Phát biểu cảm nghĩ của em về mẹ
Đề bài: Phát biểu cảm nghĩ của em về mẹ Bài làm “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng” Là một trong những câu ca dao mà cah ông để lại cho thế hệ con cháu chúng ta. Để có chúng ta ngày hôm nay, ta phải biết ơn công ơn sinh thành, nuôi dưỡng của cha mẹ ta. Mẹ là ...
Đề bài: Phát biểu cảm nghĩ của em về mẹ Bài làm “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng” Là một trong những câu ca dao mà cah ông để lại cho thế hệ con cháu chúng ta. Để có chúng ta ngày hôm nay, ta phải biết ơn công ơn sinh thành, nuôi dưỡng của cha mẹ ta. Mẹ là người “Mang nặng đẻ đau” qua chín tháng mười ngày mới sinh ra chúng ta, mỗi chúng ta phải biết ơn công ơn của mẹ. Cha là người dạy dỗ, cùng với mẹ nuôi dưỡng chúng ta. “Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra Một lòng thờ mẹ kính cha Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con” Đó là những câu ca dao nói lên đạo lý làm con hiện nay, tình cảm mà con dành cho mẹ Tình cảm mà mỗi người dành cho mẹ là không giống nhau, không phải ai cũng yêu mẹ nhất, vì có thể có người yêu bố của mình hơn,.. mà điều quan trọng nhất là ai cũng yêu mẹ nhiều. Mỗi người, dù ít, dù nhiều cũng yêu thương cha mẹ mình. Không có một ai lớn lên mà phủ nhận công ơn nuôi dưỡng của cha mẹ cả. Phát biểu cảm nghĩ của em về mẹ Mẹ là người chịu nhiều thiệt thòi về bản thân nhất khi mang thai cũng như khi sinh chúng ta trên cuộc đời. Khi mang thai, mẹ phải chịu nhiều sự biến đổi về tâm sinh lý, đặc biệt là về ngoại hình. Khi mang thai, mẹ lúc nào cũng cảm thấy khó chịu khi tự dưng trong cơ thể mình lại có một cơ thể khác, chưa kể từng ngày ta lớn trong bụng mẹ, có lúc ta đạp, có lúc ta vung tay làm mẹ đau. Thêm nữa khi mang thai, mẹ ít nhất cũng tăng gần hai chục cân, chân mẹ to ra, đau nhức. Rồi là những tháng nghén, mẹ không ăn được gì, còn ta cứ thế lớn dần trong bụng mẹ. Càng ngày, ta càng to khiến bụng mẹ có những vết rạn. Rồi đến ngày mẹ sinh ta, cơn đau ấy như cảm giác mà người ta bẻ xương sườn của mẹ, cơn đau ấy, chắc chỉ những người đã được làm mẹ mới có thể biết được. Rồi khi đón thành viên mới chào đời nào là bỉm nào là sữa, mẹ từng li từng tí chuẩn bị cho con. Mẹ có nguồn sữa nuôi dưỡng ta trong cơn đói, mẹ là cơn gió mát đêm hè, mẹ là vòng tay ấm trong đêm đông giá lạnh. Ở nhà, mọi đồ dùng đều có dấu tay thu vén của mẹ. Những ngày đi học sớm, bữa ăn sáng đều do mẹ chuẩn bị, đến giờ dậy, mẹ lại nhẹ nhàng gọi dậy, và dọn dẹp phòng cho con. Mẹ lo cho con từng miếng ăn, giấc ngủ. “Đêm nay con ngủ giấc tròn, Mẹ là ngọn gió của con suốt đời” Mẹ là người nuôi dưỡng, sẻ chia cho ta thêm kinh nghiệm trong cuộc sống. Mẹ luôn dạy dỗ và chỉ bảo ta đầu tiên là lời ăn, tiếng nói. Mẹ dạy cho ta từng cử chỉ, từng điệu bộ trong cuộc sống khi ứng xử với người khác. Mẹ luôn đứng sau, quan sát sự tiến bộ của chúng ta. Mẹ dạy ta nấu ăn, mẹ dạy ta học bài, cứ vậy, ta đủ hành trang vào đời. “Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha” Mẹ là người chịu những hi sinh thầm lặng để tôi có cuộc đời như ngày hôm nay. Còn nhớ, có lần tôi mắc lỗi, ở lớp đã đánh nhau với bạn vì bạn đã xúc phạm tới tôi. Lần ấy đánh nhau, tôi là người đánh trước, nhưng cuối cùng lại là người dính đau nhất và phải nhập viện. Mẹ bận ấy đang làm nốt luận án để chuẩn bị bảo vệ luận án Tiến sĩ chuyên ngành tâm lý. Mẹ đã bỏ hết công việc, thầy hướng dẫn với luận án đang bước và phút nước sôi. Mẹ lao đến với tôi, rồi mẹ chăm sóc. Mẹ khóc. Mẹ đã khóc rất nhiều. Tôi đã chứng kiến hết. Tay tôi bó bột, miệng đau cứng, nhìn mẹ đúc từng miếng cháo ung dung chậm dãi mà tôi nghẹn ứ. Bữa ấy tôi mới có thời gian để quan sát mẹ, để ngắm mẹ thật lâu. Tôi biết mấy bận nay mẹ có bận, mẹ bận làm luận án để chuẩn bị cuối năm bảo vệ. Đáng nhẽ thòi gian ấy tôi phải giúp mẹ, phải đỡ mẹ lo toan gia đình, nhưng ngược lại, tôi lại đi đánh nhau. Mẹ biết là tôi không phải là người sai, nhưng tôi lại là người chấp vặt. Khi tôi đã ổn định hơn, không còn đau nhiều, mẹ ngồi lại, nói chuyện với tôi. Mẹ không trách cứ, mắng bỏ, nhưng mẹ ngồi lại, mẹ nói chuyện, mẹ bảo, ai cũng sẽ có những lúc phạm sai lầm, nhưng con người chúng ta, cần phải biết một điều đó là nắm đấm không phải là cách giải quyết tốt nhất. Nắm đấm chỉ dành cho những người không có tri thức. Những người như tôi, không phải là những người nói chuyện bằng nắm đấm. Thay vì đánh nhau, tôi có thể xem lại những lời nói của bạn, câu nào đúng thì tiếp thu, có thể gặp riêng bạn để bày tỏ thái độ bản thân. Tôi cần nên học cách bỏ qua bạn bè sẽ nể hơn là chọn cách xô xát, gây sự. Sau lần ấy, tôi thấy mình trưởng thành hơn trong cả lời ăn tiếng nói cũng như hành động, tôi cảm thấy rất cảm động vì tình cảm mà mẹ dành cho tôi. “Hổ dữ không ăn thịt con” và mẹ cũng vậy. Mẹ là người có công sinh thành, dạy dỗ chúng ta. Mỗi chúng ta cần phải biết ơn công dạy dỗ sinh thành. Người ta thường nói: “Con dại cái mang” cũng thật đúng. Nếu ai đã từng làm mẹ có lẽ sẽ rõ hơn điều này. Một lời không thể nói được hết tình cảm mà mỗi chúng ta dành cho mẹ, nhưng trên hết, con người khi còn có mẹ trên đời, hãy tận dụng nó, vì thượng đế đang khoan hồng, bao dung, ban tặng cho chúng ta những ngày quí giá để sống bên cạnh một thiên thần trong cuộc đời. “Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc Đừng để buồn lên mắt mẹ, nghe không” Hà Vũ Phát biểu cảm nghĩ của em về mẹ5 (100%) 1 đánh giá
Đề bài:
Bài làm
“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây,
Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng”
Là một trong những câu ca dao mà cah ông để lại cho thế hệ con cháu chúng ta. Để có chúng ta ngày hôm nay, ta phải biết ơn công ơn sinh thành, nuôi dưỡng của cha mẹ ta. Mẹ là người “Mang nặng đẻ đau” qua chín tháng mười ngày mới sinh ra chúng ta, mỗi chúng ta phải biết ơn công ơn của mẹ. Cha là người dạy dỗ, cùng với mẹ nuôi dưỡng chúng ta.
“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”
Đó là những câu ca dao nói lên đạo lý làm con hiện nay, tình cảm mà con dành cho mẹ Tình cảm mà mỗi người dành cho mẹ là không giống nhau, không phải ai cũng yêu mẹ nhất, vì có thể có người yêu bố của mình hơn,.. mà điều quan trọng nhất là ai cũng yêu mẹ nhiều. Mỗi người, dù ít, dù nhiều cũng yêu thương cha mẹ mình. Không có một ai lớn lên mà phủ nhận công ơn nuôi dưỡng của cha mẹ cả.
Mẹ là người chịu nhiều thiệt thòi về bản thân nhất khi mang thai cũng như khi sinh chúng ta trên cuộc đời. Khi mang thai, mẹ phải chịu nhiều sự biến đổi về tâm sinh lý, đặc biệt là về ngoại hình. Khi mang thai, mẹ lúc nào cũng cảm thấy khó chịu khi tự dưng trong cơ thể mình lại có một cơ thể khác, chưa kể từng ngày ta lớn trong bụng mẹ, có lúc ta đạp, có lúc ta vung tay làm mẹ đau. Thêm nữa khi mang thai, mẹ ít nhất cũng tăng gần hai chục cân, chân mẹ to ra, đau nhức. Rồi là những tháng nghén, mẹ không ăn được gì, còn ta cứ thế lớn dần trong bụng mẹ. Càng ngày, ta càng to khiến bụng mẹ có những vết rạn. Rồi đến ngày mẹ sinh ta, cơn đau ấy như cảm giác mà người ta bẻ xương sườn của mẹ, cơn đau ấy, chắc chỉ những người đã được làm mẹ mới có thể biết được. Rồi khi đón thành viên mới chào đời nào là bỉm nào là sữa, mẹ từng li từng tí chuẩn bị cho con. Mẹ có nguồn sữa nuôi dưỡng ta trong cơn đói, mẹ là cơn gió mát đêm hè, mẹ là vòng tay ấm trong đêm đông giá lạnh. Ở nhà, mọi đồ dùng đều có dấu tay thu vén của mẹ. Những ngày đi học sớm, bữa ăn sáng đều do mẹ chuẩn bị, đến giờ dậy, mẹ lại nhẹ nhàng gọi dậy, và dọn dẹp phòng cho con. Mẹ lo cho con từng miếng ăn, giấc ngủ.
“Đêm nay con ngủ giấc tròn,
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời”
Mẹ là người nuôi dưỡng, sẻ chia cho ta thêm kinh nghiệm trong cuộc sống. Mẹ luôn dạy dỗ và chỉ bảo ta đầu tiên là lời ăn, tiếng nói. Mẹ dạy cho ta từng cử chỉ, từng điệu bộ trong cuộc sống khi ứng xử với người khác. Mẹ luôn đứng sau, quan sát sự tiến bộ của chúng ta. Mẹ dạy ta nấu ăn, mẹ dạy ta học bài, cứ vậy, ta đủ hành trang vào đời.
“Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ
Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha”
Mẹ là người chịu những hi sinh thầm lặng để tôi có cuộc đời như ngày hôm nay. Còn nhớ, có lần tôi mắc lỗi, ở lớp đã đánh nhau với bạn vì bạn đã xúc phạm tới tôi. Lần ấy đánh nhau, tôi là người đánh trước, nhưng cuối cùng lại là người dính đau nhất và phải nhập viện. Mẹ bận ấy đang làm nốt luận án để chuẩn bị bảo vệ luận án Tiến sĩ chuyên ngành tâm lý. Mẹ đã bỏ hết công việc, thầy hướng dẫn với luận án đang bước và phút nước sôi. Mẹ lao đến với tôi, rồi mẹ chăm sóc. Mẹ khóc. Mẹ đã khóc rất nhiều.
Tôi đã chứng kiến hết. Tay tôi bó bột, miệng đau cứng, nhìn mẹ đúc từng miếng cháo ung dung chậm dãi mà tôi nghẹn ứ. Bữa ấy tôi mới có thời gian để quan sát mẹ, để ngắm mẹ thật lâu. Tôi biết mấy bận nay mẹ có bận, mẹ bận làm luận án để chuẩn bị cuối năm bảo vệ. Đáng nhẽ thòi gian ấy tôi phải giúp mẹ, phải đỡ mẹ lo toan gia đình, nhưng ngược lại, tôi lại đi đánh nhau. Mẹ biết là tôi không phải là người sai, nhưng tôi lại là người chấp vặt. Khi tôi đã ổn định hơn, không còn đau nhiều, mẹ ngồi lại, nói chuyện với tôi. Mẹ không trách cứ, mắng bỏ, nhưng mẹ ngồi lại, mẹ nói chuyện, mẹ bảo, ai cũng sẽ có những lúc phạm sai lầm, nhưng con người chúng ta, cần phải biết một điều đó là nắm đấm không phải là cách giải quyết tốt nhất.
Nắm đấm chỉ dành cho những người không có tri thức. Những người như tôi, không phải là những người nói chuyện bằng nắm đấm. Thay vì đánh nhau, tôi có thể xem lại những lời nói của bạn, câu nào đúng thì tiếp thu, có thể gặp riêng bạn để bày tỏ thái độ bản thân. Tôi cần nên học cách bỏ qua bạn bè sẽ nể hơn là chọn cách xô xát, gây sự. Sau lần ấy, tôi thấy mình trưởng thành hơn trong cả lời ăn tiếng nói cũng như hành động, tôi cảm thấy rất cảm động vì tình cảm mà mẹ dành cho tôi.
“Hổ dữ không ăn thịt con” và mẹ cũng vậy. Mẹ là người có công sinh thành, dạy dỗ chúng ta. Mỗi chúng ta cần phải biết ơn công dạy dỗ sinh thành. Người ta thường nói: “Con dại cái mang” cũng thật đúng. Nếu ai đã từng làm mẹ có lẽ sẽ rõ hơn điều này. Một lời không thể nói được hết tình cảm mà mỗi chúng ta dành cho mẹ, nhưng trên hết, con người khi còn có mẹ trên đời, hãy tận dụng nó, vì thượng đế đang khoan hồng, bao dung, ban tặng cho chúng ta những ngày quí giá để sống bên cạnh một thiên thần trong cuộc đời.
“Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc
Đừng để buồn lên mắt mẹ, nghe không”
Hà Vũ