Cảm nghĩ của em về người thân yêu nhất
Đề bài: Cảm nghĩ của em về người thân yêu nhất Bài làm Cảm nghĩ của em về người thân yêu nhất– Macxim Gorki đã từng viết: “Có lẽ tất cả các bà đều tốt”. Trong gia đình, chúng ta thường có tình cảm đặc biệt và ấn tượng sâu đậm với một người nào đó. Với em, đó chính là người bà yêu ...
Đề bài: Cảm nghĩ của em về người thân yêu nhất Bài làm Cảm nghĩ của em về người thân yêu nhất– Macxim Gorki đã từng viết: “Có lẽ tất cả các bà đều tốt”. Trong gia đình, chúng ta thường có tình cảm đặc biệt và ấn tượng sâu đậm với một người nào đó. Với em, đó chính là người bà yêu quý. Bà của em năm nay đã gần bảy mươi tuổi. Thế nhưng bà vẫn rất minh mẫn và nhanh nhẹ. Em nhớ đôi mắt của bà vẫn sáng và tinh anh. Em nhớ cả nụ cười móm mém hiền hậu trên khuôn mặt của bà. Mái tóc của bà được nuôi dài, tuy rụng nhiều nhưng bà vẫn cần mẫn gội bồ kết nên mùi hương của tóc bà rất đặc biệt, không giống như những mùi hương hóa học của các loại dầu gội như bây giờ. Em nhớ cả dáng đi hơi còng của mẹ. Mẹ vẫn nói với em: do lúc trước nhà rất nghèo, mẹ và các dì, các cậu đều đang tuổi ăn tuổi học nên bà nhận đi bốc vác thuê ở cảng, công việc nặng nhọc và vất vả và quá sức nên bây giờ lưng bà mới bị còng như vậy. Nghe thế, em càng thương và yêu quý bà hơn. Nhớ khi còn nhỏ hay được ngồi trong lòng bà, bà hay đặt bàn tay nhỏ xíu của em vào lòng bàn tay bà và vuốt ve. Trong ấn tượng của em, đôi bàn tay của bà gầy xạm, có những vết đồi mồi lấm tấm và nếp nhăn nhưng lại vô cùng ấm áp. Lúc nhỏ, em hay được bà cõng trên lưng đưa đi học, đi chơi. Bố mẹ em đi làm ở công xưởng đến muộn nên bà chính ở người ở bên cạnh em phần lớn quãng thời thơ ấu. Bà đưa em đi học, dắt tay em qua chiếc cầu treo chênh vênh. Trong kí ức của một đứa trẻ, chiếc cầu treo ấy thật đáng sợ nhưng có bà nắm tay em lại chẳng sợ gì nữa. Những lúc em biếng ăn, quấy khóc, làm nũng, bà luôn ở cạnh bên vỗ về, dỗ dành em. Cảm nghĩ của em về người thân yêu nhất Bà có một quán nhỏ nước ngay trước cửa nhà, hằng ngày bà dạy rất sớm để nấu nước, pha trà, chuẩn bị những hộp bánh kẹo nhỏ để khách ăn. Những thứ lỉnh kỉnh, bé nhỏ của quán nước được bà bày biện rất cẩn thận. Thế rồi bà lại đưa em đi học và đón em về. Khi em lớn hơn một chút không cần đưa đón. Trước lúc đi học, bà thường dúi vào cặp sách em gói bim bim hay gói kẹo và xoa đầu em, nhắc nhở đi đến lớp phải nghe lời thầy cô giáo. Lúc đi học về, bà lại hỏi chuyện em ở lớp. Mỗi khi em kể những câu chuyện vui, khuôn mặt bà lại nở nụ cười rạng rỡ. Có lần, tan học về, em lén đứng ở một góc xa nhìn bà bán hàng. Em thấy lạ khi chốc chốc bà lại đứng lên đi lại và nhìn về hướng mà em vẫn thường về. Hóa ra, bà luôn là người chờ đợi em về nhà. Lúc đó, em chợt hiểu ra bà yêu thương em rất nhiều. Bà không chỉ dạy cho em điều hay lẽ phải, chăm sóc em và còn luôn quan tâm đến em. Có lần em đi đá bóng bị ngã chảy máu chân, được các bạn cõng về nhà. Bà vừa bôi thuốc vừa xuýt xoa, vừa hỏi han xem em có bị đau không. Đến khi vết thương đóng vẩy, bà lại nhắc nhở và bôi nghệ cho em. Bà thường nói: “ con trai phải mạnh mẽ nhưng cũng để lại vết sẹo nào trên người. Có sẹo thì xấu cháu trai của bà”. Bây giờ em đã là một học sinh cấp hai, em học nội trú, một tháng mới được về nhà một lần. Mỗi khi về nhà, em lại kể những câu chuyện vui ở trường, nhổ tóc bạc và bóp vai cho bà. Lúc ấy, em đều cảm nhận được niềm vui của bà. Mẹ vẫn nói khi có em ở nhà bà ăn cơm nhiều hơn, nói chuyện nhiều hơn. Thế nhưng, em cũng cảm nhận được sức khỏe của bà cũng không còn tốt như trước, hàng nước cũng đã không còn bán nữa. Em chỉ muốn học thật nhanh, tốt nghiệp thật nhanh để có thể trở về nhà chăm sóc bà. Cho dù đi suốt cuộc đời, em vẫn luôn ghi nhớ hình ảnh của bà. Bà chính là người em yêu thương nhất. Chính vì vậy, hôm nay em viết bài văn này để thể hiện lòng biết ơn với bà. “Cảm ơn bà đã luôn yêu thương và chăm sóc con. Bà đợi con về bà nhé”. Nhẫn Đông Cảm nghĩ của em về người thân yêu nhấtDánh giá bài viết
Đề bài:
Bài làm
– Macxim Gorki đã từng viết: “Có lẽ tất cả các bà đều tốt”. Trong gia đình, chúng ta thường có tình cảm đặc biệt và ấn tượng sâu đậm với một người nào đó. Với em, đó chính là người bà yêu quý.
Bà của em năm nay đã gần bảy mươi tuổi. Thế nhưng bà vẫn rất minh mẫn và nhanh nhẹ. Em nhớ đôi mắt của bà vẫn sáng và tinh anh. Em nhớ cả nụ cười móm mém hiền hậu trên khuôn mặt của bà. Mái tóc của bà được nuôi dài, tuy rụng nhiều nhưng bà vẫn cần mẫn gội bồ kết nên mùi hương của tóc bà rất đặc biệt, không giống như những mùi hương hóa học của các loại dầu gội như bây giờ. Em nhớ cả dáng đi hơi còng của mẹ. Mẹ vẫn nói với em: do lúc trước nhà rất nghèo, mẹ và các dì, các cậu đều đang tuổi ăn tuổi học nên bà nhận đi bốc vác thuê ở cảng, công việc nặng nhọc và vất vả và quá sức nên bây giờ lưng bà mới bị còng như vậy. Nghe thế, em càng thương và yêu quý bà hơn. Nhớ khi còn nhỏ hay được ngồi trong lòng bà, bà hay đặt bàn tay nhỏ xíu của em vào lòng bàn tay bà và vuốt ve. Trong ấn tượng của em, đôi bàn tay của bà gầy xạm, có những vết đồi mồi lấm tấm và nếp nhăn nhưng lại vô cùng ấm áp. Lúc nhỏ, em hay được bà cõng trên lưng đưa đi học, đi chơi. Bố mẹ em đi làm ở công xưởng đến muộn nên bà chính ở người ở bên cạnh em phần lớn quãng thời thơ ấu. Bà đưa em đi học, dắt tay em qua chiếc cầu treo chênh vênh. Trong kí ức của một đứa trẻ, chiếc cầu treo ấy thật đáng sợ nhưng có bà nắm tay em lại chẳng sợ gì nữa. Những lúc em biếng ăn, quấy khóc, làm nũng, bà luôn ở cạnh bên vỗ về, dỗ dành em.
Bà có một quán nhỏ nước ngay trước cửa nhà, hằng ngày bà dạy rất sớm để nấu nước, pha trà, chuẩn bị những hộp bánh kẹo nhỏ để khách ăn. Những thứ lỉnh kỉnh, bé nhỏ của quán nước được bà bày biện rất cẩn thận. Thế rồi bà lại đưa em đi học và đón em về. Khi em lớn hơn một chút không cần đưa đón. Trước lúc đi học, bà thường dúi vào cặp sách em gói bim bim hay gói kẹo và xoa đầu em, nhắc nhở đi đến lớp phải nghe lời thầy cô giáo. Lúc đi học về, bà lại hỏi chuyện em ở lớp. Mỗi khi em kể những câu chuyện vui, khuôn mặt bà lại nở nụ cười rạng rỡ. Có lần, tan học về, em lén đứng ở một góc xa nhìn bà bán hàng. Em thấy lạ khi chốc chốc bà lại đứng lên đi lại và nhìn về hướng mà em vẫn thường về. Hóa ra, bà luôn là người chờ đợi em về nhà. Lúc đó, em chợt hiểu ra bà yêu thương em rất nhiều. Bà không chỉ dạy cho em điều hay lẽ phải, chăm sóc em và còn luôn quan tâm đến em. Có lần em đi đá bóng bị ngã chảy máu chân, được các bạn cõng về nhà. Bà vừa bôi thuốc vừa xuýt xoa, vừa hỏi han xem em có bị đau không. Đến khi vết thương đóng vẩy, bà lại nhắc nhở và bôi nghệ cho em. Bà thường nói: “ con trai phải mạnh mẽ nhưng cũng để lại vết sẹo nào trên người. Có sẹo thì xấu cháu trai của bà”.
Bây giờ em đã là một học sinh cấp hai, em học nội trú, một tháng mới được về nhà một lần. Mỗi khi về nhà, em lại kể những câu chuyện vui ở trường, nhổ tóc bạc và bóp vai cho bà. Lúc ấy, em đều cảm nhận được niềm vui của bà. Mẹ vẫn nói khi có em ở nhà bà ăn cơm nhiều hơn, nói chuyện nhiều hơn. Thế nhưng, em cũng cảm nhận được sức khỏe của bà cũng không còn tốt như trước, hàng nước cũng đã không còn bán nữa. Em chỉ muốn học thật nhanh, tốt nghiệp thật nhanh để có thể trở về nhà chăm sóc bà.
Cho dù đi suốt cuộc đời, em vẫn luôn ghi nhớ hình ảnh của bà. Bà chính là người em yêu thương nhất. Chính vì vậy, hôm nay em viết bài văn này để thể hiện lòng biết ơn với bà. “Cảm ơn bà đã luôn yêu thương và chăm sóc con. Bà đợi con về bà nhé”.
Nhẫn Đông