Cách làm món gỏi thập cẩm kiểu Huế ngon
Gỏi thập cẩm rau củ là một trong những món ăn đặc trưng của Huế. Với cái vị chua chua, ngọt thanh, giòn giòn của các loại rau củ. Người ta đã thật biết kết hợp món ăn này cùng bánh phồng tôm một loại bánh vốn đã khá giòn và đậm vị rất khiến người thưởng thức cảm thấy hài lòng. Gỏi thập cẩm chay ...
Gỏi thập cẩm rau củ là một trong những món ăn đặc trưng của Huế. Với cái vị chua chua, ngọt thanh, giòn giòn của các loại rau củ. Người ta đã thật biết kết hợp món ăn này cùng bánh phồng tôm một loại bánh vốn đã khá giòn và đậm vị rất khiến người thưởng thức cảm thấy hài lòng. Gỏi thập cẩm chay cũng được biến tấu khá nhiều với nhiều hình thức khác nhau nhưng dù có biến tấu thế nào thì món gỏi thơm ngon này vẫn giữ được hương vị riêng vốn có của nó. Chắc bạn sẽ cảm thấy thật thích thú khi một lần được thưởng thức món gỏi thập cẩm huế. Một hương vị khó quên mà bạn sẽ chỉ muốn thưởng thức lại nhiều lần nữa sau những bũa ăn nhiều dầu mỡ hay tiệc tùng. Món ăn này khá đơn giản mà lại dễ làm, bạn sẽ không mất nhiều thời gian cũng như công sức để chế biến nó. Gỏi thập cẩm dễ làm đến độ mà bạn cần tập trung vào khâu chuẩn bị và sơ chế nguyên liệu cho món gỏi mà thôi. Nào tại sao các bạn không thử thực hiện chế biến món ăn ngon lành này?
Nguyên Liệu:
- Rau tiến vua, hoa chuối, ngó sen và cà rốt: mỗi loại 100g;
- Tôm bạc hoặc tôm sú: 150g;
- Mực ống: 150g;
- Thịt ba chỉ: 100g;
- Thịt gà: 150g;
- Chanh: 2 quả;
- Ớt đỏ: 4 trái;
- Rau mùi, rau thơm, húng quê ăn kèm: 100g;
- Gia vị: Muối, nước mắm, đường, hạt tiêu, tỏi.
- Bánh phồng tôm: 100g.
Cách làm món gỏi thập cẩm kiểu Huế
Gỏi thập cẩm là một món ăn được làm chủ yếu từ rau củ nên khâu đầu tiên và cũng là khâu quan trọng không kém phần chế biến cho món gỏi thập cẩm thơm ngon đó chính là khâu chuẩn bị nguyên liệu. Nguyên liệu làm gỏi thập cẩm ta cần chuẩn bị đó là: Rau tiến vua bạn cần cắt bỏ gốc rồi rửa sạch, cắt khúc chừng 3 cm. Tiếp đến là bạn lấy chút ngó sen lấy dao cắt khúc chừng 3cm rồi cho vào chậu ngâm với nước, cộng với chút giấm và thêm một ít đường. Hoa chuối thì bạn có thể Rửa sạch rồi ngâm với nước và thêm một chút nước cốt chanh để hoa chuối giòn mà lại không bị thâm bạn nhé! Tiếp đến bạn lấy một củ cà rốt nạo sạch vỏ mỏng bên ngoài rồi rửa sạch sau đó thái sợi nhỏ, rồi bạn cho thêm một chút đường vào cà rốt và bóp nhẹ tay để khử “mùi hăng” vốn có của cà rốt. Rau thơm, rau mùi, húng quế bạn cần nhặt sạch lá, rồi rửa với nước sao cho hết cắt bẩn, rồi mới vớt ra để ráo.
Như vậy là bạn đã thực hiện xong phần sơ chế rau củ rồi. Chúng ta bước sang khâu sơ chế các loại thịt đi thôi. Bạn lấy thịt gà đem đi luộc chín rồi lóc xương, riêng thịt thì bạn xé thành những sợi nhỏ vừa ăn. Thịt ba chỉ bạn cúng luộc chín rồi mới cắt thành những lát mỏng dài. Chú ý thịt ga và thịt ba chỉ sau khi luộc xong thì bạn cho ngay vào chậu ngâm với nước lạnh để thịt trắng mà không hề bị thâm nhé! Mực bạn cũng luộc chín qua để mực có độ giòn, rồi sắt thành miếng vừa ăn. Tôm thì bạn hấp cách thủy sau đó bóc bỏ vỏ.
Trong công thức làm gỏi thập cẩm phần quan trọng không kém phần chế biến nguyên liệu đó chính là làm nước trộn cho gỏi. Với người Huế khâu làm nước trộn luôn được coi trọng. Người ta đánh gía một món gỏi ngon và đạt chất lượng thông qua phần nước trộn là chủ yếu. Bạn có thể dùng 100ml nước mắm, cộng với 200g đường cho lên bếp nấu tan chảy hỗn hợp rồi để nguội. Sau đó bạn băm một chút tỏi, 2 quả ớt nêm thêm chút nước cốt chanh. Như vậy bạn sẽ làm cho món gỏi của mình thêm hương vị ngon hấp dẫn rồi.
Bước tiếp theo bạn cần thực hiện đó chính là bạn lấy một chút bánh phồng tôm rồi cho lên chảo chiên vàng để ăn kèm với gỏi. Tiếp theo bạn lấy một cái chậu lớn và cho tất cả nguyên liệu đã được sơ chế sẵn ở bên trên cùng với nước trộn gỏi vào trộn đều thêm ½ thìa tiêu vào chậu gỏi để tăng mùi thơm hấp dẫn cho món gỏi của bạn nhé! Bạn có thể đảo nhẹ tay trong vòng 2 phút và để chừng 5 phút cho gỏi ngấm đều gia vị. Cuối cùng là bạn chỉ việc bày biện phồng tôm quanh đĩa rồi cho gỏi vào giữa trình bày sao cho đẹp mắt và hấp dẫn. Bạn có thể tỉa thêm một trái ớt thành hoa để trang trí trêm cho món gỏi.
Một món ăn lạ miệng cuối tuần gỏi thập cẩm luôn là lựa chọn đầu tiên của các gia đình trong những bữa ăn xum họp. Món gỏi có vị chua nhẹ, ngọt ngọt, hơi cay thật hấp dẫn. Tất cả nguyên liệu đều ngấm gia vị tạo lên độ ngon đặc trưng cho món ăn này. Không những thế mà kèm theo đó còn có bánh phồng tôm rồm vàng đều trông rất ngon và đẹp mắt khiến cho người thưởng thức như mê đắm ngay từ lần đầu được ăn. Trên đây là cách làm món gỏi thập cẩm ngon và rất dễ làm cho những bà nội trợ trong những buổi xum họp gia đình vào cuối tuần. Chúc các bạn chế biến thành công nhé!