Câu trần thuật đơn có từ là
Hướng dẫn I. KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG Có 2 đơn vị kiến thức cần nắm vững trong bài này là: – Đặc điểm của câu trần thuật đơn có từ là. – Các kiểu câu trần thuật đơn có từ là. 1. – Muốn hiểu câu trần thuật đơn có từ là mang những đặc điểm cơ bản nào (được nói tới trong ...
Hướng dẫn
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG
Có 2 đơn vị kiến thức cần nắm vững trong bài này là:
– Đặc điểm của câu trần thuật đơn có từ là.
– Các kiểu câu trần thuật đơn có từ là.
1. – Muốn hiểu câu trần thuật đơn có từ là mang những đặc điểm cơ bản nào (được nói tới trong phạm vi bài học), em hãy phân tích cấu tạo của bốn ví dụ trong SGK, xác định V và V trong bốn câu này. Cụ thể:
a) Bà đỡ Trần / là người huyện Đông Triều.
C V
b) Truyền thuyết / là loại truyện dân gian… tưởng tượng kì ảo.
C V
c) Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô / là một ngày trong trẻo, sáng sủa.
C V
d) Dế Mèn trêu chị Cốc / là dại.
C V
Lưu ý: + Ở 3 câu a, b, c, vị ngữ do từ là kết hợp với cụm danh từ tạo thành.
+ Ở câu d, vị ngữ do từ là kết hợp với tính từ tạo thành.
– Về lí thuyết, trước bộ phận vị ngữ trong bốn câu trên (trước từ là) có thể chen các từ ngữ biểu thị ý phủ định: không phải, chưa phải.
Ví dụ: a) Bà đỡ Trần không phải là người huyện Đông Triều.
d) Dế Mèn trêu chị Cốc không phải là dại.
– Ở đây, các em cần chú ý: không phải bất kì câu nào có từ là đều được coi là câu trần thuật đom có từ là. Ví dụ, các câu sau không phải là câu trần thuật đơn có từ là:
+ Người ta gọi chàng là Sơn Tinh (từ là nối động từ gọi với phụ ngữ Sơn Tinh);
+ Hai đứa bé chẳng khác nhau là mấy; Rét ơi là rét; Trông nó hiền hiền là...(từ là dùng để nhấn mạnh, làm cho lời nói có sắc thái tự nhiên, nó là từ đệm)…
2. Về các kiểu câu trần thuật đơn có từ là, SGK nêu ra bốn kiểu: câu định nghĩa (tương ứng với ví dụ ở SGK, tr.l 14); câu giới thiệu (ví dụ a); câu miêu tả (ví dụ c); câu đánh giá (ví dụ d).
Trong bốn kiểu câu này, chỉ có ba kiểu: câu giới thiệu, câu đánh giá và câu định nghĩa là những kiểu câu thể hiện được đặc trưng của kiểu câu trần thuật đơn có từ là. Câu miêu tả ít xuất hiện và ít thể hiện đặc trưng của câu trần thuật đơn có từ là.
II. HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP
1. Muốn tìm câu trần thuật đơn có từ là, em đọc kĩ các câu cho sẵn trong bài tập. Sau đó, xác định chủ ngữ, vị ngữ trong từng câu. Nếu bộ phận vị ngữ có từ là đứng đầu (khi không có các phụ từ như: không, không phải, còn,… đứng trước từ là); nói cách khác, do từ là kết hợp với cụm từ tạo thành, thì đó là câu trần thuật đơn có từ là. Em hãy tham khảo bảng sau và tự tìm hiểu các câu trần thuật đơn có từ là:
Câu, đoạn |
Chủ ngữ |
Vị ngữ |
a |
Hoán dụ |
là gọi tên sự vật… sự diễn đạt |
C |
V |
|
b |
Người ta |
gọi chàng là Sơn Tinh. |
C |
V |
|
c |
Tre |
còn là nguồn vui… tuổi thơ. |
C |
V |
|
Nhạc của trúc, nhạc của tre |
là khúc nhạc của đồng quê. |
|
C |
V |
|
d |
Bồ các |
là bác chim ri. |
C |
V |
|
đ |
Vua |
nhớ công ơn phong là Phù Đổng… quê nhà. |
C |
V |
|
e |
Khóc |
là nhục. |
C |
V |
|
Rên |
(là) hèn. |
|
C |
V |
|
Van |
(là) yếu đuối. |
|
C |
V |
|
(…) dại khờ |
là những lũ người câm. |
|
C |
V |
2. Yêu cầu thứ nhất của bài tập này (xác định C – V trong những câu trần thuật đơn có từ là) đã được đáp ứng phần nào ở bảng trên (bài tập 1). Còn yêu cầu thứ hai (xếp từng câu trần thuật đơn có từ là tìm được ờ bài tập 1 vào một trong bốn kiểu đã học: câu định nghĩa, câu giới thiệu, câu miêu tả, câu đánh giá) HS tự làm (Gợi ý: Câu a thuộc kiểu câu định nghĩa; các câu nhóm d thuộc kiểu câu giới thiệu; các câu nhóm e thuộc kiểu câu đánh giá).
3. Muốn viết được đoạn văn, trước hết em cần hình thành được các ý, sau đó sắp xếp các ý theo một trình tự hợp lí, tạo nên nội dung đoạn văn. Em cần đặt một số câu hỏi tìm ý, ví dụ: Người bạn em định tả tên là gì? Bạn có những đặc điểm gì về ngoại hình? Bạn có những nết tốt gì, có thành tích gì trong học tập? Câu trần thuật đơn có từ là trong đoạn văn, thường là câu có tác dụng giới thiệu người bạn hoặc nhận xét, đánh giá kết quả học tập, tu dưỡng của bạn. (Ví dụ: Bích Vân là bạn thân nhất của em. Bạn ấy vừa là học sinh giỏi, lại vừa là một cây đơn ca của lớp…)
Dựa vào những gợi ý trên, em tự viết đoạn văn. Viết xong, gạch dưới câu trần thuật đơn có từ là trong đoạn văn, rồi nói rõ tác dụng của câu trần thuật ấy.
III. THAM KHẢO
Một số bài thơ, đoạn thơ trong đó sử dụng câu trần thuật đơn có từ là:
1.Ruộng rẫy là chiến trường
Cuốc cày là vũ khí
Nhà nông là chiến sĩ
Hậu phương thi đua với tiền phương.
(Hồ Chí Minh)
2.Nhân dân là bể
Văn nghệ là thuyền
Thuyền xô sóng dậy
Sóng đẩy thuyền lên
Thuyền ra khơi xa
Gió căng buồm lộng
Buồm là lao động
Gió là Đảng ta.
(Tố Hữu)
3. Quê hương (Trích)
Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày
Quê hương là đường đi học
Con về rợp bướm vàng bay.
Quê hương là con diều biếc
Tuổi thơ con thả trên đồng
Quê hương là con đò nhỏ
Êm đềm khua nước ven sông.
Quê hương là cầu tre nhỏ
Mẹ về nón lá nghiêng che.
Quê hương là đêm trăng tỏ
Hoa cau rụng trắng ngoài thềm.
(Đỗ Trung Quân)
4. Nắng
Bông cúc là nắng làm hoa
Bướm vàng là nắng bay xa, lượn vòng
Lúa chín là nắng của đồng
Trái thị, trái hồng…là nắng của cây.
(Lê Hồng Thiện)
Mai Thu