05/02/2018, 13:02

Phân tích giá trị hiện thực trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ

Đề bài: Phân tích giá trị hiện thực trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ Bài làm Tô Hoài là một nhà văn chuyên viết truyện ngắn với bút lực dồi dào. Không chỉ nổi tiếng với tác phẩm viết cho thiếu nhi mà các tác phẩm của ông còn mang đậm nét văn hóa, lối sống, nếp cảm nếp nghĩ của đồng bào dân tộc thiểu ...

Đề bài: Phân tích giá trị hiện thực trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ Bài làm Tô Hoài là một nhà văn chuyên viết truyện ngắn với bút lực dồi dào. Không chỉ nổi tiếng với tác phẩm viết cho thiếu nhi mà các tác phẩm của ông còn mang đậm nét văn hóa, lối sống, nếp cảm nếp nghĩ của đồng bào dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc. Tiểu biểu là tác phẩm: “Vợ chồng A Phủ”. Trong tác phẩm, người đọc thấy rõ được giá trị hiện thực sâu sắc mang dấu ấn thời đại Trước tiên, tác phẩm đã tố cáo tội ác của giai cấp thống trị. Trong truyện giai cấp cầm quyền ở Hồng Ngài chính là nhà thống lí Pá Tra. Gia đình thống lí lợi dụng cường quyền và thần quyền để áp bức những người dân lao động nghèo khổ. Tiêu biểu là Mị và A Phủ. Mị vốn là một cô gái dân tộc xinh đẹp và tràn đầy sức sống. Nhưng hoàn cảnh đưa đẩy khiến cô gái ấy trở thành con dâu gạt nợ của nhà Thống lí Pá Tra. Món nợ của bố Mị khi cưới mẹ Mị. Đây là món nợ truyền kiếp đối với người người lao động nghèo, nó chẳng khác gì một thứ tội: “tội tổ tông”. Đối với bọn phong kiến, đây là hình thức cho vay nặng lãi đẩy người lao động nghèo vào tình trạng bị bần cùng hóa. Gia đình thống lí lợi dụng hủ tục của miền núi (tục cướp vợ) để bắt cóc Mị. Bản thân cô Mị đang hồi hộp đêm hò hẹn đầu tiên, trong lòng đang ngập tràn hạnh phúc thì rơi xuống đáy sâu của nỗi bất hạnh. Bọn chúng còn lợi dụng tục “cúng trình ma” để hoàn chỉnh việc biến một người con gái xinh đẹp, có tài thổi sáo, hiếu thảo, chăm chỉ, tự trọng và nhất là yêu tự do, khát khao tình yêu trở thành một nô lệ. Thông qua đó, tác gỉa gián tiếp tố cháo sức mạnh của cường quyền và thần quyền đang đè nặng lên cuộc sống của nhân dân đồng bào miền núi. Không chỉ có Mị, A Phủ cũng là một chàng trai bị rơi vào hoàn cảnh bất hạnh không kém. A Phủ được giới thiệu là một người mồ côi, một thân một mình, bị bán xuống đồng tháp, trốn trở lại đồng cao rồi lưu lạc đến Hồng Ngài. Từ nhỏ, A Phủ đã gan bướng, dũng cảm. Chàng trai lao động giỏi, không ngại những việc nặng nhọc, nguy hiểm, là niềm mơ ước của bao cô gái. Tuy vậy, A Phủ vẫn đi chơi ngày tết, mơ ước tìm bạn kết đôi. Cho thấy đây là một chàng trai khao khát hạnh phúc và tình yêu. A Phủ như đứa con, như cánh chim của núi rừng Tây Bắc. Nhân vật A Phủ bị rơi vào hoàn cảnh bất hạnh qua vụ xử kiện vô lí của gia đình nhà thống lí Pá Tra. Từ vụ xử kiện này, A Phủ từ một chàng trai tự do yêu đời trở thành một nô lệ tàn đời mãn kiếp cho nhà thống lí. Nguyên nhân cũng chính vì A Phủ dám cả gan đánh A Sử. Bản án trong phiên xử kiện này: A Phủ ban đầu bị buộc tội chết rồi lại được tha. Với thống lí Pá Tra, A Phủ sống để làm việc trả nợ (nộp vạ 100 đòng bạc trắng). Chàng trai yêu tự do ngày nào bị biến thành con nợ truyền kiếp. Tuy sự việc khác nhau nhưng cách thức bị bó buộc và hành hạ về thể xác và tinh thần của hai nhân vật vốn không liên quan là Mị và A Phủ đều giống nhau. Đó là cách bọn cầm quyền, thống trị ở các địa phương đầy đọa người dân trước khi được Cách mạng giải phóng. A Phủ bị bắt làm các công việc nặng nhọc nguy hiểm, trở thành nô lệ không công do món nợ không biết đến ngày nào mới trả hết. A Phủ cũng không dám nghĩ đến việc trốn do quyền lực khủng khiếp của nhà thống lí Pá Tra. Dù làm việc vất vả, khổ cực nhưng chỉ cần một sai lầm cũng khiến A Phủ phải chịu tội. Tai họa ập đến với A Phủ khi lỡ để hổ ăn mất một con bò. A Phủ bị trói vào cọc. Tính mạng của con người bị rẻ rúng chưa bằng một con vật. Nhà thống lí mất một con bò, nhưng A Phủ lại phải trả giá bằng mạng sống của mình. Đó là một hành động dã man, mất nhân tính của bọn thống trị, coi thường mạng sống của người lao động chân chính. Phân tích giá trị hiện thực của tác phẩm "Vợ chồng A Phủ" Chính Mị Và A Phủ đều nghĩ rằng bản thân mình phải làm nô lệ, người ở cả đời cho nhà thống lí. Nhưng suy nghĩ đó cũng bị chính sự tàn nhẫn, bất công của nhà thống lí dập tắt. Chúng sẵn sàng bắt trói, mặc kệ mạng sống của người lao động chỉ vì họ phạm lỗi. A Phủ làm mất một con bò và Mị muốn đi chơi.Trong đêm A Phủ bị trói, khi thấy A Phủ khóc. Giọt nước mắt của A Phủ đã khơi dậy niềm yêu thương và khao khát sống của Mị. Mị nhớ lại cảnh mình cũng bị trói. Mị nghĩ đến sự tàn ác của nhà thống lí với những người vô tội. Vì thế, Mị quyết định cởi trói cho A Phủ và quyết tâm chạy trốn khỏi “địa ngục trần gian”. Mị cởi trói cho A Phủ, cứu thoát A Phủ cũng là cứu thoát chính mình. Người dân lao động chẳng còn cách nào khác là tự giải thoát cho chính mình. Con đường họ đến với Cách mạng là tất yếu. Qua tác phẩm, người đọc thấy được giá trị hiện thực sâu sắc được thể hiện qua tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài, càng thêm hiểu rõ cuộc sống cùng khổ của người dân lao động miền núi trước Cách mạng tháng 8 do sự thống trị tàn ác của giai cấp cầm quyền. Nhẫn Đông Phân tích giá trị hiện thực trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ3.5 (69.09%) 11 đánh giá Từ khóa từ Google:phân tích giá trị hiện thực trong tác phẩm vợ chồng a phủphân tích giá trị hiện thực vo chồng a phủphân tích giá trị hiện thực của tac phẩm vợ chồng a phủphân tích giá trị hiện thực của vợ chồng a phủohan tich gia tri hien thua trog chuyen ngan vo chong a phủphân tích giá trị hiện của vợ chồng a phĩ

Đề bài:

Bài làm

Tô Hoài là một nhà văn chuyên viết truyện ngắn với bút lực dồi dào. Không chỉ nổi tiếng với tác phẩm viết cho thiếu nhi mà các tác phẩm của ông còn mang đậm nét văn hóa, lối sống, nếp cảm nếp nghĩ của đồng bào dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc. Tiểu biểu là tác phẩm: “Vợ chồng A Phủ”. Trong tác phẩm, người đọc thấy rõ được giá trị hiện thực sâu sắc mang dấu ấn thời đại

Trước tiên, tác phẩm đã tố cáo tội ác của giai cấp thống trị. Trong truyện giai cấp cầm quyền ở Hồng Ngài chính là nhà thống lí Pá Tra. Gia đình thống lí lợi dụng cường quyền và thần quyền để áp bức những người dân lao động nghèo khổ. Tiêu biểu là Mị và A Phủ.

Mị vốn là một cô gái dân tộc xinh đẹp và tràn đầy sức sống. Nhưng hoàn cảnh đưa đẩy khiến cô gái ấy trở thành con dâu gạt nợ của nhà Thống lí Pá Tra. Món nợ của bố Mị khi cưới mẹ Mị. Đây là món nợ truyền kiếp đối với người người lao động nghèo, nó chẳng khác gì một thứ tội: “tội tổ tông”. Đối với bọn phong kiến, đây là hình thức cho vay nặng lãi đẩy người lao động nghèo vào tình trạng bị bần cùng hóa. Gia đình thống lí lợi dụng hủ tục của miền núi (tục cướp vợ) để bắt cóc Mị. Bản thân cô Mị đang hồi hộp đêm hò hẹn đầu tiên, trong lòng đang ngập tràn hạnh phúc thì rơi xuống đáy sâu của nỗi bất hạnh. Bọn chúng còn lợi dụng tục “cúng trình ma” để hoàn chỉnh việc biến một người con gái xinh đẹp, có tài thổi sáo, hiếu thảo, chăm chỉ, tự trọng và nhất là yêu tự do, khát khao tình yêu trở thành một nô lệ. Thông qua đó, tác gỉa gián tiếp tố cháo sức mạnh của cường quyền và thần quyền đang đè nặng lên cuộc sống của nhân dân đồng bào miền núi.

Không chỉ có Mị, A Phủ cũng là một chàng trai bị rơi vào hoàn cảnh bất hạnh không kém. A Phủ được giới thiệu là một người mồ côi, một thân một mình, bị bán xuống đồng tháp, trốn trở lại đồng cao rồi lưu lạc đến Hồng Ngài. Từ nhỏ, A Phủ đã gan bướng, dũng cảm. Chàng trai lao động giỏi, không ngại những việc nặng nhọc, nguy hiểm, là niềm mơ ước của bao cô gái. Tuy vậy, A Phủ vẫn đi chơi ngày tết, mơ ước tìm bạn kết đôi. Cho thấy đây là một chàng trai khao khát hạnh phúc và tình yêu. A Phủ như đứa con, như cánh chim của núi rừng Tây Bắc. Nhân vật A Phủ bị rơi vào hoàn cảnh bất hạnh qua vụ xử kiện vô lí của gia đình nhà thống lí Pá Tra. Từ vụ xử kiện này, A Phủ từ một chàng trai tự do yêu đời trở thành một nô lệ tàn đời mãn kiếp cho nhà thống lí. Nguyên nhân cũng chính vì A Phủ dám cả gan đánh A Sử. Bản án trong phiên xử kiện này: A Phủ ban đầu bị buộc tội chết rồi lại được tha. Với thống lí Pá Tra, A Phủ sống để làm việc trả nợ (nộp vạ 100 đòng bạc trắng). Chàng trai yêu tự do ngày nào bị biến thành con nợ truyền kiếp. Tuy sự việc khác nhau nhưng cách thức bị bó buộc và hành hạ về thể xác và tinh thần của hai nhân vật vốn không liên quan là Mị và A Phủ đều giống nhau. Đó là cách bọn cầm quyền, thống trị ở các địa phương đầy đọa người dân trước khi được Cách mạng giải phóng. A Phủ bị bắt làm các công việc nặng nhọc nguy hiểm, trở thành nô lệ không công do món nợ không biết đến ngày nào mới trả hết. A Phủ cũng không dám nghĩ đến việc trốn  do quyền lực khủng khiếp của nhà thống lí Pá Tra. Dù làm việc vất vả, khổ cực nhưng chỉ cần một sai lầm cũng khiến A Phủ phải chịu tội. Tai họa ập đến với A Phủ khi lỡ để hổ ăn mất một con bò. A Phủ bị trói vào cọc. Tính mạng của con người bị rẻ rúng chưa bằng một con vật. Nhà thống lí mất một con bò, nhưng A Phủ lại phải trả giá bằng mạng sống của mình. Đó là một hành động dã man, mất nhân tính của bọn thống trị, coi thường mạng sống của người lao động chân chính.


Chính Mị Và A Phủ đều nghĩ rằng bản thân mình phải làm nô lệ, người ở cả đời cho nhà thống lí. Nhưng suy nghĩ đó cũng bị chính sự tàn nhẫn, bất công của nhà thống lí dập tắt. Chúng sẵn sàng bắt trói, mặc kệ mạng sống của người lao động chỉ vì họ phạm lỗi. A Phủ làm mất một con bò và Mị muốn đi chơi.Trong đêm A Phủ bị trói, khi thấy A Phủ khóc. Giọt nước mắt của A Phủ đã khơi dậy niềm yêu thương và khao khát sống của Mị. Mị nhớ lại cảnh mình cũng bị trói. Mị nghĩ đến sự tàn ác của nhà thống lí với những người vô tội. Vì thế, Mị quyết định cởi trói cho A Phủ và quyết tâm chạy trốn khỏi “địa ngục trần gian”. Mị cởi trói cho A Phủ, cứu thoát A Phủ cũng là cứu thoát chính mình. Người dân lao động chẳng còn cách nào khác là tự giải thoát cho chính mình. Con đường họ đến với Cách mạng là tất yếu.

Qua tác phẩm, người đọc thấy được giá trị hiện thực sâu sắc được thể hiện qua tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài, càng thêm hiểu rõ cuộc sống cùng khổ của người dân lao động miền núi trước Cách mạng tháng 8 do sự thống trị tàn ác của giai cấp cầm quyền.

Nhẫn Đông

Từ khóa từ Google:

  • phân tích giá trị hiện thực trong tác phẩm vợ chồng a phủ
  • phân tích giá trị hiện thực vo chồng a phủ
  • phân tích giá trị hiện thực của tac phẩm vợ chồng a phủ
  • phân tích giá trị hiện thực của vợ chồng a phủ
  • ohan tich gia tri hien thua trog chuyen ngan vo chong a phủ
  • phân tích giá trị hiện của vợ chồng a phĩ
0