Vấn đề 6: Bản chất của địa tô tư bản chủ nghĩa

– Địa tô đã xuất hiện từ khi có quyền tư hữu về ruộng đất bà là hình thức bóc lột chủ yếu trong xã hội phong kiến. trong lịch sử, nó lần lượt trải qua các hình thái: tô lao dịch, tô hiện vật và tô tiền. – Trong chủ nghĩa tư bản, nhà tư bản kinh doanh trong nông nghiệp phải thuê ruộng đất và thuê ...

– Địa tô đã xuất hiện từ khi có quyền tư hữu về ruộng đất bà là hình thức bóc lột chủ yếu trong xã hội phong kiến. trong lịch sử, nó lần lượt trải qua các hình thái: tô lao dịch, tô hiện vật và tô tiền.

– Trong chủ nghĩa tư bản, nhà tư bản kinh doanh trong nông nghiệp phải thuê ruộng đất và thuê công nhân để tiến hành sản xuất thu giá trị thặng dư. Họ coi nông nghiệp là một lĩnh vực đầu tư kinh doanh.

Cũng như trong công nghiệp, nhà tư bản nông nghiệp phải thu được , đồng thời phải thu được một số giá trị thặng dư dôi ra, tức là lợi nhuận siêu ngạch, để nộp tiền thuê đất của địa chủ dưới hình thức địa tô (r).

Từ đó, ta thấy giá cả nông sản là:

 – Như vậy, địa tô tư bản chủ nghĩa là phần giá trị thặng còn lại, tức là một phần của giá trị thặng dư do công nhân nông nghiệp tạo ra, sau khi đã trừ phần lợi nhuận bình quân ( ), mà các nhà tư bản kinh doanh trong nông nghiệp phải trả cho địa chủ.

Khái niệm: Địa tô tư bản chủ nghĩa là bộ phận lợi nhuận siêu ngạch do công nhân lao động động làm thuê trong nông nghiệp làm ra (tức là một phần của giá trị thặng dư sau khi trừ lợi nhuận bình quân của tư bản đầu tư vào nông nghiệp) mà các nhà tư bản kinh doanh trong nông nghiệp phải nộp cho người sở hữu ruộng đất

Vấn đề đặt ra là: Vì sao tư bản nông nghiệp lại có thể thu được phần lợi nhuận siêu ngạch để nộp cho địa chủ? Nghiên cứu các hình thức địa tô tư bản chủ nghĩa sẽ giúp chúng ta giải thích rõ điều này.

Các hình thức địa tô tư bản chủ nghĩa

a, Địa tô chênh lệch

– Để phân tích, ta phải giả định nông sản cũng bán theo giá cả sản xuất, nghĩa là tư bản phải thu hồi được chi phí sản xuất và lợi nhuận bình quân.
– Như phân tích ở phần trước, chúng ta thấy rằng lợi nhuận siêu ngạch trong công nghiệpdo cạnh tranh tạo nên, vì vậy nó chỉ xuất hiện tạm thời và không tồn tại ổn định một doanh nghiệp nào nhất định.
– Trái lại, lợi nhuận siêu ngạch trong nông nghiệp tồn tại ổn định trong các xí nghiệp có điều kiện sản xuất thuận lợi.

Xem thêm: 

Điều đó là do:
+ Một là, số lượng ruộng đất bị giới hạn và bị độc chiếm, người ta không thể tự tạo thêm ra những vùng đất có điều kiện tự nhiên thuận lợi.
+ Thứ hai, nông phẩm là thứ sản phẩm không thể thiếu, không thể thay thế đối với đời sống con người. Bên cạnh đó, nhu cầu về lương thực thực phẩm không ngừng tăng lên, do đó xã hội không chỉ canh tác trên những mảnh đất tốt mà buộc phải canh tác trên cả ruộng đất xấu hay kém thuận lợi hơn.

Do vậy, giá cả thị trường của nông phẩm do giá cả sản xuất ở nơi có điều kiện ruộng đất xấu hoặc kém thuận lợi, để đảm bảo cho người kinh doanh trên đất này phải thu được lợi nhuận bình quân. (Trong công nghiệp, giá cả sản xuất là do điều kiện sản xuất trung bình quyết định). Điều này giúp cho người kinh doanh trên ruộng đất có điều kiện sản xuất thuận lợi, có năng suất cao hơn, khi bán theo giá cả sản xuất chung, ngoài phần lợi nhuân bình quân, sẽ thu được lợi nhuận siêu ngạch để chuyển thành địa tô nộp cho chủ đất gọi là địa tô chênh lệch. (Lợi nhuận siêu ngạch này tương đối ổn định, lâu dài vì nó dựa trên tính chất cố định của đất đai và độ màu mỡ của đất)

Địa tô chênh lệch trong CNTB là số dư ngoài lợi nhuận bình quân thu được trên ruộng đất có điều kiện sản xuất thuận lợi hơn. Nó là số chênh lệch giữa giá cả sản xuất chung quyết định bởi điều kiện sản xuất trên ruộng đất xấu nhất và giá cả sản xuất cá biệt trên ruộng đất tốt và trung bình.(Đất xấu nhất nhưng không phải bất kỳ chi phí nào cũng trở thành giá cả SX, mà là chi phí SX ở mức trung bình)

Như vậy, địa tô chênh lệch là một phần lợi nhuận siêu ngạch ngoài lợi nhuận bình quân thu được trên rượng đất có điều kiện sản xuất thuận lợi hơn. Nó là số chênh lệch giữa giá cả sản xuất chung được quy định bởi điều kiện sản xuất trên ruộng đất xấu nhất với giá cả sản xuất cá biệt trên ruộng đất tốt và trung bình.

Thực chất của địa tô chênh lệch là lợi nhuận siêu ngạch.

Nguồn gốc của nó là một phần giá trị thặng dư do công nhân nông nghiệp tạo ra. Nguyên nhân sinh ra địa tô chênh lệch là do có sự độc quyền kinh doanh ruộng đất theo lối tư bản chủ nghĩa.
– Xét về cơ sở hình thành lợi nhuận siêu ngạch và việc chuyển hóa nó thành địa tô thì địa tô chênh lệch được chia làm hai loại:
+ Địa tô chênh lệch I: là địa tô thu được trên những ruộng đất có điều kện tự nhiên thuận lợi như: độ màu mỡ tự nhiên cao, gần nơi tiêu thụ, gần đường giao thông… làm cho năng suất của tư bản nông nghiệp cao hơn, tiết kiệm được chi phí hơn.

Ví dụ 1: Sự hình thành địa tô chênh lệch I trên đất tốt và trung bình (Giả sử: P’ = 20%)

Ví dụ 2: Sự hình thành địa tô chênh lệch 1 trên đất có vị trí thuận lợi

Vị trí thuận lợi sẽ giúp nhà tư bản kinh doanh nông nghiệp tiết kiệm được phần lớn chi phí lưu thông. Nhưng khi bán hàng thì cùng giá bán nên người nào có chi phí vận chuyển ít hơn sẽ thu được một khoản lợi nhuận siêu ngạch so với người khác, do đó họ thu được địa tô chênh lệch.

+ Địa tô chênh lệch II: là địa tô thu được nhờ thâm canh tăng năng suất, là kết quả của việc đầu tư thêm tư bản vào một đơn vị diện tích để nâng cao chất lượng canh tác, nhằm tăng độ màu mỡ trên mảnh ruộng đó, nâng cao sản lượng trên một đơn vị diện tích.

==>  Địa tô chênh lệch I và địa tô chênh lệch II có điểm giống nhau là: Đều là lợi nhuận siêu ngạch, hình thành do hiệu quả đầu tư khác nhau của những tư bản như nhau.

Điểm khác nhau giữa hai loại địa tô là

–  Địa tô chênh lệch I là do hiệu quả đầu tư trên những thửa ruộng có điều kiện khác nhau (quảng canh),
–  Địa tô chênh lệch II là do hiệu quả những lần đầu tư khác nhau trên cùng thửa ruộng (thâm canh).

Trong thời hạn hơp đồng thuê đất, phần lợi nhuận siêu ngạch thu được, do việc nhà tư bản thuê đất đã thâm canh, thuộc về nhà tư bản. Chỉ đến khi hết thời kỳ thuê đất, địa chủ mới tìm cách nâng giá thuê đất lên để chiếm lấy phần lợi nhuận siêu ngạch đó, tức là nhằm biến lợi nhuận siêu ngạch do đầu tư thâm canh (địa tô chênh lệch II) thành địa tô chênh lệch I. điều này làm phát sinh mâu thuẫn là, nhà tư bản thuê đất kéo dài thời hạn thuê đất, còn địa chủ lại muốn rút ngắn thời hạn cho thuê. Do đó, trong thời hạn hợp đồng, nhà tư bản tìm mọi cách quay vòng, tận dụng, vắt kiệt độ màu mỡ của đất đai.

– Địa tô tuyệt đối
+ Địa tô tuyệt đối là số địa tô mà các nhà tư bản kinh doanh nông nghiệp tuyết đối phải nộp hco địa chủ dù ruộng đất tốt hay xấu, ở gần hay ở xa.
(Trên những ruộng đất tốt và trung bình, địa chủ còn thu thêm địa tô chênh lệch I và địa tô chênh lệch II)
+ Dưới chế độ tư bản, sự độc quyền tư hữu ruộng đất đã cản trở sự phát triển của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa trong nông nghiệp. Do vậy, nông nghiệp thường lạc hậu hơn công nghiệp về kinh tế và kỹ thuật, và cấu tạo hữu cơ trong nông nghiệp thấp hơn trong công nghiệp. Điều này phản ánh một điều: nếu trình độ bóc lột như nhau (tỷ suất giá trị thặng dư như nhau) thì một tư bản ngang nhau sẽ sinh ra trong nông nghiệp nhiều giá trị thặng dư hơn.

Chủ đề liên quan:

Ví dụ: Giả sử:
+ Có hai tư bản đầu tư trong nông nghiệp và trong công nghiệp đều là 100.
+ Trong công nghiệp, cấu tạo hữu cơ là 4/1 còn trong nông nghiệp, cấu tạo hữu cơ là 3/2.
+ m’ = 100%

+ Địa tô tuyệt đối cũng là một loại lợi nhuận siêu ngạch (20) dôi ra ngoài lợi nhuận bình quân (20) được hình thành do cấu tạo hữu cơ của của tư bản trong nông nghiệp thấp hơn trong công nghiệp, nó là số chênh lệch giữa giá trị nông sản với giá cả sản xuất chung của nông phẩm.

+ Cơ sở của địa tô tuyệt đối là do cấu tạo hữu cơ của tư bản trong nông nghiệp thấp hơn trong công nghiệp, còn nguyên nhân tồn tại của địa tô tuyệt đối là do chế độ độc quyền tư hữu ruộng đất đã ngăn cản nông nghiệp tham gia cạnh tranh giữa các ngành để hình thành lợi nhuân bình quân.

* So sánh địa tô tuyệt đối và địa tô chênh lệch

– Địa tô độc quyền

+ Địa tô độc quyền là hình thức đặc biệt của địa tô tư bản chủ nghĩa. Nó có thể tồn tại trong nông nghiệp, công nghiệp khai thác và các khu đất trong thành thị.

+ Địa tô gắn với độc quyền sở hữu ruộng đất, độc chiếm các điều kiện tự nhiên thuận lợi, cản trở sự cạnh tranh của tư bản, tạo nên giá cả độc quyền của ruộng đất. Địa tô thu trên các loại có thể trồng các loại cây cho những sản phẩm quý hiếm, có giá trị cao, hay những khoáng sản có giá trị đặc biệt, thường rất cao và được gọi là địa tô độc quyền.

+ Nguồn gốc của nó cũng là lợi nhuận siêu ngạch do giá cả độc quyền cao của những sản phẩm thu được trên đất ấy mà nhà tư bản phải nộp cho địa chủ.

Bạn có thể xem lại toàn bộ câu hỏi và đáp án chi tiết của môn Chủ nghĩa Mac – Lênin tại: 

0