Đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm
Hướng dẫn I – KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG 1. Đề văn biểu cảm bao giờ cũng nêu ra đối tượng biểu cảm và định hướng sắc thái tình cảm cho bài làm. 2. Cách làm bài văn biểu cảm a) Tìm hiểu đề Để xác định rõ đối tượng biểu cảm và những tình cảm cần phải biểu hiện. ...
Hướng dẫn
I – KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG
1. Đề văn biểu cảm bao giờ cũng nêu ra đối tượng biểu cảm và định hướng sắc thái tình cảm cho bài làm.
2. Cách làm bài văn biểu cảm
a) Tìm hiểu đề
Để xác định rõ đối tượng biểu cảm và những tình cảm cần phải biểu hiện.
b) Tìm ý và lập dàn bải
Dựa vào việc tìm hiểu đề, cần phải tìm được đủ ý cho nội dung bài viết, rồi sau đó sắp xếp các ý đó lại thành một dàn bài phù hợp.
c) Viết bài
Khi đã lập xong dàn ý, cần dựa vào dàn ý đó để viết thành những đoạn văn, và bài văn hoàn chỉnh. Bài viết cần có đủ ba phần: Mở bài, Thân bài và Kết bài.
d) Kiểm tra bài viết
Khi viết xong cần đọc lại bầi viết để sửa chữa những lỗi mắc phải trong khi. viết. Ví dụ, sửa lỗi viết hoa, chính tả, từ ngữ, ngữ pháp…
II – HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU BÀI
1. Đề văn biểu cảm
Đối tượng biểu cảm và tình cảm cần biểu hiện trong các đề như sau:
Đề |
Đối tương biểu cảm |
Tình cảm cần biểu hiên |
a |
Dòng sông |
yêu thương, gần gũi |
b |
Đêm trăng trung thu |
vui nhộn |
c |
Nụ cười của mẹ |
sung sướng, hanh phúc |
d |
Tuổi thơ |
xúc động, vui buồn |
e |
Loài cây |
yêu mến, gắn bó |
2. Cách làm bài văn biểu cảm
• Đề bài: cảm nghĩ về nụ cười của mẹ.
a) Tìm hiểu đề và xác định ý:
– Đốì tượng phát biểu cảm nghĩ: nụ cười của mẹ
b) Lập dàn bài:
– Nụ cười của mẹ hồi con còn bé thơ
– Nụ cười của mẹ mỗi khi con làm mẹ hài lòng (học tập tiến bộ, biết giúp đỡ gia đình, biết quan tâm đến người khác…)
– Nụ cười của mẹ khích lệ mỗi bước con trưởng thành…
c) Viết bài:
– Mở bài: Nêu cảm nghĩ chung về nụ cười của mẹ, đó là nụ cười yêu thương và thật gần gũi.
– Thân bải: cảm nghĩ về nụ cười của mẹ trong một số tình huống tiêu biểu.
– Kết bài: Mỗi khi nghĩ đến nụ cười của mẹ càng thấy lòng ấm áp và kính trọng mẹ.
III – HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP
a) Bài văn biểu đạt tình cảm gắn bó, niềm tự hào về quê hương. Có thể đặt cho đoạn văn cái tên là: "An Giang quê mẹ". Đề văn: Hãy nêu cảm nghĩ về vẻ đẹp của quê hương An Giang.
b) Dàn ý:
– Mở bài: Tình yêu quê thắm thiết đến độ đam mê.
– Thân bài: Hình ảnh quê hương êm ả thanh bình trong kí ức tuổi thơ, đau thương và anh dũng trong lịch sử đấu tranh.
– Kết bài: Khẳng định tình yêu quê hương tha thiết.
Mai Thu