05/02/2018, 13:02

Cảm nhận của em về bài thơ Cảnh Khuya

Đề bài: Cảm nhận của em về bài thơ “Cảnh khuya” Bài làm Cảm nhận của em về bài thơ “Cảnh khuya”- Chủ tịch Hồ Chí Minh-Bác Hồ của chúng ta- được nhân dân ta và thế giới suy tôn là anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa. Trong hoạt động và aãnh đạo cách mạng, mỗi khi gặp một hoàn ...

Đề bài: Cảm nhận của em về bài thơ “Cảnh khuya” Bài làm Cảm nhận của em về bài thơ “Cảnh khuya”- Chủ tịch Hồ Chí Minh-Bác Hồ của chúng ta- được nhân dân ta và thế giới suy tôn là anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa. Trong hoạt động và aãnh đạo cách mạng, mỗi khi gặp một hoàn cảnh đặc biệt nào đó, Người thường hứng khởi sáng tác thơ ca. Mỗi bài thơ của Bác là một mảnh tâm hồn trong sáng, cao đẹp hài hòa chất nghệ sĩ và chiến sĩ. Trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp-từ 1947 đến 1954- Bác đã sáng tác một số bài thơ như thế. Trong số thơ kháng chiến, Cảnh khuya là một bài thơ khá đặc sắc được Bác viết năm 1947, vào một đêm trăng rừng Việt Bắc đẹp, gợi biết bao nỗi niềm: Tiếng suối trong như tiếng hát xa, Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ, Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà. Bài thơ được làm theo thể thơ tứ tuyệt Đường thi, bốn câu, mỗi câu bảy tiếng mang thanh điệu, vần điệu và bố cục tương tự những bài tứ tuyệt thơ Đường và thơ ca trung đại Việt Nam mà chúng ta từng biết. Điều thú vị là tác giả- Hồ Chí Minh- đã sáng tạo khi ngắt nhịp ở câu một và câu bốn. Trong các câu thơ làm theo luật thơ Đường, các nhà thơ thường ngắt nhịp 4/3. Ở câu một, bài Cảnh khuya ngắt 3/4 (“Tiếng suối trong/ như tiếng hát xa”) và ở câu bốn là 2/5 (“Chưa ngủ/ vì lo nỗi nước nhà”). Điều đó vừa làm cho nhạc thơ được mới lạ vừa thể hiện chính xác cung bậc cảm xúc của tác giả lúc bầy giờ.Hai câu đầu tả cảnh trăng rừng Việt Bắc: Tiếng suối trong như tếng hát xa, Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa. Câu thứ nhất tả âm thanh tiếng suối trong vắt vẳng từ xa lại. Nghe tiếng suối, nhà thơ ngỡ như nghe tiếng ai đó đang hát. Nghệ thuật so sánh ở đây thật đặc sắc. Và cảnh thiên nhiên như cũng đã trở nên thật gần gũi với chúng ta khi đọc những câu thơ như có nhạc lại có hình khối đẹp đẽ này. Câu thơ thứ hai “Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa” tiếp tục tả cảnh thiên nhiên, một bức tranh thiên nhiên dạt dào sức sống. Đây là bức tranh có nhiều tầng lớp, nhiều đường nét, hình khối và lung linh ánh sáng. Có nét đậm là dáng hình của vòm cổ thụ trên cao lấp loáng ánh trăng. Có nét thanh mảnh huyền ảo là bóng lá, bóng trăng in vào khóm hoa, in lên mặt đất hay trên sàn nhà lấp lánh, xao động như những hình hoa thêu dệt. Bức tranh chỉ dùng hai màu sáng tối mà tạo nên vẻ đẹp lung linh chập chờn và ấm áp, hòa hợp giữa các chi tiết của thiên nhiên, tạo vật. Điều đó được nhà thơ biểu hiện tập trung ở điệp từ “lồng”: “Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”. Đọc thơ, ta ngỡ trăng, cổ thụ và hoa, ba vật thể cách nhau ngàn trung, cao thấp, lớn bé cũng rất khác nhau, vậy mà vẫn “lồng” vào nhau, soi sáng cho nhau, nâng đỡ nhau, cùng nhau họa nên bức tranh tuyệt mĩ. Ta như nhận thấy được chính bức tranh ấy do thiên nhiên vẽ ra, hay chính là do tài năng và sự cảm nhận tinh tế của tác giả – Hồ Chí Minh như đã tạo dựng? Thiên nhiên thì bao giờ, ở đâu chẳng thế. Điều quyết định vẻ đẹp tươi (hay sự xấu xa buồn thảm ) của bức tranh thiên nhiên là ở lòng người. Nói khác đi, Hồ Chí Minh đã thổi vào cảnh rừng đêm Việt Bắc một linh hồn để dựng lại thành một bức tranh lung linh, sống động. Cảm nhận của em về bài thơ “Cảnh khuya” Đến hai câu cuối, cảnh đêm rừng Việt Bắc vừa được khẳng định đẹp như tranh, vừa gợi biết bao nỗi niềm tâm trạng của người ngắm cảnh: Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ, Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà. Đối với một tâm hồn nhạy cảm mang phong thái thi sĩ thì Bác Hồ của chúng ta khẳng định cảnh đêm rừng Việt Bắc đẹp như một bức tranh là điều rõ ràng. Trước cảnh đẹp như thế, Người đã say sưa thưởng thức đến độ quên cả giấc ngủ. Chưa ngủ được, vì cảnh đẹp quá, đáng yêu quá. Nếu chỉ dừng bài thơ ở đây, tâm hồn tác giả cũng rất đang trân trọng rồi. Bởi vì, yêu cảnh đẹp thiên nhiên đất nước đến độ không ngủ được chính là tấm lòng yêu quê hương đất nước thiết tha vậy. Song hồn thơ của Bác vẫn tiếp tục xao động. Hai chữ chưa ngủ không chỉ sơ kết ba dòng thơ, biểu hiện tấm lòng nhà thơ với cảnh đẹp mà còn mở ra một cung bậc cảm xúc mới nữa. Chưa ngủ được điệp lại và dẫn dắt theo một dòng thơ, dòng tình cảm bất ngờ, khơi sâu cảm xúc cả bài thơ: “Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”. Điệp từ chưa ngủ như cái bản lề khép mở hai phía tâm trạng của một con người: càng say mê, yêu mến cảnh Việt Bắc bao nhiêu thì Người càng thao tác nghĩ suy, lo lắng về sự nghiệp kháng chiến, về việc nước, việc dân bấy nhiêu. Hai nét tâm trạng ấy thống nhất trong Bác, thể hiện sự hài hòa phong thái thi sĩ và cốt cách chiến sĩ của anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa Hồ Chí Minh. “Cảnh khuya” vừa là bài thơ tả cảnh, ngụ tình vừa trực tiếp giãi bày tình cảm, tâm trạng của Bác Hồ vào nhưng năm tháng đầu cuộc kháng chiến chống Pháp gian khổ. Đọc bài thơ, chúng ta vô cùng cảm mến, trân trọng tình yêu thiên nhiên và tấm lòng yêu nước, tinh thần trách nhiệm lớn lao của Người đối với việc dân, việc nước. Nhẫn Đông Cảm nhận của em về bài thơ Cảnh KhuyaDánh giá bài viết

Đề bài: Cảm nhận của em về bài thơ “Cảnh khuya”

Bài làm

Cảm nhận của em về bài thơ “Cảnh khuya”- Chủ  tịch Hồ Chí Minh-Bác Hồ của chúng ta- được nhân dân ta và thế giới suy tôn là anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa. Trong hoạt động và aãnh đạo cách mạng, mỗi khi gặp một hoàn cảnh đặc biệt nào đó, Người thường hứng khởi sáng tác thơ ca. Mỗi bài thơ của Bác là một mảnh tâm hồn trong sáng, cao đẹp hài hòa chất nghệ sĩ và chiến sĩ. Trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp-từ 1947 đến 1954- Bác đã sáng tác một số bài thơ như thế. Trong số thơ kháng chiến, Cảnh khuya là một bài thơ khá đặc sắc được Bác viết năm 1947, vào một đêm trăng rừng Việt Bắc đẹp, gợi biết bao nỗi niềm:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa,

Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa

        Cảnh  khuya như vẽ người chưa ngủ,

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.

Bài thơ được làm theo thể thơ tứ tuyệt Đường thi, bốn câu, mỗi câu bảy tiếng mang thanh điệu, vần điệu và bố cục tương tự những bài tứ tuyệt thơ Đường và thơ ca trung đại Việt Nam mà chúng ta từng biết. Điều thú vị là tác giả- Hồ Chí Minh- đã sáng tạo khi ngắt nhịp ở câu một và câu bốn. Trong các câu thơ làm theo luật thơ Đường, các nhà thơ thường ngắt nhịp 4/3. Ở câu một, bài Cảnh khuya ngắt 3/4 (“Tiếng suối trong/ như tiếng hát xa”) và ở câu bốn là 2/5 (“Chưa ngủ/ vì lo nỗi nước nhà”). Điều đó vừa làm cho nhạc thơ được mới lạ vừa thể hiện chính xác cung bậc cảm xúc của tác giả lúc bầy giờ.Hai câu đầu tả cảnh trăng rừng Việt Bắc:

Tiếng suối trong như  tếng hát xa,

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.

Câu thứ nhất tả âm thanh tiếng suối trong vắt vẳng từ xa lại. Nghe tiếng suối, nhà thơ ngỡ như nghe tiếng ai đó đang hát. Nghệ thuật so sánh ở đây thật đặc sắc. Và cảnh thiên nhiên như cũng đã trở nên thật gần gũi với chúng ta khi đọc những câu thơ như có nhạc lại có hình khối đẹp đẽ này.

Câu thơ thứ hai “Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa” tiếp tục tả cảnh thiên nhiên, một bức tranh thiên nhiên dạt dào sức sống. Đây là bức tranh có nhiều tầng lớp, nhiều đường nét, hình khối và lung linh ánh sáng. Có nét đậm là dáng hình của vòm cổ thụ trên cao lấp loáng ánh trăng. Có nét thanh mảnh huyền ảo là bóng lá, bóng trăng in vào khóm hoa, in lên mặt đất hay trên sàn nhà lấp lánh, xao động như những hình hoa thêu dệt. Bức tranh chỉ dùng hai màu sáng tối mà tạo nên vẻ đẹp lung linh chập chờn và ấm áp, hòa hợp giữa các chi tiết của thiên nhiên, tạo vật. Điều đó được nhà thơ biểu hiện tập trung ở điệp từ “lồng”: “Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”. Đọc thơ, ta ngỡ trăng, cổ thụ và hoa, ba vật thể cách nhau ngàn trung, cao thấp, lớn bé cũng rất khác nhau, vậy mà vẫn “lồng” vào nhau, soi sáng cho nhau, nâng đỡ nhau, cùng nhau họa nên bức tranh tuyệt mĩ. Ta như nhận thấy được chính bức tranh ấy do thiên nhiên vẽ ra, hay chính là do tài năng và sự cảm nhận tinh tế của tác giả – Hồ Chí Minh như đã tạo dựng? Thiên nhiên thì bao giờ, ở đâu chẳng thế. Điều quyết định vẻ đẹp tươi (hay sự xấu xa buồn thảm ) của bức tranh thiên nhiên là ở lòng người. Nói khác đi, Hồ Chí Minh đã thổi vào cảnh rừng đêm Việt Bắc một linh hồn để dựng lại thành một bức tranh lung linh, sống động.

Đến hai câu cuối, cảnh đêm rừng Việt Bắc vừa được khẳng định đẹp như tranh, vừa gợi biết bao nỗi niềm tâm trạng của người ngắm cảnh:

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.

Đối với một tâm hồn nhạy cảm mang phong thái thi sĩ thì Bác Hồ của chúng ta khẳng định cảnh đêm rừng Việt Bắc đẹp như một bức tranh là điều rõ ràng. Trước cảnh đẹp như thế, Người đã say sưa thưởng thức đến độ quên cả giấc ngủ. Chưa ngủ được, vì cảnh đẹp quá, đáng yêu quá. Nếu chỉ dừng bài thơ ở đây, tâm hồn tác giả cũng rất đang trân trọng rồi. Bởi vì, yêu cảnh đẹp thiên nhiên đất nước đến độ không ngủ được chính là tấm lòng yêu quê hương đất nước thiết tha vậy. Song hồn thơ của Bác vẫn tiếp tục xao động. Hai chữ chưa ngủ không chỉ sơ kết ba dòng thơ, biểu hiện tấm lòng nhà thơ với cảnh đẹp mà còn mở ra một cung bậc cảm xúc mới nữa. Chưa ngủ được điệp lại và dẫn dắt theo một dòng thơ, dòng tình cảm bất ngờ, khơi sâu cảm xúc cả bài thơ: “Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”. Điệp từ chưa ngủ như cái bản lề khép mở hai phía tâm trạng của một con người: càng say mê, yêu mến cảnh Việt Bắc bao nhiêu thì Người càng thao tác nghĩ suy, lo lắng về sự nghiệp kháng chiến, về việc nước, việc dân bấy nhiêu. Hai nét tâm trạng ấy thống nhất trong Bác, thể hiện sự hài hòa phong thái thi sĩ và cốt cách chiến sĩ của anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa Hồ Chí Minh.

“Cảnh khuya” vừa là bài thơ tả cảnh, ngụ tình vừa trực tiếp giãi bày tình cảm, tâm trạng của Bác Hồ vào nhưng năm tháng đầu cuộc kháng chiến chống Pháp gian khổ. Đọc bài thơ, chúng ta vô cùng cảm mến, trân trọng tình yêu thiên nhiên và tấm lòng yêu nước, tinh thần trách nhiệm lớn lao của Người đối với việc dân, việc nước.    

Nhẫn Đông

0