31/05/2017, 12:51

Anh/chị hãy phân tích tâm trạng của chị em Liên trước cảnh thiên nhiên và trước bức tranh đời sống nơi phố huyện trong truyện ngắn Hai đứa trẻ?

Ánh sáng của ngàn sao chỉ lấp lánh không đủ soi đường, mà chỉ chiếu qua kẽ lá càng yếu ớt, mong manh. Con đom đóm nhấp nháy (lúc tối lúc sáng) làm nhoè đi ánh sáng của sao đêm, cách miêu tả thật tinh tế. Nhà văn muốn diễn tả tâm trạng của Liên - Liên hồi tưởng về quá khứ. Đó là thời sống ở Hà Nội ...

Ánh sáng của ngàn sao chỉ lấp lánh không đủ soi đường, mà chỉ chiếu qua kẽ lá càng yếu ớt, mong manh. Con đom đóm nhấp nháy (lúc tối lúc sáng) làm nhoè đi ánh sáng của sao đêm, cách miêu tả thật tinh tế. Nhà văn muốn diễn tả tâm trạng của Liên - Liên hồi tưởng về quá khứ. Đó là thời sống ở Hà Nội được hưởng thứ quà ngon lạ. Liên được dạo chơi ở Bờ Hồ, uống những cốc nước lạnh xanh đỏ, và kỉ niệm đó còn là vùng sáng lấp lánh...

Gợi ý:

a)   Lúc chiều buông

-     Cảnh chiều buông được miêu tả bằng âm thanh, cảnh vật cùng hoạt động của con người. Mọi cảnh vật đều gợi nỗi buồn bâng khuâng man mác. Có sự hoà quyện giữa ngoại cảnh và nội tâm: “Liên ngồi yên lặng” và “đôi mắt chị bóng tối ngập đầy dần và cái buồn của buổi chiều quê thấm thìa vào tâm hồn ngây thơ cùa chị; Liên không hiểu sao, nhung chị thấy lòng buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn”.

Thạch Lam đã đem cái buồn của buổi chiều quê thấm thìa vào tâm hồn để giải thích cho cái buồn của nhân vật.

+ Không gian ánh lên như hòn than sắp tàn.

+ Sinh hoạt vắng lặng.

+ Mấy đứa trẻ con nhà nghèo “đi đi lại lại, lom khom nhặt nhạnh”, nhặt những xác khô của đời thường.

-     Hai loại chi tiết và hình ảnh như hoà vào nhau. Một bên là hình ảnh êmđềm thi vị, một bên gợi cái nghèo khó, lam lũ. Cảnh vật và lòng người như nhuốm vào nhau. Phải có sự cảm thông tới mức nào Thạch Lam mới có cách diễn tả tinh tế đến thế.

b)  Tâm trạng của Liên khi đêm xuống

-     Tâm trạng của Liên: “Chị ngồi yên không động đậy” trước khung cảnh thiên nhiên lúc đêm xuống: “Qua kẽ lá của cành bàng ngàn sao vẫn lấp lánh; một con đom đóm bám vào dưới mặt lá, vùng sáng nhỏ xanh nhấp nháy... Tâm hồn Liên yên tĩnh hẳn, có những cảm giác mơ hồ không hiểu”.

-    

Quá khứ đẹp, hiện tại nghèo khổ đã tạo ra sự biến động trong tâm hồn Liên. Cái ngồi yên lặng của Liên và cảm giác mơ hồ khó hiểu, diễn tả nỗi buồn đầy cảm thương trước những cảnh đời le lói, những thân phận con người nơi ga xép phố huyện. Thạch Lam diễn tả sự khao khát của con người như muốn vượt ra khỏi bóng tối dày đặc: “Chừng ấy người trong bóng tối mong đợi một cái gì tươi sáng cho sự sống nghèo khổ hàng ngày của họ”. Cái gì tươi sáng hơn cũng mong manh lắm mà tâm hồn ngây thơ của Liên làm sao lí giải nổi.

c)   Tâm trạng của Liên lúc khuya về

-     Có ba chi tiết:

+ Một là cảnh khuya về.

+ Hai là chuyến tàu cuối cùng vào ga.

+ Ba là tâm trạng của Liên lúc đoàn tàu đi qua.

-     Cảnh khuya về được miêu tả: “Trong cầm canh ở huyện đánh tung lên một tiếng ngăn khô khan, không vang động ra xa, rồi chìm ngay vào bóng tối” lúc chiều buông và lúc đêm về. Giữa cảnh ấy những ai còn thức? Có thể đếm trên đầu ngón tay: Liên, chị Tí, vợ chồng bác xẩm, bác Siêu, vài người lên tàu và chờ huyên náo nhộn nhịp. Người đọc nhận ra cuộc sống vắng lặng đến buồn tẻ.

Nguồn: Nhungbaivanhay.net
0