Cảm nhận của em về nhân vật Phương Định
Đề bài: Cảm nhận của em về nhân vật Phương Định Bài làm Cảm nhận của em về nhân vật Phương Định- Trong cuộc kháng chiến chống mĩ trường kỳ và vĩ đại của dân tộc, con đường Trường Sơn trở thành huyền thoại, trở thành biểu tượng anh hùng kiên cường, bền bỉ chiến đấu cho độc lập, tự do. Để đảm bảo cho ...
Đề bài: Cảm nhận của em về nhân vật Phương Định Bài làm Cảm nhận của em về nhân vật Phương Định- Trong cuộc kháng chiến chống mĩ trường kỳ và vĩ đại của dân tộc, con đường Trường Sơn trở thành huyền thoại, trở thành biểu tượng anh hùng kiên cường, bền bỉ chiến đấu cho độc lập, tự do. Để đảm bảo cho con đường huyết mạch ấy ngày đêm thông suốt ra tuyến lửa, đã có hàng ngàn, hàng vạn nữ thanh niên bám đường phá bom, san lấp hố bom, trong đó có cả chính nữ nhà văn Lê Minh Khuê đã từng tham gia, trải nghiệm. Hi sinh mất mát không ít nhưng họ quả là những người chiến sĩ anh hùng. Truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” là một trong những tác phẩm đầu tay của bà, viết về nữ trinh sát mặt đường, trong đó nổi bật là chân dung Phương Định, nhân vật đã để lại nhiều ấn tượng trong lòng người đọc. Phương Định, nhân vật xưng tôi, người kể chuyện. Lựa chọn cách trần thuật ấy là có chủ định của nhà văn. Mọi hình ảnh sự kiện, nhân vật… nơi trọng điểm ác liệt này đều được tái hiện từ cái nhìn và thái độ của chính người trong cuộc. Nhà văn có điều kiện đi vào thế giới nội tâm, bộc lộ những tâm tư, suy nghĩ thầm kín trong nhân vật. Lựa chọn ngôi kể như thế cũng tạo thuận lợi cho mạch chuyện đươc triển khai theo dòng tâm trạng của nhân vật kể, không theo mạch tuyến tính thời gian sự kiện mà đan xen giữa hiện tại và hồi tưởng quá khứ. Có thể coi đó là kiểu cốt chuyện tâm lý. Vì thế, ngôn ngữ, giọng điệu cũng phù hợp với nhân vật. Phương Định là nữ sinh của thủ đô đi vào chiến trường. Chị mang theo chiếc balo của thời áo trắng hồn nhiên, vô tư và vui sướng bao nhiêu. Cơn mưa đá đột ngột, ngắn ngủi ở cuối truyện, ngay sau trận phá bom đầy nguy hiểm, làm bung nở trong chị bao niềm vui thời thơ trẻ: chị nhớ về mẹ, về ngôi nhà, những ngôi sao lớn trên bầu trời thành phố… Những kỷ niệm ấy luôn sống lại trong chị giữa chiến trường dữ dội: Nó vừa là niềm khao khát, vừa làm dịu mát tâm hồngiữa khoảng khắc nóng bỏng, căng thẳng, khốc liệt của chiến trường. Cảm nhận của em về nhân vật Phương Định Là một cô gái nhiều mộng mơ, hồn nhiên, trong sáng, yêu đời. Phương Định rất thích ca hát. Hồi ở nhà, chị hát say mê, có lúc hát ầm ĩ đến nỗi làm ông bác sĩ hàng xóm mất ngủ, có lần hát say sưa đến nỗi suýt ngã lăn nhào từ cửa sổ gác hai xuống đất. Chị đem cả lòng say mê ca hát đó vào trong trận địa Trường Sơn ác liệt. Chị thích hát những hành khúc bộ đội, những bài dân ca quan họ, dân ca Ý, và cả Ca Chiu Sa của Hồng quân Liên Xô cũ. Say mê đến nỗi chỉ cần thuộc nhạc thôi là lời có thể bịa ra mà hát. Tiếng hát của Phương Định và cả đồng đội trên trọng điểm này thực sự là tiếng hát át tiếng bom, át đau thương, gian khổ và cả những mất mát hi sinh. Hát cho tâm hồn thăng hoa, cất cánh vượt lên tất cả để sống với những giây phút bình yên, thanh thản. Đó chính là tinh thần lạc quan, yêu đời, cao cả của nữ thanh niên xung phong thời đánh Mĩ. Phương Định còn là cô gái có hình thức đẹp. Chị không tự nói nhiều về mình nhưng qua mấy lời tự kể, người đọc có thể hiểu được vì sao cánh pháo thủ, lái xe hay trêu đùa, nhắn nhủ, thăm hỏi, gửi thư cho chị mặc dù ngày nào cũng nhìn thấy nhau: “Tôi là một cô gái khá. Hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa kèn. Còn mắt tôi thì các anh bảo: cô có cái nhìn sao mà xa xăm”. Là người mà được cách anh chiến sĩ quan tâm nhiều nhất so với chị em, nhưng Phương Định ít săn sóc, vồn vã với họ, mà thường đứng xa khoanh tay trước ngực, nhìn đi nơi khác, môi mím chặt. Phương Định giả vờ điệu đà vậy thôi nhưng trong lòng chị luôn yêu quý họ và thấy: “Những người đẹp nhất, thông minh nhất, can đảm, cao thượng nhất là những người mặc quân phục, có ngôi sao trên mũ”. Điều này cho thấy, Phương Định là cô gái hồn nhiên, trong sáng, kín đáo, sống có lý tưởng, biết đặt nhiệm vụ chung trên tình cảm riêng tư, sống hòa mình cùng đồng đội. Đặc điểm quan trọng nhất ở nhân vật Phương Định, đó là một nữ chiến sĩ dũng cảm, kiên cường trong chiến đấu. Nói đến người Hà Nội những năm tháng ấy, người ta nghĩ đến nét hào hoa, thanh nhã và nhất là con gái thì yểu điệu thục nữ, nhưng Phương Định cũng như bao thanh niên Hà Nội ngày ấy, sẵn sàng gác bút để cầm súng cùng dân tộc vào cuộc trường chinh. Chị háo hức vào tuyến lửa, sống cùng với đồng đội trên mảnh đất lúc nào cũng nóng bỏng, rung chuyển như lên cơn sốt bơi bom Mĩ giội xuống hàng ngày. Chị cũng như những đồng đội của mình làm nhiệm vụ phá bom, san lấp đảm bảo những tuyến đường cho bộ đội. Một công việc mà thần chết có thẻ cướp đi sự sống bất kỳ lúc nào. Song Phương Định không chịu thua kém chị em, luôn hành động chuẩn xác, thành thục, bình tĩnh và dũng cảm. Mỗi ngày phải phá tới năm quả, ít là ba quả. Mỗi lần phá bom là một cảm giác khác nhau. Lúc đầu chị thấy căng thẳng, hồi hộp, thần kinh căng như dây chão, tim đập bất thình lình, chân chạy mà biết xung quanh có nhiều quả bom chưa nổ. Có thể bây giờ hoặc chốc nữa, nhất định sẽ nổ và thần chết có thể viếng thăm bất cứ lúc nào… Mỗi lúc căng thẳng như thế, Phương Định lại có cảm giác như có ánh mắt của các anh cao xạ ở trên kia theo dõi theo từng động tác, cử chỉ để rồi lòng dũng cảm của chị được khích lệ, như được truyền thêm một tinh thần, một sức mạnh mãnh liệt trước những trái bom lì lợm có sức công phá thật khủng khiếp, chị kể: “Tôi đến gần quả bom, cảm giác có ánh mắt các chiến sĩ theo dõi mình, tôi không sợ nữa. Tôi sẽ đi khom. Các anh ấy không thích kiểu đi khom khi có thể đàng hoàng mà bước đi”. Cảm giác ấy khiến tinh thần của Phương Định trở nên sắc nhọn: “Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng động sắc đến gai người cứa vào da thịt tối: “Tôi rùng mình và bỗng nhận thấy tại sao mình làm quá chậm. Nhanh lên một tí! Vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành.” Thế rồi đặt thuốc châm ngòi và chạy tìm chỗ nấp, nín thở lắng nghe và chờ đợi tiếng nổ rung trời, chuyển đất váng óc và có thể rất nguy hiểm khi mảnh bom văng tới. Chỉ đọc và tái hiện lại cảnh ấy, ngày ấy trong tưởng tượng thôi, có lẽ người đọc cũng không khỏi ớn lạnh về sự khốc liệt của chiến tranh. Và chính sự khốc liệt ấy đã tôi luyện lên lớp người anh hùng như Phương Định, tiêu biểu cho hành vạn nữ thanh niên xung phong thời chống Mĩ. Có lẽ Lê Minh Khuê từng là chiến sĩ xung phong Trường Sơn nên bà không mấy khó khăn để nhập thân vào nhân vật, sống đời sống của nhân vật hay cũng chính từ đời sống thực của mình để miêu tả sinh động chân thực đời sống, tâm lý nhân vật, làm hiện lên trước mắt người đọc một thế giới nội tâm phong phú trong sáng. Nhẫn Đông Cảm nhận của em về nhân vật Phương ĐịnhDánh giá bài viết
Đề bài:
Bài làm
- Trong cuộc kháng chiến chống mĩ trường kỳ và vĩ đại của dân tộc, con đường Trường Sơn trở thành huyền thoại, trở thành biểu tượng anh hùng kiên cường, bền bỉ chiến đấu cho độc lập, tự do. Để đảm bảo cho con đường huyết mạch ấy ngày đêm thông suốt ra tuyến lửa, đã có hàng ngàn, hàng vạn nữ thanh niên bám đường phá bom, san lấp hố bom, trong đó có cả chính nữ nhà văn Lê Minh Khuê đã từng tham gia, trải nghiệm. Hi sinh mất mát không ít nhưng họ quả là những người chiến sĩ anh hùng. Truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” là một trong những tác phẩm đầu tay của bà, viết về nữ trinh sát mặt đường, trong đó nổi bật là chân dung Phương Định, nhân vật đã để lại nhiều ấn tượng trong lòng người đọc.
Phương Định, nhân vật xưng tôi, người kể chuyện. Lựa chọn cách trần thuật ấy là có chủ định của nhà văn. Mọi hình ảnh sự kiện, nhân vật… nơi trọng điểm ác liệt này đều được tái hiện từ cái nhìn và thái độ của chính người trong cuộc. Nhà văn có điều kiện đi vào thế giới nội tâm, bộc lộ những tâm tư, suy nghĩ thầm kín trong nhân vật.
Lựa chọn ngôi kể như thế cũng tạo thuận lợi cho mạch chuyện đươc triển khai theo dòng tâm trạng của nhân vật kể, không theo mạch tuyến tính thời gian sự kiện mà đan xen giữa hiện tại và hồi tưởng quá khứ. Có thể coi đó là kiểu cốt chuyện tâm lý. Vì thế, ngôn ngữ, giọng điệu cũng phù hợp với nhân vật.
Phương Định là nữ sinh của thủ đô đi vào chiến trường. Chị mang theo chiếc balo của thời áo trắng hồn nhiên, vô tư và vui sướng bao nhiêu. Cơn mưa đá đột ngột, ngắn ngủi ở cuối truyện, ngay sau trận phá bom đầy nguy hiểm, làm bung nở trong chị bao niềm vui thời thơ trẻ: chị nhớ về mẹ, về ngôi nhà, những ngôi sao lớn trên bầu trời thành phố… Những kỷ niệm ấy luôn sống lại trong chị giữa chiến trường dữ dội: Nó vừa là niềm khao khát, vừa làm dịu mát tâm hồngiữa khoảng khắc nóng bỏng, căng thẳng, khốc liệt của chiến trường.
Là một cô gái nhiều mộng mơ, hồn nhiên, trong sáng, yêu đời. Phương Định rất thích ca hát. Hồi ở nhà, chị hát say mê, có lúc hát ầm ĩ đến nỗi làm ông bác sĩ hàng xóm mất ngủ, có lần hát say sưa đến nỗi suýt ngã lăn nhào từ cửa sổ gác hai xuống đất.
Chị đem cả lòng say mê ca hát đó vào trong trận địa Trường Sơn ác liệt. Chị thích hát những hành khúc bộ đội, những bài dân ca quan họ, dân ca Ý, và cả Ca Chiu Sa của Hồng quân Liên Xô cũ. Say mê đến nỗi chỉ cần thuộc nhạc thôi là lời có thể bịa ra mà hát. Tiếng hát của Phương Định và cả đồng đội trên trọng điểm này thực sự là tiếng hát át tiếng bom, át đau thương, gian khổ và cả những mất mát hi sinh. Hát cho tâm hồn thăng hoa, cất cánh vượt lên tất cả để sống với những giây phút bình yên, thanh thản. Đó chính là tinh thần lạc quan, yêu đời, cao cả của nữ thanh niên xung phong thời đánh Mĩ.
Phương Định còn là cô gái có hình thức đẹp. Chị không tự nói nhiều về mình nhưng qua mấy lời tự kể, người đọc có thể hiểu được vì sao cánh pháo thủ, lái xe hay trêu đùa, nhắn nhủ, thăm hỏi, gửi thư cho chị mặc dù ngày nào cũng nhìn thấy nhau: “Tôi là một cô gái khá. Hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa kèn. Còn mắt tôi thì các anh bảo: cô có cái nhìn sao mà xa xăm”. Là người mà được cách anh chiến sĩ quan tâm nhiều nhất so với chị em, nhưng Phương Định ít săn sóc, vồn vã với họ, mà thường đứng xa khoanh tay trước ngực, nhìn đi nơi khác, môi mím chặt. Phương Định giả vờ điệu đà vậy thôi nhưng trong lòng chị luôn yêu quý họ và thấy: “Những người đẹp nhất, thông minh nhất, can đảm, cao thượng nhất là những người mặc quân phục, có ngôi sao trên mũ”. Điều này cho thấy, Phương Định là cô gái hồn nhiên, trong sáng, kín đáo, sống có lý tưởng, biết đặt nhiệm vụ chung trên tình cảm riêng tư, sống hòa mình cùng đồng đội.
Đặc điểm quan trọng nhất ở nhân vật Phương Định, đó là một nữ chiến sĩ dũng cảm, kiên cường trong chiến đấu. Nói đến người Hà Nội những năm tháng ấy, người ta nghĩ đến nét hào hoa, thanh nhã và nhất là con gái thì yểu điệu thục nữ, nhưng Phương Định cũng như bao thanh niên Hà Nội ngày ấy, sẵn sàng gác bút để cầm súng cùng dân tộc vào cuộc trường chinh. Chị háo hức vào tuyến lửa, sống cùng với đồng đội trên mảnh đất lúc nào cũng nóng bỏng, rung chuyển như lên cơn sốt bơi bom Mĩ giội xuống hàng ngày.
Chị cũng như những đồng đội của mình làm nhiệm vụ phá bom, san lấp đảm bảo những tuyến đường cho bộ đội. Một công việc mà thần chết có thẻ cướp đi sự sống bất kỳ lúc nào. Song Phương Định không chịu thua kém chị em, luôn hành động chuẩn xác, thành thục, bình tĩnh và dũng cảm. Mỗi ngày phải phá tới năm quả, ít là ba quả. Mỗi lần phá bom là một cảm giác khác nhau. Lúc đầu chị thấy căng thẳng, hồi hộp, thần kinh căng như dây chão, tim đập bất thình lình, chân chạy mà biết xung quanh có nhiều quả bom chưa nổ. Có thể bây giờ hoặc chốc nữa, nhất định sẽ nổ và thần chết có thể viếng thăm bất cứ lúc nào… Mỗi lúc căng thẳng như thế, Phương Định lại có cảm giác như có ánh mắt của các anh cao xạ ở trên kia theo dõi theo từng động tác, cử chỉ để rồi lòng dũng cảm của chị được khích lệ, như được truyền thêm một tinh thần, một sức mạnh mãnh liệt trước những trái bom lì lợm có sức công phá thật khủng khiếp, chị kể: “Tôi đến gần quả bom, cảm giác có ánh mắt các chiến sĩ theo dõi mình, tôi không sợ nữa. Tôi sẽ đi khom. Các anh ấy không thích kiểu đi khom khi có thể đàng hoàng mà bước đi”. Cảm giác ấy khiến tinh thần của Phương Định trở nên sắc nhọn: “Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng động sắc đến gai người cứa vào da thịt tối: “Tôi rùng mình và bỗng nhận thấy tại sao mình làm quá chậm. Nhanh lên một tí! Vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành.” Thế rồi đặt thuốc châm ngòi và chạy tìm chỗ nấp, nín thở lắng nghe và chờ đợi tiếng nổ rung trời, chuyển đất váng óc và có thể rất nguy hiểm khi mảnh bom văng tới. Chỉ đọc và tái hiện lại cảnh ấy, ngày ấy trong tưởng tượng thôi, có lẽ người đọc cũng không khỏi ớn lạnh về sự khốc liệt của chiến tranh. Và chính sự khốc liệt ấy đã tôi luyện lên lớp người anh hùng như Phương Định, tiêu biểu cho hành vạn nữ thanh niên xung phong thời chống Mĩ.
Có lẽ Lê Minh Khuê từng là chiến sĩ xung phong Trường Sơn nên bà không mấy khó khăn để nhập thân vào nhân vật, sống đời sống của nhân vật hay cũng chính từ đời sống thực của mình để miêu tả sinh động chân thực đời sống, tâm lý nhân vật, làm hiện lên trước mắt người đọc một thế giới nội tâm phong phú trong sáng.
Nhẫn Đông