23/05/2018, 15:33

Cây lim xanh

là loài cây cận đặc hữu của Việt Nam vì ngoài khu phân bố tập trung nhất ở Việt Nam, còn phát hiện cây lim xanh mọc rải rác ở miền Nam Trung Quốc. Ở Việt Nam, theo các tài liệu trước đây, lim xanh mọc tập trung ở các tỉnh vùng Đông Bắc, Bắc Trung Bộ và biên giới cực nam của loài cây gỗ quí này là ...

là loài cây cận đặc hữu của Việt Nam vì ngoài khu phân bố tập trung nhất ở Việt Nam, còn phát hiện cây lim xanh mọc rải rác ở miền Nam Trung Quốc. Ở Việt Nam, theo các tài liệu trước đây, lim xanh mọc tập trung ở các tỉnh vùng Đông Bắc, Bắc Trung Bộ và biên giới cực nam của loài cây gỗ quí này là tỉnh Quảng Nam. Nhưng gần đây đã phát hiện lim xanh còn có ở Quảng Ngãi, Bình Định, và Bình Thuận (huyện Hàm Tân, độvĩ 10,47 Bắc).Như vậy khu phân bố của lim xanh từ 10-23o vĩ Bắc và 102-108o kinh Đông. Các tỉnh có nhiều lim xanh nhất là: Lạng Sơn, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Thái nguyên, Bắc Kạn, Bắc Giang, Quảng Ninh, Thanh Hoá, NghệAn, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam. Vùng sông Thanh, huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam còn những khu rừng với nhiều cây lim xanh có đường kính trên 1,5m.

Đặc điểm sinh học
là cây gỗ lớn, phân bố trong vành đai nhiệt đới thấp, từ 200-800m, nhưng tập trung nhất ở độ cao 300-500m. Vùng phân bố của lim xanh có nhiệt độ bình quân năm 22,2-23,8 oC; nhiệt độ tối cao 42,3 oC, nhiệt độ tối thấp tuyệt đối 1,4 oC; lượng mưa biến động từ 1.500 mm/năm (Quì Châu, Nghệ An) đến 3.000mm/năm (Móng Cái, Quảng Ninh), độ ẩm trung bình năm 80-86%.
Yêu cầu ánh sáng của cây thay đổi theo các giai đoạn sinh trưởng, phát triển: Giai đoạn 4-5 tháng tuổi, lim xanh là
cây chịu bóng, sinh trưởng bình thường ở độ tàn che 25-75%; đặc biệt thích hợp ở độtàn che 50%. Trong điều kiện được chiếu sáng tự nhiên 100%, ánh sáng hoàn toàn (không che) hoặc che tối 100%, cây lim xanh non sinh trưởng rất kém. Giai đoạn càng lớn (từ 5 tuổi trở lên) cây sinh trưởng bình thường ở điều kiện ánh sáng tự nhiên. Khi trưởng thành, lim xanh luôn vươn lên tầng cao nhất của rừng.

Cây phân bố trên nhiều loại đất có nhiều nguồn gốc khác nhau như: sathạch, phiến thạch sét, gnai, mica sit, poóc phia… có thành phần cơ giới từ cát pha, sét nhẹ, sét trung bình đến sét nặng. Cây thích hợp nhất với đất sâu, dày, ẩm; nhưng cũng mọc được ở các loại đất thoái hoá với tầng đất mỏng, độ ẩm không cao, tuy vậy cây sinh trưởng kém. Đất có lim xanh mọc thường khá chua đến chua trung bình.
Lim xanh thường mọc thành quần thụ hỗn loại; chúng mọc xen với các loài cây thuộc chi Dẻ đá và Dẻ gai (họ Dẻ),và các loài gội nếp, trâm, săng lẻ, sau sau, trám trắng…
Cây tái sinh tốt dưới tán rừng có độ tàn che 0,3-0,7. Đặc biệt tái sinh tốt dưới tán rừng có
các loài cây sau sau, săng lẻ để tạo thành các khu rừng Lim
+ Sau sau ở vùng Lạng Sơn và Lim
+ Săng lẻ ở vùng Tây Nghệ An.
Tăng trưởng hàng năm không quá chậm so với nhiều loài cây gỗ

0