25/06/2018, 11:18

Giải Thích Nhận Định Thi Hữu Khả Giải Bất Khả Giải Bất Tất Giải … / Tạ Trăn

[Văn mẫu lớp 12] – Tạ Trăn đời Minh cho rằng: “Thi hữu khả giải, bất khả giải, bất tất giải, nhược thủy nguyệt kính hoa, vật nệ kỳ tích khả dã”. Anh chị hãy lập dàn ý để giải thích nhận định đó. Đề bài: Tạ Trăn đời Minh cho rằng: “Thi hữu khả giải, bất khả giải, bất tất ...

[Văn mẫu lớp 12] – Tạ Trăn đời Minh cho rằng: “Thi hữu khả giải, bất khả giải, bất tất giải, nhược thủy nguyệt kính hoa, vật nệ kỳ tích khả dã”. Anh chị hãy lập dàn ý để giải thích nhận định đó.

Đề bài: Tạ Trăn đời Minh cho rằng: “Thi hữu khả giải, bất khả giải, bất tất giải, nhược thủy nguyệt kính hoa, vật nệ kỳ tích khả dã”. Anh chị hãy lập dàn ý để giải thích nhận định trên.

Bài Làm

MB: Thơ ca là lĩnh vực của cái độc đáo. Thơ ca bắt rể từ lòng người nhưng nở hoa nơi từ ngữ. Mỗi bài thơ có giá trị là một thế giới nghệ thuật độc đáo. 
Nhà thi thoại đời Minh là Tạ Trăn trong “Tứ minh thi thoại” đề xuất mệnh đề thi ca “diệu tại hàm hồ”, nghĩa là tả cảnh, thuật sự không nên giống như thực, mà phải hư ảo, có thể giúp cho người đọc có cảm giác mơ hồ, bí ẩn. Ông chủ trương: “Thơ có chỗ khả giải, bất khả giải, bất tất giải, giống như hoa dưới nước, trăng trong gương, không cần câu nệ tới dấu tích”. 

TB
Giải thích:
– Thơ có chổ khả giải: nghĩa là giải thích, giảng giải cho người ta hiểu được.
– Bất khả giải: không thể giảng giải bằng lí trí mà hiểu được.
Trước hết là vì sự “bất lực” của ngôn ngữ.Thơ văn là bộ môn nghệ thuật duy nhất lấy ngôn từ làm chất liệu, chủ yếu là qua ngôn từ để biểu hiện ý nghĩa. 
+Thơ lại là một loại nghệ thuật, nghĩa là liên quan đến cái hay đep, cái sâu sắc tinh tế. Cho nên: bàn bạc, giảng giải bằng ngôn ngữ, đều không cần thiết ,mà cũng không có khả năng,vì ngôn ngữ chỉ nói được những cái thô bên ngoài mà thôi: Còn cái tinh của sự vật thì chỉ có thể dùng ý lĩnh hội.
– Thơ bất tất giải: nghĩa là không cần giảng giải, vì thơ hay tự nó chạm vào chiều sâu tâm hồn người đọc. Đôi khi lí trí không hiểu nhưng tâm hồn lại cảm nhận được.
Nhà thơ Vương Sĩ Trinh đời nhà Minh cũng nói: thơ khó ở chỗ nếu “không giải thích được thì thơ vô vị, mà giải thích được thì hết vị”, cho nên thơ nằm ở giữa “khả giải” – bất khả giải – bất tất giải” là như thế. Với đặc điểm này ta thấy tính mơ hồ đa nghĩa là thuộc tính của văn học. Nó tạo nên giá trị cho TPVH.
– Vì sao bất tất giải?
+ Vì vẻ đẹp của thơ “như hoa dưới nước, như trăng trong gương, không cần câu nệ dấu tích”. Thơ phản ánh thế giới tâm hồn thông qua sự khúc xạ của lăng kính tâm hồn nhà thơ. Thưởng thức cái đẹp của thơ ca không chỉ bằng lí trí mà bằng cả cảm xúc tâm hồn trong sự đồng điệu, rung cảm của những cảm xúc thẩm mĩ. Có như vậy mới thấy hết được vẻ đẹp của thơ ca. 

thi huu kha giaiThi hữu khả giải, bất khả giải, bất tất giải, nhược thủy nguyệt kính hoa, vật nệ kỳ tích khả dã

Phân tích, Chứng minh:
– Đây thôn Vĩ Dạ – một bài thơ mơ hồ đa nghĩa.
+ Khả giải vì người đọc có thể thấy được vẻ đẹp hài hòa giữa cảnh và người thôn Vĩ qua những hình ảnh cụ thể, vẻ đẹp sông Hương đêm trăng.
+ Bất khả giải vì có những hình ảnh mơ hồ đa nghĩa: vườn ai? mặt chữ điền? thuyền ai? thuyền trăng? bến trăng? sông trăng? Ở đây sương khói? ai biết tình ai? Đó là chổ nào, thê giới thực hay ảo, là ai? người đọc không thể lí giải môt cách thấu đạt và triệt để; tuy nhiên mỗi từ ngữ, hình ảnh, lời thơ đều có sức gợi của nó.(phân tích sức gợi cảm của mỗi hình ảnh, chi tiết, để đi đến nhận định: thơ bất tất giải, nhưng có thể cảm nhận được vẻ đẹp của nghệ thuật) 
+ Bất tất giải vì chính nghệ thuật ảo hóa đã đem đến cho ĐTVD một vẻ đẹp riêng, huyền ảo, khó nắm bắt. Nhưng chính điều đó làm nên sức sống lâu dài cho tác phẩm. Người đọc không thể hiểu hết thế giới nghệ thuật trong ĐTVD nhưng vẫn có thể cảm nhận được tình yêu mà HMT dành cho cảnh và người xứ Huế; sự hoài nghi tình đời tình người đến tha thiết quặn lòng; trong vực sâu của sự tuyệt vọng, bao giờ cũng cháy lên niềm yêu đời và khát sống mãnh liệt nhất.

Bình luận
– Định hướng cho nhà thơ trong việc sáng tạo ra những tác phẩm nghệ thuật độc đáo.
– Một tác phẩm văn học có giá trị phải đạt đến sự hài hòa gữa ND và HT, phải là “một phát minh về ht, một sáng tạo về nd”. “ám ảnh người đọc” bỡi sự độc đáo, mơ hồ đa nghĩa.
– Sức sống lâu bền của tác phẩm phụ thuộc và giá trị thẩm mĩ của nó tuy nhiên tác giả không được phép tạo ra một thế giới huyền ảo, không có thật, vì văn chương cần bắt nguồn từ hiện thực. Không thể là ánh trăng lừa dối. 
– Ý kiến trên định hướng cho người đọc biết cách cảm thụ thơ ca.
+ Phải cảm thụ bằng tri thức đọc hiểu văn bản
+ Cảm thụ trên tầm cao của trí tuệ và chiều sâu của tâm hồn
+ Người đọc là người đồng sáng tạo vì chính họ khám phá ra những điều mới mẽ thú vị từ chính sư độc đáo, mơ hồ, đa nghĩa của tác phẩm.

KB: Thơ có thể giải thích, lại không thể giải thích, mà hà tất phải giải thích, như ánh trăng đáy nước, bông hoa trong gương, không thể bám vào dấu vết của nó.

0