về mặt tâm linh thì ban đêm là thời gian của người âm, ban ngày là thời gian của người dương, nếu bốc mộ ban ngày sẽ làm kinh động đến họ nhiều hơn là làm vào ban đêm, cũng như ai đó gõ cửa nhà bạn ban ngày bạn sẽ cho là bình thường, nhưng nếu có người gõ cửa nhà bạn lúc nửa đêm thì chắc chắn bạn sẽ giật mình. - (huyavt)

Tại ông thầy bói - (TA2NL)

tại vì nắng quá sẽ làm mọi người đi đám tang không chịu đươc đành tìm chỗ trú hay không tập trung vào nghi lễ nên người ta mới làm lễ vào buổi chiều hay sáng sớm...Không tin bạn thử đứng dưới nắng là biết liền hjhj - (Vu Nguyen Minh)

Tại cất vào buổi trưa trời nắng sẽ mệt - (Trần Dũng)

về với cõi vĩnh hằng có người được chôn cất, có người được hoả táng, có người không được cả 2 vì mất xác có thể do chiến tranh hay tai nạn. về tín ngưỡng tôn giáo. người chết được lên thiên đàn, được về phụng sự đức chúa trời, nhưng có những tôn giáo người chết đi phải về với đất là về với cõi âm, mà âm được hiểu là đất, là bóng tối, suy rộng hơn chút thì ngày thuộc về người sống, đêm thuộc về người chết. do vậy người về với cõi vĩnh thì coi như trần sao, âm vậy để người đã chết biết đường mà về phù hộ con cháu hay báo oán. - (quangdung120976)

theo quan niệm của VN chắc là do ma sợ ánh nắng - (anh1)

Đó là một sự mê tín của người xưa, các thầy bói thường tư vấn cất mộ vào ban đêm để tăng thêm sự huyền bí và "nguy hiểm" của thế giới tâm linh đó mà. Tốt nhất là hỏa thiêu, vừa tránh dc việc bốc mộ sau 3 năm, tốn kém và mê tín. - (đỗ đăng thịnh)

Vì có thể bạn chưa thấy người ta cất mộ vào giờ trưa khi mặt trời đã mọc... - (Tèo Anh)

Khi bốc mộ lên hài cốt(xương người)nếu gặp ánh nắng mặt trời sẽ bị xỉn đen ko đc trắng trong nữa bạn nhé.vì thế bốc mộ người ta thường bốc về đêm và rạng sáng. - (Phung Son)

Ho so linh hon nguoi than bi anh sang mat troi lam hai - (banglanghoa)

Mặt trời là dương khí, người chết mang âm khí, nên phải tránh mới được - (Le Tuan)

Chac la theo quan niem bao doi nay, xac chet va linh hon con vuong van ko nen tiep xuc truc tiep voi anh nang mat troi! - (Karaduonghn81)

Xây cất mộ là công việc bất ngờ, thời vụ. Lâu lâu mới có một lần, và đa phần các thợ xây phải hợp đồng biên chế dài hạn với nhà thầu nên hiếm khi rãnh rỗi vào ban ngày, nên ban đêm là thời điểm họ kiếm thêm thu nhập, vả lại không khí mát mẻ vắng vẻ dễ làm việc. Thế thôi. - (khoi)

Do sự khuếch tán không khí giữa đêm và ngày khác nhau - (Nga)

hình như cất mộ là bốc mộ mà, còn mai táng là chôn cất. - (luongtam)

Bạn cũng biết là nắng buổi trưa rất gắt và khó chịu rồi còn gì! Còn nữa đêm thì tối quá phải trang bị thêm đèn! - (leminhtrung)

nghe đồn các cụ bảo, là làm vào ban đêm tránh anh nắng mặt trời không chiếu vào xương, nếu chiếu vào xương thì bị mủn ra, nếu bạn xem phim viễn tưởng rồi thì biết động vào người là tan thành tro bụi đó, chứ thực tế mình đi cải mộ mấy lần thấy cũng bình thường trừ những ngôi trăm năm nghìn năm mình ko biết chứ trên dưới chục năm không thể tan được, còn nếu mấy chục năm thì chỉ con cát bụi thôi...nhưng nói thật mình nghĩ thiêu là sướng nhất, chứ kinh lắm, kể ra sợ mọi người không dám ăn cơm hiiii - (Kiên Vũ Trọng)

Ma mà gặp ánh mặt trời là " chêt", thế nên phải làm đêm. Thậm chí còn phải chuẩn bị sẵn bạt che phòng sự cố lỡ chưa xong mà mặt trời lên. (Không chịu trách nhiệm về độ xác thực đâu nhé) - (tranlongntt)

Linh hồn gặp ánh sáng ban ngày sẽ bị hồn siêu phách lạc không thể đầu thai , vô cùng đau khổ nên người ta phải bốc mộ vào ban đêm - (nguyenphuongmmm)

0