Bức Tranh Đời Sống Phố Huyện Nghèo Trước Và Sau Khi Đoàn Tàu Đi Qua
[Văn mẫu lớp 11] – Anh chị hãy phân tích “Bức tranh đời sống phố huyện nghèo trước và sau khi đoàn tàu đi qua” trong tác phẩm “Hai đứa trẻ” của nhà văn Thạch Lam Đề bài: Phân tích “Bức tranh đời sống phố huyện nghèo trước và sau khi đoàn tàu đi qua” trong ...
[Văn mẫu lớp 11] – Anh chị hãy phân tích “Bức tranh đời sống phố huyện nghèo trước và sau khi đoàn tàu đi qua” trong tác phẩm “Hai đứa trẻ” của nhà văn Thạch Lam
Đề bài: Phân tích “Bức tranh đời sống phố huyện nghèo trước và sau khi đoàn tàu đi qua” trong tác phẩm “Hai đứa trẻ” của nhà văn Thạch Lam
Bài Làm
Cứ mỗi lần đi qua ga Cẩm Giàng nghe thấy tiếng còi tàu thổi lòng tôi lại rộn lên một nỗi nhớ. Nỗi nhớ về thời kì mà nhà văn Thạch Lam đã ở đây viết lên kiệt tác của đời mình – truyện ngắn “Hai đứa trẻ” . Thạch Lam là là một nhà văn có chân trong nhóm “tự lực văn đoàn”. Gồm với những tên tuổi như Khái Hưng, Nhất Linh, Hoàng Đạo. Những nhà văn này thuộc nhóm “tự lực văn đoàn”. Chúng ta thấy, tróng nhóm tự lực văn đoàn, chủ yếu họ viết văn học “vị nghệ thuật” Nghĩa là viết về cái đẹp, chủ yếu viết về tình yêu đôi lứa để phục vụ cho tầng lớp no đủ thị thành. Những tác phẩm này không phản ánh được xã hội Việt Nam trước cách mạng tháng Tám. Mặc dù có chân trong nhóm tự lực văn đoàn, nhưng Thạch Lam lại viết văn học “Vị nhân sinh” . Những tác phẩm của Thạch Lam rất đặc biệt, ông nấp sâu vào ngòi bút của mình để viết về đời sống âm thầm và nhỏ nhẹ của tầng lớp tiểu tư sản nghèo. Truyện của Thạch Lam bàn bạt như sao trời mùa hạ, không kịch tính, không cao trào, không mâu thuẫn. Điều đó khiến cho những ai có tính hiếu kì sẽ phải cảm thấy thất vọng. Nhưng bù lại, tưới thẫm lên những trang văn của Thạch Lam là tinh thần nhân văn nhân đạo của một nhà văn yêu thương con người từ tận trong cốt tủy. Cho nên truyện của Thạch Lam vẫn luôn luôn mang một ma lực rất riêng. “Hai đứa trẻ” là một tác phẩm như thế, và sở dĩ Hai đứa trẻ rất chân thực là bởi vì tác phẩm này viết về chính hình ảnh của nhà văn Thạch Lam, khi người cha thất nghiệp ở Hà Nội phải cùng người anh của mình trở về quê ngoại để phụ mẹ bán gánh hàng xay hàng xáo. Ta thấy thành công của tác phẩm là xây dựng lên “bức tranh đời sống phố huyện nghèo trước và sau khi đoàn tàu đi qua”.
Mở ra tác phẩm ko phải ngay lập tức bức tranh đời sống phố huyện nghèo, mà trước tiên là cảnh chợ chiều, ng xưa có câu: “ nhất cận thị nhị cận giang”, muốn nhìn vào 1 mảnh đất có giàu có có trù phú hay không, một là ta nhìn vào phiên chợ và hai nhìn vào dòng sông ở nơi đó. Và ở đây nhà văn mở ra tác phẩm là cảnh chợ chiều vô cùng chân thực. Giống như cảnh chợ tết của Đoàn Văn Cừ, hay trong Tràng Giang – Huy Cận từng viết: “đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều”. Chiều, một chiều êm ả như ru, phía tây đỏ rực như 1 đám cháy, nhưng đám mây như những hòn than trong lò sắp tàn. Rồi ở đó là hình ảnh của những đứa trẻ con, bòn mót đất cát, rác rưởi bẩn thỉu.. chúng nó bòn mót được gì từ cái phiên chợ nhà quê thải ra kia? Đó chính là vỏ nhãn, vỏ thị, thanh tre, thanh nứa, toàn những thứ bỏ đi không dùng đến, trời thì tối dần, trông chúng nó còm cõi quá, tất cả những thứ ấy dội vào tâm hồn Liên – một đứa trẻ từng được sống ở Hà Nội, đã từng được uống những cốc nước xanh nước đỏ ở bờ hồ. Liên rộng lòng thương, Liên định cho chúng tiền. Nhưng đời Liên nào có hơn gì, cho nên cái tình thương ấy nó chỉ dừng lại ở sự đồng cảm mà thôi. Ngày chợ phiên mà An và Liên cũng chỉ bán được hai bánh rưỡi xà phòng với một vài bông thuốc lào. Ăn thua gì! Và ở đó là tiếng trống thu không đánh tưng lên từng hồi không đủ sức vang xa, khép lại những bóng đời chìm lần như mẹ con chị Tí – người đàn bà cua ốc , hằng ngày mòn lưng mỏi gối trên cánh đồng. Chỉ cần nhìn vào phiên chợ này, thì ta cũng đủ hiểu rằng nơi đây nghèo đến nhường nào rồi. Và thành công của tác phẩm này là vẻ đẹp bức tranh đời sống phố huyện nghèo trước và sau khi đoàn tàu đi qua. Để vẽ lên bức tranh của đời sống phố huyện nghèo, nhà văn tập trung vào miêu tả ánh sáng và bóng tối nơi đây. Ánh sáng và bóng tối nơi đây, tranh dành từng tấc đất một. Nhà văn sử dụng gam màu đen là gam màu chủ đạo để vẽ nên bức tranh đời sống phố huyện nghèo, tất cả các ngõ đều thăm thẳm tối. Thậm chí cái rễ cây ngoài kia đã cắt cái bóng của nó lên nghìn trời. Nhà văn biến nơi đây trở thành một ao đời phẳng lặng, một miền đời đen đặc, một miền đời bị quên lãng. Đó là bóng tối ngự trị toàn bộ phố huyện nghèo. Để mô tả ma lực, sức mạnh của bóng tối thì nhà văn này đi tìm nguồn sáng. Thế nhưng ánh sáng ở phố huyện vô cùng yếu ớt, có cái thưa thớt từng nguồn sáng, có cái lại lay lắt bóng dài, có cái lại chập chờn như con đom đóm, có cái lại lập lòe như ma trơi. Viết về ánh sáng không khiến phố huyện này trở nên sáng sủa hơn, mà trái lại nó càng trở nên rách vá hơn mà thôi. Điều này khiến ta nhớ đến bài “Tương tư chiều” – Xuân Diệu:
“Không gì buồn bằng những buổi chiều êm.
Mà ánh sáng đều hoà cùng bóng tối.
Gió lướt thướt kéo mình qua cỏ rối;
Vài miếng đêm u uất lẩn trong cành”
Ánh sáng và bóng tối tranh giành từng tấc đất một. Thậm chí, hòn đá con, viên sỏi nhỏ cũng chia làm hai phần sáng tối. Cứ tối đến là từng ấy con người lại vươn ra cái cuộc sống này, lại bò ra từ trong lòng của cuộc sống. Người khá khẩm nhất đó là Bác Phở Siêu, mở ra gánh hàng phở rong, phở không người lái. Vậy mà cái thức quà này ở phố huyện lại trở thành một món đồ ăn xa xỉ. Tiếp đến là mẹ con chị Tí, người đàn bà cua ốc cả ngày mòn lưng mỏi gối trên cánh đồng, tối về mở ra cái gánh hàng nước hi vọng. Vơi cái nồi đồng, một vài cái bát mẻ, cái chỏng tre gãy dở, có chăng mấy anh lính lệ đi qua thì uống lấy bát nước. Gia đình của chị có ngọn đèn dầu leo lét yếu ớt. Nghèo hơn nữa là chị em An và Liên. Ngày chợ phiên cũng chẳng bán được gì, chỉ bán được hai bánh rưỡi xà phòng với một vài bông thuốc lào. Thậm chí còn không thèm đếm lại số tiền mà mình đã kiếm được. Hai đứa trẻ này có ánh sáng là ánh sáng hoa kì trên quả thuốc sơn đen. “Ngồi trên chỏng tre gãy dở từ chiều ,mặc kệ hoa vàng rụng rơi trên vai áo. Nghèo nữa là bác Sầm, bác Sầm còn không đủ tiền thắp lên ngọn đèn cho chính mình, chỉ co một manh chiếu rách, bác bật lên tiếng đàn bầu ngao ngán trong bóng tối. Gia đình của bác là một bàn tay, đang chìa ra để đón lấy những hạnh phúc từ cuộc đời nay. Nhưng hôm nay không có ai nghe bác hát cả. Nghèo nữa không thể bỏ qua là bà cụ Thi điên, người đàn bà dở điên dở dại, tâm hồn bà đã tàn đi một nửa. Bà tu húp rượu, bật cười canh cách trong bóng tối. Người già là người nói lên tương lai của một mảnh đất, bởi họ là người ở đó lâu nhất, còn người già ở đây họ đã trở nên điên mất rồi. Vậy đây là cuộc sống không những không vận động mà còn là cuộc sống dậm chân tại chỗ mà thậm chí là bước dật lùi. Người giàu nhất ở phố huyện cũng chỉ là người bán phở, nghèo nhất cũng đã hóa điên hóa dại mất rồi, đó là tương lai của phố huyện này, nếu như không thay đổi. Cứ tối ấy, từng ấy con người lại bước ra từ cuộc mưu sinh này, và có thể dễ dàng nhận thấy: Nơi đây quá nghèo. Cuộc sống là cuộc sống bế tắc quẩn quanh. Đây là bức tranh đời sống phố nghèo trước khi đoàn tàu đi qua. Ở đó chúng ta còn thấy nó có cả mùi vị, mùi nồng nồng, âm ẩm, mông mốc của rác rười hòa quyện với đất cát mà Liên gọi đó là vị nghèo của quê mình. Và bức tranh ấy còn có cả âm thanh, cuộc sống nào cũng có âm thanh riêng của nó, là tiếng trống cầm canh đánh tung lên từng hồi không đủ sức vang xa, là tiếng côn trùng rên rỉ tỉ tê, là tiếng ếch nhái kêu râm ran từ đầm xa đưa vào… tất cả nó hòa trộn lại với nhau, để trở thành một bản nhạc đồng quê muôn năm không thay đổi. Sở dĩ tại sao An và Liên phải đợi tàu , chúng nó đợi tàu không phải để bán hàng, ngày chợ phiên có bán buôn được gì, chúng nó đợi tàu để nhìn thấy một cuộc sống đáng sống hơn. Khi con tàu đến nó hoàn toàn tương phản với bức tranh đời sống phố huyện nghèo. Đó là lí do tại sao An và Liên bằng được phải đợi con tàu để nhìn thấy một cuộc sống tốt đẹp hơn, đáng sống hơn, đang vận động, đang phát triển. Thứ nhất, ánh sáng nơi đây không hề yếu ớt, không phải màu đen ngự trị mà ánh sáng ở đây là đèn điện trên tàu sáng choang. Và con người nơi đây cũng hoàn toàn tương phản với con người đời sống phố huyện nghèo. Con người ở nơi đây, họ ăn mặc sang trọng, đi lại nhộn nhịp, cười nói vui vẻ, người ở Hà Nội về. Và ở đó là âm thanh, là tiếng còi tàu vang động cả một góc trời. Đó chính là lí do An và Liên luôn đợi tàu, đợi để được nhìn thấy cuộc sống đang vận động, đang phát triển tràn ngập ánh sáng trên cuộc đời này. Truyện của Thạch Lam bao giờ cũng thế, bàng bạc như sao trời mùa hạ, không kịch tính, không cao trào, không mâu thuẫn. Thế nhưng truyện của Thạch Lam luôn mang đến cho ta thế giới đồng quê muôn năm không thay đổi. Nó hơn cả một mệnh lệnh: Hãy cứu những đứa trẻ, đừng để cho chúng nó phải cô đơn. Đừng để cho chúng nó suốt ngày phải đợi tàu để nhìn thấy một cuộc sống đáng sống hơn. Vì đó chính là tội ác.
Để khép lại tác phẩm này, ta mượn lại lời của chính nhà văn Thạch Lam: “Đối với tôi văn chương không phải là một cách đem đến cho người đọc sự thoát ly hay sự quên, trái lại văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác, làm cho lòng người được thêm trong sạch và phong phú hơn”. Chừng nào trên trái đất vẫn còn những con người đau khổ, họ muốn sống cuộc sống sáng sủa hơn, thì chừng đó những tác phẩm như “Hai đứa trẻ” vẫn giữ nguyên vẹn được giá trị của nó.
>> XEM THÊM: Phân Tích Hình Ảnh Đoàn Tàu Trong Hai Đứa Trẻ