Các loại thức ăn chủ yếu nuôi trâu bò cày kéo
Trâu bò cày kéo được nuôi chủ yếu bằng nguồn cây cỏ tự nhiên và phụ phẩm nông nghiệp, cỏ tự nhiên có thể mọc quanh năm ở các đổi hoang, rừng cây, dọc bờ đê, đường đi và xen trong những ruộng hoa màu .v.v.. Hiện tại mặc dù chúng ta đã cố gắng sử dụng cao nhất nguồn đất tự nhiên cho trồng trọt nhưng ...
Trâu bò cày kéo được nuôi chủ yếu bằng nguồn cây cỏ tự nhiên và phụ phẩm nông nghiệp, cỏ tự nhiên có thể mọc quanh năm ở các đổi hoang, rừng cây, dọc bờ đê, đường đi và xen trong những ruộng hoa màu.v.v.. Hiện tại mặc dù chúng ta đã cố gắng sử dụng cao nhất nguồn đất tự nhiên cho trồng trọt nhưng vẫn còn nhiều triệu ha đất chưa sử dụng, đang có cỏ tự nhiên mọc. Đồng thời chứng ta có một nguồn phụ phẩm nông nghiệp dổi dào quanh năm là nguồn thức ăn lớn cho chăn nuôi trâu bò.
Cỏ tự nhiên
Nguồn cỏ tự nhiên ở nước ta khá phong phú và đa dạng, có thể có quanh năm và rất dồi dào vào mùa mưa, còn mùa đông khô thì vừa ít về số lượng vừa nghèo về chất lượng. VI vậy nếu chỉ phụ thuộc vào nguồn thức ăn tự nhiên thì trâu bò chỉ được cung cấp đủ thức ăn và béo tốt trong mùa mưa, nhưng sẽ sút cân trong mùa đông khô. Cỏ nuôi bò
Một số cây cỏ trồng phổ biến
Chúng ta đã có một số cỏ trồng có năng suất và chất lượng khá cao phổ biến và trồng rộng rãi ở nhiều vùng, nhiều trang trại. Nhìn chung tác loại cỏ hoà thảo này sinh trưởng nhanh, năng suất cao, tuy nhiên nếu không sử dụng theo đúng thời kỳ sinh trưởng chúng sẽ hoá xơ và giá trị dinh dưỡng cũng giảm đi. Theo phân tích thành phần hoá học và giá trị dinh dưỡng của chúng thì hàm lượng protein thô trong 1 kg chất khô trung bình là 75-145 g, hàm lượng xơ khá cao 269-373 g, trong khi khoáng đa lượng và vị lượng thấp. Các loại cỏ trồng hoà thảo phổ biến là cỏ voi (Penniselum purpureum), cỏ Ghi nê (Pannicum nuiximum), cỏ Pangola (Digitana decumbens).
Ngoài ra, chúng ta cũng đã trồng một số cây cỏ họ đậu làm thức ăn cho trâu bò, trong đó chú ý hơn cả cây keo dậu.
Một số phụ phẩm cây trồng
Nguồn phụ phẩm từ trồng trọt bao gồm nhiểu loại trong đó đáng chú ý nhất là rơm rạ, tiếp theo là thân lá ngô, lá mía, dây lang, lá lạc.v.v. Nếu sử dụng tốt và đầy đủ thì nguồn phụ phẩm này đóng góp rất lớn cho chăn nuôi trâu bò. Chúng ta có thể áp dụng một số phương pháp xử lý, chế biến đơn giản để có thể dự trữ cung cấp một lượng thức ăn thô quanh năm. Rơm là nguồn thức ăn dự trữ quan trọng nhất với số lượng khổng lồ của cả nước có thể tới khoảng 30 triệu
tấn/năm. Rơm có hàm lượng xơ cao (320-350 g trên 1 kg chất khô) nhưng hàm lượng protein thô thấp (20-30 g), tuy nhiên nếu xử lý với U-rê thì giá trị dinh dưỡng và tỷ lệ tiêu hoá sẽ được cải thiện đáng kể. Nhiều vùng đã sử dụng cây ngô già như một nguồn thức ăn thô nuôi trâu bò quan trọng (trong 1 kg thân lá cây ngô đã thu bắp trung bình có 600-700 g chất khô, 60-70 g protein, 280-300 g xơ). Ngoài ra ngọn lá sắn với năng suất 2500-3000 kg/ha còn lại sau khi thu hoạch củ cũng là nguồn thức ăn bổ sung protein thực vật đáng kể cho trâu bò cày kéo, tuy nhiên hiện nay nguồn thức ăn này còn sử dụng rất ít trong thực tế.
Thân ngô nuôi bòCủ quả
Củ quả cũng là một nguồn thức ăn quan trọng của trâu bò cày kéo. Thức ăn củ quả rất thích hợp cho quá trình lên men dạ cỏ. Thức ăn củ quả phổ biến là khoai, sắn, bí đỏ.v.v. Sắn củ là nguồn thức ăn rẻ tiền cung cấp năng lượng cho trâu bò cày kéo (trung bình trong 1 kg chất khô của củ sắn có 22-28 g protein; 3-4 g chất béo và 650 g tinh bột). Khoai lang, bí đỏ cũng rất tốt vừa cung cấp năng lượng vừa cung cấp nước nhất là sau khi trâu bò vừa cày kéo xong.
Phụ phẩm công nghiệp chế biến
Rỉ mật có được sau thu hoạch và chế biến đường là một trong những nguồn bổ sung năng lượng tốt nhất cho trâu bò cày kéo. Chúng ta có nguồn bã bia khá lớn và quanh năm cũng là nguồn thức ăn bổ sung vừa có giá trị năng lượng cao lại vừa có hàm lượng protein cao. Ngoài ra chúng ta còn có các sàn phẩm phụ của chế biến nông sản làm đồ ăn hoặc đồ uống.v.v.