05/02/2018, 13:03

Cảm nhận của em về đoạn trích Trao duyên

Đề bài: Cảm nhận của em về đoạn trích “Trao duyên” Bài làm Cảm nhận của em về đoạn trích “Trao duyên”-Nguyễn Du (1765- 1820), là người con của miền đất Nghi Xuân, Hà Tĩnh. Ông sinh ra trong một gia đình giàu sang, quyền quý nhưng cuộc đời lại chịu nhiều mất mát và thăng ...

Đề bài: Cảm nhận của em về đoạn trích “Trao duyên” Bài làm Cảm nhận của em về đoạn trích “Trao duyên”-Nguyễn Du (1765- 1820), là người con của miền đất Nghi Xuân, Hà Tĩnh. Ông sinh ra trong một gia đình giàu sang, quyền quý nhưng cuộc đời lại chịu nhiều mất mát và thăng trầm. Được coi là đại thi hào dân tộc, Nguyễn Du đã để lại khối lượng tác phẩm đồ sộ cả chữ Hán và chữ Nôm. Nổi bật nhất có kiệt tác “Truyện Kiều”. Trong đó, em rất ấn tượng với đoạn trích “Trao duyên”. Đoạn trích trao duyên thuộc phần hai gia biến và lưu lạc. Đoạn trích nằm từ câu 723 đến câu756 trong tác phẩm. Bọn sai nha gây nên vụ án oan với gia đình Thúy Kiều khiến nàng buộc phải bán mình để cứu cha và em khỏi lao tù. Việc bán mình thu xếp xong xuôi, Kiều ngồi thức trắng đêm đến thân phận và tình yêu lỡ dở của mình. Nàng khẩn khoản nhờ Thúy Vân thay mình trả nghĩa cho chàng Kim. Cậy em, em có chịu lời, Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa. Tác giả đã sử dụng một loạt những từ ngữ thể hiện thái độ van nài, khẩn khoản của nàng Kiều: “Cậy”: ( thanh trắc), bộc lộ sự tin tưởng, trông đợi cùng âm điệu nặng nề thể hiện sự quằn quại, đau đớn trong nội tâm nhân vật. “Chịu”: bị động, bắt buộc, nài ép. Lựa chọn ngôn từ rất kĩ lưỡng, Nguyễn Du dùng “cậy”, “chịu” chứ không dùng “nhờ” , “nhận”. Bởi lẽ, “nhờ”, “nhận” không thể hiện được hết thái độ và tâm trạng của nàng Kiều. Cùng với đó tác giả sử dụng những từ như: “Lạy”, “thưa”: thể hiện lời xưng hô nghiêm cẩn, trang trọng và thái độ nhún mình. Từ một sự việc bất ngờ, phi lí lại thành hợp lí khi nhấn mạnh tầm quan trọng của sự việc, đặt Thúy Vân vào tình thế không thể từ chối. Qua đó, chúng ta hiểu được cách sử dụng ngôn từ tinh tế và xây dựng nhân vật của Nguyễn Du. Theo dõi câu chuyện và dòng cảm xúc của nhân vật ở mười câu tiếp, người đọc không khỏi đau xót trước tình cảnh của cô Kiều: Giữa đường đứt gánh tương tư, Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em. Kể từ khi gặp chàng Kim , Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề. Sự đâu sòng gió bất kỳ, Hiều tình khôn lẽ hai bề vẹn hai? Ngày xuân em hãy còn dài, Xót tình máu mủ, thay lời nước non. Chị dù thịt nát xương mòn, Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây. Thúy Kiều bộc bạch mối tình của mình và chàng Kim và sự tan vỡ bất ngờ cho Thúy Vân. Nếu hình ảnh : “Đứt gánh tương tư”, “sóng gió bất kì” thể sự mong manh, tan vỡ đột ngột thì “Quạt ước”, “Chén thề”: tình yêu sâu sắc, gắn bó. Cùng với đó: sử dụng hình ảnh: “Keo loan”, “chắp mối”, “tơ thừa”: cách nói nhún mình vì Kiều hiểu được sự thiệt thòi của em. Không chỉ vậy, Thúy Kiều còn nói: “Mặc em” : vừa có ý phó thác, vừa có ý ép buộc Thúy Vân phải nhận lời. Một loạt các hình ảnh trên xuất hiện là sự kết hợp hài hòa của cách sử dụng điển cố, điển tích và cách nói giản dị của dân gian. Cảm nhận của em về đoạn trích “Trao duyên” Thúy Kiều đã giãi bày hoàn cảnh éo le của mình để Thúy Vân cảm thông và không thể từ chối. Tiếp theo đó, Thúy Kiều còn chỉ rõ ra nguyên nhân vì sao, nàng lại trao duyên cho chính em gái mà không phải là một ai khác: “Ngày xuân em hãy còn dài” : Thúy Vân còn cả tương lai phía trước, nàng có đủ khả năng để thay Thúy Kiều chăm sóc cho chàng Kim, “Xót tình máu mủ” : Thúy Vân với Thúy Kiều là chị em ruột- là người Thúy Kiều tin tưởng hơn bất kì ai. Và cũng chỉ có Thúy Vân thì Thúy Kiều mới an tâm trao lại mối duyên của mình, “ Lời nước non” : Lời thề hẹn tình yêu rất quan trọng , để Thúy Vân thay coi như Thúy Kiều đã không bội ước với Kim Trọng. Và nếu như Thúy Vân thay Kiều nhận mối duyên này thì dù “Thịt nát xương mòn”, “ngậm cười chín suối”- thành ngữ : nếu phải chết, Kiều cũng yên lòng. Ở mười câu thơ tiếp, Nguyễn Du đã để Kiều dùng lí trí để giải quyết hoàn cảnh. Thúy Kiều bộc bạch cả mối tình của mình và cả sự đổ vỡ để nhằm thuyết phục Thúy Vân. Qua đó, ta thấy được Thúy Kiều là một cô gái thông minh, sắc sảo, một người con hiếu thảo giàu đức hy sinh đồng thời cũng là một người yêu chung thủy, hết lòng vì người mình yêu. Chiếc vành với bức tờ mây Duyên này thì giữ, vật này của chung. Dù em nên vợ nên chồng, Xót người mệnh bạc ắt lòng chẳng quên! Mất người còn chút của tin, Phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa. Mai sau dù có bao giờ, Đốt lò hương ấy, so tơ phím này. Trông ra ngọn cỏ gió cây, Thấy hiu hiu gió, thì hay chị về. Hồn còn mang nặng lời thề, Nát thân bồ liễu đền nghì trúc mai. Dạ đài cách mặt, khuất lời, Rảy xin chén nước cho người thác oan Ở mười bốn câu thơ tiếp theo là lúc Thúy Kiều trao gửi kỉ vật cho Thúy Vân:“Chiếc vành”, “bức tờ mây”, “phím đàn”, “mảnh hương nguyền”. Đó là những kỉ vật thiêng liêng của Kiều và Kim Trọng. Khi trao những kỉ vật này :tâm trạng của Kiều cũng vô cùng đau đớn. “Của chung” vốn là những kỉ vật của Kim,của Kiều nay là của Vân. Thúy Kiều tự cho rằng khi mất đi tình yêu với Kim Trọng: nàng chính là kẻ số phận bất hạnh. (mệnh bạc). Khi để mất đi mối tình đẹp đẽ và trong sáng ấy, tâm hồn Thúy Kiều chết lặng và nàng dự cảm về cái chết của chính mình. “Mai sau dù có……chị về”; “Rảy xin …….người thác oan”: Nàng muốn trở về với tình yêu và linh hồn bất tử sau khi chết. Điều này càng thể hiện tình yêu chung thủy, bất diệt của nàng. Hàng loạt những từ nói về cái chết: hồn, nát thân bồ liễu, dạ đài, thác oan càng thể hiện nỗi đau đớn tuyệt vọng , nàng chỉ nghĩ đến cái chết và những điều rủi ro, không may mắn. Nhưng cho dù có chết đi như cây bồ liễu thì trong trái tim nàng vẫn giữ mãi mối tình với chàng yêu. Bây giờ trâm gãy bình tan, Kể làm sao xiết muôn vàn ái ân! Trăm nghìn gửi lạy tình quân Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi. Phân sao phận bạc như vôi? Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng. Ôi Kim Lang! Hỡi Kim lang! Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây! Ở những câu thơ cuối của đoạn trích, Thúy Kiều sống tròn tâm trạng tuyệt vọng và đau đớn khi để mất đi mối tình đầu. “Bây giờ”: Nàng luôn ý thức về thực tại cũng như ý thức về thân phận của mình. Hàng loạt thành ngữ ( Trâm gãy bình tan, phận bạc như vôi, nước chảy hoa trôi” chỉ sự tan vỡ, dở dang bạc bẽo của kiếp người kết hợp từ cảm thán: Ôi, hỡi, thôi thôi càng thể hiện nỗi đau đớn tuyệt vọng đỉnh điểm, Kiều tự cho mình là kẻ phụ bạc,làm lỡ dở mối duyên với Kim Trọng. “Lạy”: Cái lạy tạ lỗi, nàng tự nhận lỗi về mình dù nàng không hề có lỗi -> Kiều là người con gái giàu đức hy sinh. “Phận sao phận bạc như vôi” : cách so sánh lạnh ngắt như nhát dao vô tình Kiều cứa vào lòng mình. Hai lần gọi tên Kim Trọng, nhưng lần thứ 2 coi chàng là chồng mình: Từ độc thoại nội tâm chuyển sang hội thoại vắng mặt( chàng Kim. Sự chịu đựng vỡ òa, nàng ngất đi trong vòng tay của người thân. Các cung bậc tâm trạng của Kiều được chất dần đến cuối bài thơ và vỡ òa trong “dòng thác” tuyệt vọng, đau đớn. Thúy Kiều hiện lên với tư cách là con người cá nhân, luôn khao khát thoát khỏi gò bó, rào cản nhưng lại bị số phận vùi dậy, xô ngã. Đoạn trích "Trao duyên". là tiếng kêu đau thương, là tâm trạng xé lòng của cô Kiều khi vì chữ hiếu mà đành lỗi hẹn với chữ tình. Qua đó, cùng thể hiện tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du với số phận bất hạnh của con người, đặc biệt là người phụ nữ. Nhẫn Đông Cảm nhận của em về đoạn trích Trao duyênDánh giá bài viết

Đề bài: Cảm nhận của em về đoạn trích “Trao duyên”

Bài làm

 Cảm nhận của em về đoạn trích “Trao duyên”-Nguyễn Du (1765- 1820), là người con của miền đất Nghi Xuân, Hà Tĩnh. Ông sinh ra trong một gia đình giàu sang, quyền quý nhưng cuộc đời lại chịu nhiều mất mát và thăng trầm. Được coi là đại thi hào dân tộc, Nguyễn Du đã để lại khối lượng tác phẩm đồ sộ cả chữ Hán và chữ Nôm. Nổi bật nhất có kiệt tác “Truyện Kiều”. Trong đó, em rất ấn tượng với đoạn trích “Trao duyên”.

Đoạn trích trao duyên  thuộc phần hai gia biến và lưu lạc. Đoạn trích nằm từ câu 723 đến câu756 trong tác phẩm. Bọn sai nha gây nên vụ án oan với gia đình Thúy Kiều khiến nàng buộc phải bán mình để cứu cha và em khỏi lao tù. Việc bán mình thu xếp xong xuôi, Kiều ngồi thức trắng đêm đến thân phận và tình yêu lỡ dở của mình. Nàng khẩn khoản nhờ Thúy Vân thay mình trả nghĩa cho chàng Kim.

Cậy em, em có chịu lời,
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.

Tác giả đã sử dụng một loạt những từ ngữ thể hiện thái độ van nài, khẩn khoản của nàng Kiều: “Cậy”: ( thanh trắc), bộc lộ sự tin tưởng, trông đợi cùng âm điệu nặng nề thể hiện sự quằn quại, đau đớn trong nội tâm nhân vật.  “Chịu”: bị động, bắt buộc, nài ép. Lựa chọn ngôn từ rất kĩ lưỡng, Nguyễn Du dùng “cậy”, “chịu” chứ không dùng “nhờ” , “nhận”. Bởi lẽ, “nhờ”, “nhận” không thể hiện được hết thái độ và tâm trạng của nàng Kiều. Cùng với đó tác giả sử dụng những từ như:  “Lạy”, “thưa”: thể hiện lời xưng hô nghiêm cẩn, trang trọng và thái độ nhún mình. Từ một sự việc bất ngờ, phi lí lại thành hợp lí khi nhấn mạnh tầm quan trọng của sự việc, đặt Thúy Vân vào tình thế không thể từ chối. Qua đó, chúng ta hiểu được cách sử dụng ngôn từ tinh tế và xây dựng nhân vật của Nguyễn Du. Theo dõi câu chuyện và dòng cảm xúc của nhân vật ở mười câu tiếp, người đọc không khỏi đau xót trước tình cảnh của cô Kiều:

Giữa đường đứt gánh tương tư,
Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em.
Kể từ khi gặp chàng Kim ,
Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề.
Sự đâu sòng gió bất kỳ,
Hiều tình khôn lẽ hai bề vẹn hai?
Ngày xuân em hãy còn dài,
Xót tình máu mủ, thay lời nước non.
Chị dù thịt nát xương mòn,
Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây.

Thúy Kiều bộc bạch mối tình của mình và chàng Kim và sự tan vỡ bất ngờ cho Thúy Vân. Nếu hình ảnh :  “Đứt gánh tương tư”, “sóng gió bất kì” thể sự mong manh, tan vỡ đột ngột thì  “Quạt ước”, “Chén thề”: tình yêu sâu sắc, gắn bó. Cùng với đó: sử dụng hình ảnh:  “Keo loan”, “chắp mối”, “tơ thừa”: cách nói nhún mình vì Kiều hiểu được sự thiệt thòi của em. Không chỉ vậy, Thúy Kiều còn nói:  “Mặc em” : vừa có ý phó thác, vừa có ý ép buộc Thúy Vân phải nhận lời. Một loạt các hình ảnh trên xuất hiện là sự kết hợp hài hòa của cách sử dụng điển cố, điển tích và cách nói giản dị của dân gian.

Thúy Kiều đã giãi bày hoàn cảnh éo le của mình để Thúy Vân cảm thông và không thể từ chối. Tiếp theo đó, Thúy Kiều còn chỉ rõ ra nguyên nhân vì sao, nàng lại trao duyên cho chính em gái mà không phải là một ai khác: “Ngày xuân em hãy còn dài” : Thúy Vân còn cả tương lai phía trước, nàng có đủ khả năng để thay Thúy Kiều chăm sóc cho chàng Kim, “Xót tình máu mủ” : Thúy Vân với Thúy Kiều là chị em ruột- là người Thúy Kiều tin tưởng hơn bất kì ai. Và cũng chỉ có Thúy Vân thì Thúy Kiều mới an tâm trao lại mối duyên của mình,  “ Lời nước non” : Lời thề hẹn tình yêu rất quan trọng , để Thúy Vân thay coi như Thúy Kiều đã không bội ước với Kim Trọng. Và nếu như Thúy Vân thay Kiều nhận mối duyên này thì dù “Thịt nát xương mòn”, “ngậm cười chín suối”- thành ngữ : nếu phải chết, Kiều cũng yên lòng. Ở mười câu thơ tiếp, Nguyễn Du đã để Kiều dùng lí trí để giải quyết hoàn cảnh. Thúy Kiều bộc bạch cả mối tình của mình và cả sự đổ vỡ để nhằm thuyết phục Thúy Vân. Qua đó, ta thấy được Thúy Kiều là một cô gái thông minh, sắc sảo, một người con hiếu thảo giàu đức hy sinh đồng thời cũng là một người yêu chung thủy, hết lòng vì người mình yêu.

Chiếc vành với bức tờ mây
Duyên này thì giữ, vật này của chung.
Dù em nên vợ nên chồng,
Xót người mệnh bạc ắt lòng chẳng quên!
Mất người còn chút của tin,
Phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa.
Mai sau dù có bao giờ,
Đốt lò hương ấy, so tơ phím này.
Trông ra ngọn cỏ gió cây,
Thấy hiu hiu gió, thì hay chị về.
Hồn còn mang nặng lời thề,
Nát thân bồ liễu đền nghì trúc mai.
Dạ đài cách mặt, khuất lời,
Rảy xin chén nước cho người thác oan

Ở mười bốn câu thơ tiếp theo là lúc Thúy Kiều trao gửi kỉ vật cho Thúy Vân:“Chiếc vành”, “bức tờ mây”, “phím đàn”, “mảnh hương nguyền”. Đó là những kỉ vật thiêng liêng của Kiều và Kim Trọng. Khi trao những kỉ vật này :tâm trạng của Kiều cũng vô cùng đau đớn.  “Của chung” vốn là những kỉ vật  của Kim,của Kiều nay là của Vân. Thúy Kiều tự cho rằng khi mất đi tình yêu với Kim Trọng: nàng chính là kẻ số phận bất hạnh. (mệnh bạc). Khi để mất đi mối tình đẹp đẽ và trong sáng ấy, tâm hồn Thúy Kiều chết lặng và nàng dự cảm về cái chết của chính mình. “Mai sau dù có……chị về”; “Rảy xin …….người thác oan”: Nàng muốn trở về với tình yêu và linh hồn bất tử sau khi chết. Điều này càng thể hiện tình yêu chung thủy, bất diệt của nàng. Hàng loạt những từ nói về cái chết: hồn, nát thân bồ liễu, dạ đài, thác oan càng thể hiện nỗi đau đớn tuyệt vọng , nàng chỉ nghĩ đến cái chết và những điều rủi ro, không may mắn. Nhưng cho dù có chết đi như cây bồ liễu thì trong trái tim nàng vẫn giữ mãi mối tình với chàng yêu.

Bây giờ trâm gãy bình tan,
Kể làm sao xiết muôn vàn ái ân!
Trăm nghìn gửi lạy tình quân
Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi.
Phân sao phận bạc như vôi?
Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng.
Ôi Kim Lang! Hỡi Kim lang!
Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây!

Ở những câu thơ cuối của đoạn trích, Thúy Kiều sống tròn tâm trạng tuyệt vọng và đau đớn khi để mất đi mối tình đầu. “Bây giờ”: Nàng luôn ý thức về thực tại cũng như ý thức về thân phận của mình. Hàng loạt thành ngữ ( Trâm gãy bình tan, phận bạc như vôi, nước chảy hoa trôi” chỉ sự tan vỡ, dở dang bạc bẽo của kiếp người kết hợp từ cảm thán: Ôi, hỡi, thôi thôi càng thể hiện nỗi đau đớn tuyệt vọng đỉnh điểm, Kiều tự cho mình là kẻ phụ bạc,làm lỡ dở mối duyên với Kim Trọng. “Lạy”: Cái lạy tạ lỗi, nàng tự nhận lỗi về mình dù nàng không hề có lỗi -> Kiều là người con gái giàu đức hy sinh. “Phận sao phận bạc như vôi” : cách so sánh lạnh ngắt như nhát dao vô tình Kiều cứa vào lòng mình. Hai lần gọi tên Kim Trọng, nhưng lần thứ 2 coi chàng là chồng mình: Từ độc thoại nội tâm chuyển sang hội thoại vắng mặt( chàng Kim. Sự chịu đựng vỡ òa, nàng ngất đi trong vòng tay của người thân.  Các cung bậc tâm trạng của Kiều được chất dần đến cuối bài thơ và vỡ òa trong “dòng thác” tuyệt vọng, đau đớn. Thúy Kiều hiện lên với tư cách là con người cá nhân, luôn khao khát thoát khỏi gò bó, rào cản nhưng lại bị số phận vùi dậy, xô ngã.

Đoạn trích "Trao duyên". là tiếng kêu đau thương, là tâm trạng xé lòng của cô Kiều khi vì chữ hiếu mà đành lỗi hẹn với chữ tình. Qua đó, cùng thể hiện tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du với số phận bất hạnh của con người, đặc biệt là người phụ nữ.

Nhẫn Đông

0