25/06/2018, 11:18

Cảm Nhận 2 Khổ Thơ Đầu Bài Vội Vàng Của Nhà Thơ Xuân Diệu

(Văn mẫu lớp 11) – Anh chị hãy nêu cảm nghĩ về 2 đoạn đầu trong bài thơ “Vội vàng” của nhà thơ Xuân Diệu. Đề bài: Cảm Nhận 2 Khổ Thơ Đầu Bài Vội Vàng Của Nhà Thơ Xuân Diệu Bài Làm “Cha đằng ngoài mẹ đằng trong Ông đồ nghệ lấy cô hàng nước mắm” Nhắc ...

(Văn mẫu lớp 11) – Anh chị hãy nêu cảm nghĩ về 2 đoạn đầu trong bài thơ “Vội vàng” của nhà thơ Xuân Diệu.

Đề bài: Cảm Nhận 2 Khổ Thơ Đầu Bài Vội Vàng Của Nhà Thơ Xuân Diệu

Bài Làm

“Cha đằng ngoài mẹ đằng trong

Ông đồ nghệ lấy cô hàng nước mắm”

Nhắc đến câu thơ là chúng ta lại nhớ đến không ai khác ngoài Xuân Diệu.Cả đời Xuân Diệu là cả đời lao động nghệ thuật không lúc nào ngừng bút. Đối với ông “Sự sống chẳng bao giờ chán nản”. Là người con của ông Đồ xứ Nghệ cần cù, kien nhẫn, rèn luyện tài năng lao động và sáng tạo nghệ thuật thiên nhiên nơi vùng đất Quy Nhơn đã tác động đến hồn thơ nồng nàn, sôi nổi. “Vội vàng” là một trong những bài thơ tiêu biểu của nhà thơ. Bài thơ là thông điệp mà Xuân Diệu muốn nhắn nhủ đến người đọc hãy sống hết mình khi đang còn trẻ tuổi, đừng để thời gian trôi đi phí hoài. Hãy sống gấp gáp để tận hưởng cuộc sống tươi đẹp. Hãy luôn giữ cho mình mùa xuân tình yêu của tuổi trẻ.

Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất;
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi.

Của ong bướm này đây tuần trăng mật;
Này đây hoa của đồng nội xanh rì
Này đây lá của cành tơ phơ phất
Của yến anh này đây khúc tình si.

Và này đây ánh sáng chớp hàng mi
Mỗi sáng sớm, thần vui hằng gõ cửa
Tháng giêng ngon như một cặp môi gần
Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa
Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.

Xuân đang tới, nghĩa là xuân đang qua,
Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già,
Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất.

Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật,
Không cho dài thời trẻ của nhân gian,
Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn,
Nếu đến nữa không phải rằng gặp lại.

Còn trời đất, nhưng chẳng còn tôi mãi,
Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời”

Mở đầu bài thơ là một ý tưởng vô cùng táo bạo và đầy lãng mạn của nhà thơ:

“Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất;
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi.”

Cái tôi, cái khát vọng mãnh liệt “muốn tắt nắng” để màu sắc đừng nhạt phai “muốn buộc gió” để hương đừng bay đi. Để nhà thơ có thể ngắm nhìn và tận hưởng. Nhà thơ đã lấy cái tôi chủ quan của mình để làm thay đổi được quy luật của tự nhiên. Muốn níu giữ thời gian làm ngưng động cả không gian. Ý tưởng táo bạo nhưng đầy lãng mạn. Điệp ngữ “tôi muốn” làm nổi bậ cái khát vọng mãnh liệt của cuộc sống bởi thiên nhiên mùa xuân đầy tươi đẹp và đầy sức sống.

“Của ong bướm này đây tuần trăng mật;
Này đây hoa của đồng nội xanh rì
Này đây lá của cành tơ phơ phất”

Cả không gian được tô điểm một màu xanh non tươi mơn mởn, màu xanh của cành tơ phơ phất. Kết hợp hài hòa làm cho bức tranh thiên nhiên dạt dào đầy sức sống. Cái nền xanh tươi ấy làm cho bức tranh thiên nhiên đầy sinh động và nó càng trở lên đầy sức sống hơn, tươi mát hơn.

“Xuân đang tới, nghĩa là xuân đang qua,
Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già,
Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất.”

2 kho dau bai voi vangCảm Nhận 2 Khổ Thơ Đầu Bài Vội Vàng Của Nhà Thơ Xuân Diệu

Thời gian tuyến tính, lấy sinh mệnh cá nhân, lấy tuổi trẻ, quãng thời gian ngắn ngủi hất của con đời người. Điều mà ta nuối tiếc không phải chỉ là cảnh sắc xanh tươi, non nước hữu tình nữa, mà chính là tuổi trẻ, là ngày hôm nay. Mọi thứ chẳng y nguyên nhưng cứ chầm chậm đổi thay theo nhịp đời hối hả. Ta đau đớn nhận ra, cuộc đời bắt đầu từ một nhành xuân còn ấp ủ rồi cũng sẽ có lúc kết thúc trong mảnh xuân sắp tàn. Cuộc sống là một vòng tuần hoàn liên tục, có đến có đi, có bắt đầu rồi có kết thúc. Ta mong chờ từng khoảnh khắc đến rồi lại luyến tiếc không thôi khi khoảnh khắc ấy qua.

Niềm vui của thi sĩ phút chốc lại tan biến trước quy luật của tự nhiên và đất trời:

“Tôi sung sướng nhưng vội vàng một nửa

Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân”

Vạn vật luôn biến chuyển. thời gian dừng lại định nghĩa chỉ ra sự thật cụ thể, sự thật hiển nhiên và không thể phủ nhận, xuân tới rồi xuân qua, xuân còn non rồi xuân sẽ già, xuân hết thì nhà thơ cũng hết và cũng không còn nữa. Giọng thơ buồn ngao ngán, mang tâm trạng u uất.

Nhà thơ đã nhận thức được thời gian trôi chảy, lấy tuổi trẻ để đo đếm thời gian. Xuân Diệu cảm thấy đau đớn xót xa khi cảm nhận về cái vô hạn của thời gian, thiên nhiên và đất trời. Xuân của thiên nhiên, của đất trời đi rồi sẽ trở lại. Tất cả đều bất ngờ, hụt hẫng và nuối tiếc:

“Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật,
Không cho dài thời trẻ của nhân gian,
Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn,
Nếu đến nữa không phải rằng gặp lại.
Còn trời đất, nhưng chẳng còn tôi mãi,
Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời”

Nhà thơ đã đem cái hữu hạn của đời người đối lập với cái vô hạn của thời gian. Thiên nhiên, đất trời để bộc lộ cái tâm trạng chán nản của mình, thời gian cũng có màu có vị chia phôi, mỗi khoảnh khắc trôi qua là một chia lìa và mất mát. Cả trời đất, núi sông, vạn vật đến dâng lên một âm thanh của sự chia li.

“Mùa tháng năm đều nếm vị chia phôi

Khắp sông núi vẫn than thần tiễn biệt.”

Mọi cảnh vật  như cùng mang tâm trạng luyến tiếc với nhà thơ

“Cơn gió xinh thì thào trong lá biếc,
Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi?
Chim rộn ràng bỗng đứt tiếng reo thi,
Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa?”

Hai câu hỏi tu từ liên tiếp được đặt ra “phải chăng hờn” “phải chăng sợ” đã bộc lộ tâm trạng buồn và day dứt của nhà thơ và đã kêu lên tiếng kêu đầy uất nghẹn “chẳng bao giờ. Ôi! Chẳng bao giờ nữa…

Tóm lại, với hai chin câu thơ, Xuân Quỳnh muốn nhắn nhủ đến người đọc hãy sống hết mình khi đang còn trẻ tuổi, đừng để thời gian trôi đi phí hoài. Hãy sống gấp gáp để tận hưởng cuộc sống tươi đẹp. Hãy luôn giữ cho mình mùa xuân tình yêu của tuổi trẻ.

“Thà một phút huy hoàng rồi vụt tắt

Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm.”

>> XEM THÊM: Văn Mẫu Hay

0