25/05/2018, 17:15

Cây khế chua

- Cây khế hiếm sâu bệnh. Dễ trồng. - Trái chua. Giàu dinh dưỡng. Dùng nhiều trong các món ăn. - trồng chậu được. Cây ưa nắng nên trồng nắng càng mạnh càng phát triển tốt. - Đường kính chậu để trồng khế từ 0,3m tùy theo kích cỡ cây. - Khế ngoài ăn trái ra còn có ...

- Cây khế hiếm sâu bệnh. Dễ trồng.
- Trái chua. Giàu dinh dưỡng. Dùng nhiều trong các món ăn.
- trồng chậu được. Cây ưa nắng nên trồng nắng càng mạnh càng phát triển tốt.
- Đường kính chậu để trồng khế từ 0,3m tùy theo kích cỡ cây.
- Khế ngoài ăn trái ra còn có thể dùng bông để làm thuốc theo dân gian.

Trang chủ : http://sieuthinhanong.vn Tác giá : Beehiep

1. Nhân giống:

Thường người ta nhân giống khế bằng gieo hạt , bởi khế mau cho thu hoạch. Sau trồng độ một năm cây khế đã có trái.
Chọn những trái khế chín cây , trên những cây đã cho thu hoạch từ ba vụ trở lên. Cả quả và cây không bị sâu bệnh hại. Chọn làm giống những trái to , múi đều , dày.Tách múi , lấy hạt , rửa sạch lớp nhầy bao quanh hạt. Loại bỏ những hạt nhỏ , hạt lép mọc mầm yếu , phơi trong chỗ râm mát cho khô để bảo quản hoặc gieo ngay sau khi rửa sạch.
Hạt khế nhỏ , dẹt khó gieo. Vậy đất để gieo hạt , cần làm kỹ , đất xốp , đập vụn và đủ ẩm. Gieo khế vào khoảng đầu mùa. Sau khi gieo độ 15 - 20 ngày , hạt nảy mầm và bén rễ. Đến khi cây được 5 - 7 lá thật thì tiến hành loại bỏ những cây kém phát triển , còi cọc. Đem những cây phát triển tôt ra trồng , cách gốc cách nhau 3 - 5 m.

2. Trồng và chăm sóc:

Đào hố với kích thước: sâu 30 - 40 cm , rộng 40 cm. Ở những nơi đất xấu, khô cằn , có thể đào hố rộng hơn.
Bón lót trước khi trồng , lượng phân cho một hố là: 5 – 10 kg phân, hỗn hợp gồm 50 – 60% phân chuồng ủ hoai mục + 20 – 30% phân NPK + 10 – 20% xỉ than lò gạch hay xỉ than tổ ong , có thể trộn thêm với lông gà , xác xúc vật ( nếu có ).
Cần cắm cọc vào giữa hố để giữ cây. Cuốc một hốc giữa hố vừa với bầu khế. Đặt bầu cây giống vào rồi lấp đất bột xung quanh , nén vừa phải. Buộc cây vào cọc đã cắm sẵn , để cây không bị lay gốc khi có gió bão. Sau khi trồng cần tưới nhẹ nước , độ ẩm trong đất khoảng 60 – 80%. Khế không cần tưới nước nhiều , nhưng cũng không được để đất quá khô.
Khi cây cao độ 80 cm đến 1m , cần loại bỏ những cành tăm , khuất tán để dồn chất dinh dưỡng cho cành ngọn và những cành lộ sáng.
Cần lấy cọc chống, giữ cho cành , cây khế. Vì cành , cây khế giòn , dễ gãy ( nhất là thời kì sắp thu hoạch trái ).

3. Phòng trừ sâu bệnh:

- Khế thường bị các loại sâu non ( thuộc bộ cánh vảy ) và ruồi đụctrái gây hại. Chúng gây hại cả hoa và trái non. Để phòng trừ có thể dùng Trebon 0 , 2% phun vào lúc trái còn bé , nếu phun vào giai đoạn trái lớn , dễ gây ngộ độc cho người sử dụng.
- Hàng năm , vào mùa khô , dùng nước vôi bão hoà quét vào gốc cây để bảo vệ cây , ngăn ngừa các loài sâu đục vỏ , đục thân… xâm nhập và gây hại.
- Vệ sinh vườn sạch sẽ , dọn dẹp lá rụng , trái rụng đưa ra khỏi vườn.

0