23/05/2018, 18:39

Bệnh dịch tả (NEWCASTLE) ở gà?

Gà bị bệnh dịch tả I. ĐỘNG VẬT CẢM THỤ Hầu hết các loại gia cầm đều mẫn cảm với bệnh này (gà, vịt, vẹt bồ câu, ngỗng v.v...). Bệnh lây nhiễm sang cả người, gây viêm kết mạc mắt. II. NGUYÊN NHÂN Do virus thuộc nhóm Paramyxovirrus. Tất cả các chủng phân lập đều giống ...

Gà bị bệnh dịch tả

I.ĐỘNG VẬT CẢM THỤ

Hầu hết các loại gia cầm đều mẫn cảm với bệnh này (gà, vịt, vẹt bồ câu, ngỗng v.v...). Bệnh lây nhiễm sang cả người, gây viêm kết mạc mắt.

II. NGUYÊN NHÂN

Do virus thuộc nhóm Paramyxovirrus. Tất cả các chủng phân lập đều giống nhau về tình thái và kháng nguyên. Virus gây bệnh Newcastle được phân loại theo động lực của từng vùng.

a, Chủng độc mạnh- Nhóm Velogentic

Những virus thuộc nhóm này có khả năng gây chết phôi trong vòng 50 giờ, bắt kể bằng đường gây nhiễm nào. Virus này gây bệnh nặng và tỷ lệ gây chết cao trong các đàn gà mới, dễ mẫn cảm với bệnh. Những virus thuộc nhóm này gây hủy hoại tế bào và tạo thành những mảng trong hoặc màu đỏ trên môi trường nuôi cấy tế bào của phôi gà (CEP).

b, Chủng độc vừa- Nhóm Mesogenic

Những virus thuộc nhóm này có khả năng gây chết phôi trong vòng 50-60 giờ. Khi gây nhiễm theo con đường ngoại vi thì bệnh sẽ rất nặng. Virus cũng gây bệnh tích, tế bào như nhóm Velogenic (trông phôi gà (CEP)).

c, Chủng độc yếu - Nhóm Lentogenic

Virus thuộc nhóm này gây chết phôi sau hơn 100 giờ và nói chung nó dùng để chế tạo vacxin. Trên thực tế nếu nhiễm bệnh do chủng này gây nên thì triệu chứng thường biểu hiện ở đường hô hấp (thở khò khè). Virus nhóm này chỉ gây bệnh tích tế bào, khi được bổ sung vào môi trường chất Mg, Diethylamidnoethyl (D.E.A.E).

III. PHƯƠNG THỨC TRUYỀN LÂY

- Do việc nhập khẩu gia cầm từ nước bị nhiễm bệnh sang nước chưa có mần bệnh.

- Lây qua gia cầm khác và chim hoang dại đã nhiễm bệnh di cư sang vùng chưa nhiễm bệnh.

- Do nhập đàn mới vào đàn cũ mà 1 trong 2 đàn trên đã có đàn bị nhiễm bệnh.

- Lây nhiễm từ vacxin đã nhiễm mần bệnh có độc lực mạnh (mần bệnh này nhiễm từ gà mẹ sang trứng vào phôi. Những trứng này lại đem chế vacxin, vì vậy ngay trong vacxin đã có mần bệnh độc lực mạnh)

- Lây qua xác chết từ những gà bệnh. Những con khỏe mổ phải hít phải mần bệnh có trong môi trường chuồng trại.

- Lây nhiễm qua dụng cụ và người chăn nuôi đã nhiễm bệnh.

IV. TRIỆU CHỨNG VÀ BỆNH TÍCH

Thời gian nung bệnh rất khác nhau, trung bình từ 5-6 ngày. Hiện nay người ta phân ra 4 dạng khác nhau.

a, Dạng gây ra do chungr độc lực mạnh - Nhóm Velogenic

+ Triệu chứng: Bệnh xuất hiện đột ngột và lây lan nhanh, chết cấp tính trong 3-4 ngày và không biểu hiện rõ triệu chứng bệnh tích. Chỉ thấy một số triệu chứng:

- Đầu tiên gà lờ đờ, hô hấp tăng, thở mạnh, ho.

- Đi tiêu chảy đôi khi có máu.

- Một số có chảy dịch nhờn ở mũi và mắt.

- Mào, mồng, tích bị tím, có thể phù quanh đầu (sưng đầu hay phù đầu).

- Sau 4-5 ngày nếu không chết thì biểu hiện triệu chứng thần kinh (mổ lung tung, đi quay tròn).

- Gà đẻ giảm số lượng trứng. Vỏ trứng mềm.

- Tỷ lệ chết từ 50-90% tùy theo từng đàn.

+ Bệnh tích:

- Đường tiệu hóa xuất huyeets và loét từng điểm.

- Thực dân, dạ dày cơ (mề), ruột tịt, ruột già và lỗ huyệt (hậu môn) đều thấy xuất huyết.

- Hạch ruột viêm đỏ và xuất huyết.

- Niêm mạc mũi, khí quản viêm Cata, có dịch nhầy và đôi khi xuất huyết lấm tấm đỏ.

- Buồng trứng sưng huyết đỏ và có một số trứng bị teo.

- Mào não bị xuất huyết điểm đỏ lấm tấm.

b, Dạng gây ra do chủng độc lực vừa - Nhóm Mesogenic.

+ Triệu chứng: Bệnh xảy ra đột ngột, lây lan nhanh.

- Giảm ăn, ho, tiêu chảy phân xanh hoặc hơi vàng.

- Trạng thái run rẩy. Sau 2 tuần triệu chứng thần kinh sẽ nặng (bại liệt, đi quay tròn).

- Gà đẻ tỷ lệ trứng giảm, trứng non nhiều.

- Tỷ lệ chết từ 5-50%, có đần trên 50%.

+ Bệnh tích:

- Niêm mạc dạ dày tuyến xuất huyết.

- Niêm mạc đường hô hấp (khí quản, phế quản) có dịch nhờn, đôi khi có xuất huyết.

 Giai đoạn đầu lách sưng to.

c, Dạng gây ra do chủng độc lực chủ yếu - Nhóm Lentogenic

+ Triệu chứng:

- Chủ yếu ở đường hô hấp: ho, thở khò khè về ban đêm.

- Trứng giảm nhưng sau một vài tuần lại trở lại bình thường.

- Gà lớn không chết, chỉ có gà con chết nhưng tỷ lệ ít 1-10%.

+ Bệnh tchs:

- Chủ yếu ở đường hô hấp, khí quản viêm nhẹ.

d, Dạng mang trùng (không có triệu chứng)

Dạng này không gây chết nhưng nguy hiểm là tồn trữ mần bệnh làm lây nhiễm cho những đàn gà mới nhập. Để loại trừ những con mang trùng, người ta làm phản ứng huyết thanh học hoặc phân lập virus.

V. CHUẨN ĐOÁN

Trong những vùng thường xảy ra dịch, việc chuẩn đoán phải căn cứ vào triệu chứng lâm sàng, bệnh tích và dịch tễ học, đồng thời làm phản ứng huyết thanh học. Nhưng đối với những vùng mới nhiễm bệnh hoặc có những dạng bệnh lý mới thì cần phải phân lập và giám định virus. Bệnh phẩm để phân lập virus nên chọn những gà đang ở giai đọan mới phát bệnh (lấy bệnh phẩm từ dịch khí quản, lỗ huyệt, từ cơ quan nội tạng hoặc não).

+ Dùng phôi gà để chuẩn đoán:

Tiêm dùng dịch bệnh phẩm vào xoang niệu mô phôi gà 7-11 ngày tuổi. Sau đó soi trứng hàng ngày, liên tục 5 ngày. Nếu phôi bị chết, lấy dịch niệu mô ngưng kết với huyễn dịch hồng cầu gà 2% (phản ứng HA). Khi phản ứng làm ngưng kết hồng cầu gà thì ta sơ kết luận có nhiễm bệnh do Newcastle. Tiếp sau đó làm phản ứng ức chế ngưng kết hồng cầu (HI) với kháng huyết thanh Newcastle đã biết. Nếu dịch niệu mô có virú thì sẽ bị kháng huyết thanh trung hòa vì vậy không gây ngưng kết hồng cầu. Từ đó kết luận gà bị bệnh.

+ Dùng gà khỏe mạnh để chuẩn đoán:

Dùng bệnh phẩm gà nghi bệnh tiêm vào não hoặc cho uống hay nhỏ muic cho gà khỏe mạnh (chưa được phòng bệnh vacxin Newcastle). Nếu sau 4-6 ngày gà phát bệnh thì kết luận bệnh phẩm đã nhiễm bệnh.

+ Dùng môi trường nuôi cấy tế bào để chuẩn đoán:

Lấy bệnh phẩm cho vào môi trường tế bào phôi gà. nếu thấy những mảng lớn trong hoặc đo các kích thước từ 0,5 -1,5-2,4 mm trong môi trường tế bào thì kết luận bệnh phẩm đã nhiễm bệnh. Chủng độc lực mạnh Velogenic gây bệnh tích tế bào có kích thước từ 2-4 mm còn chủng độck lực vừa nhóm Mesogenic gây bệnh tích tế bào với kích thước mảng nhỏ 0,6 -1,5 mm.

Đối với chủng độc lực yếu - Nhóm Lentgenic, ta phải bổ sung vào môi trường tế bào chất Mg và D.E.A.E mới thấy tế bào bị nhiễm bệnh (nếu bệnh phẩm nhiễm bệnh).

+ Chuẩn đoán bằng phương pháp huyết thanh học:

- Phản ứng trung hòa.

- Phản ứng HA và HI.

phản ứng HA cho kết quả chuẩn đoán nhanh.

Phản ứng HI vừa để chuẩn đoán bệnh vừa để kiểm tra làm lượng kháng thể sau khi phòng bệnh bằng vacxin.

+ Chuẩn đoán bằng phương pháp thử thách:

Lấy virus gây bệnh Newcastle tiêm cho 2 đàn gà: 1 đàn gà nghi ngờ bị bệnh (ít nhất là 10 con và có triệu chứng nghi ngờ từ 7 ngày trở lên). Và 1 đàn gà chưa bị bệnh (chưa có tiêm phòng vacxin Newcastle). Nếu sau khi tiêm virus gây bệnh được 7-10 ngày mà không thấy gà phát bệnh thì chứng tỏ đàn gà đó bị bệnh (vì khi gà bị bệnh sau 7-10 ngày cơ thể đã tạo ra kháng được với virus gây bệnh). Còn đối với đàn gà kia (gà chưa có bệnh) thì sau 4-5 ngày sẽ phát bệnh.

+ Chuẩn đoán bằng phản ứng kháng thể huỳnh quang.

Kết quả nhanh hơn các phản ứng.

+ Khả năng tạo miễn dịch sau khi nhiễm bệnh Newcaslte.

Tất cả các virus gây bệnh Newcastle đều có khả năng kích thích phản ứng sinh mién dịch trong cơ thể gia cầm. sau khi bị nhiễm bệnh 6-10 ngày, kháng thể được sinh ra, trong khi cơ thể chưa biểu hiện hết các triệu chứng của bệnh. Mức độ kháng thể đạt được cao nhất là sau nhiễm bệnh 3-4 tuần. Sau đó giảm dần cho đến 6-9 tháng. Vì vậy những con đã nhiễm bệnh mà không chết thì không bị nhiễm bệnh lại trong vòng 6-9 tháng.

VI. PHÒNG BỆNH

a, Phòng bằng vacxin

Những vacxin đã được sản xuất ở Việt Nam dùng để phòng bệnh Newcastle như:

+ Vacxin Newcastle nhược độc, đông khô chủng F (hệ 2).

- Chủng lần 1 lúc 3 ngày tuổi. Nhỏ mắt và mũi.

- Chủng lần 2 lúc 21 ngày tuổi. Nhỏ mắt và mũi.

+ Vacxin Newcastle nhược độc đong khô chủng Lasota: Độc vừa hưng mạnh hơn hệ 2. Vì vậy chỉ dùng cho gà trên 7 tuổi. Thuốc miễn dịch được 2-3 tháng. Nếu dùng vacxin Lasota thì dùng vacxin hệ 2. Hoặc nếu dùng lần 1 bằng vacxin hệ 2 thì lần 2 dùng vacxin Lasota, kết quả miễn dịch cao hơn.

Phương pháp chủng bằng cách cho uống:

+ Vacxin Newcastle nhược độc đông khô chủng M (Mukteswar hay Mesogen) hay còn gọi là hệ 1:

- Chủng vào lúc trên 2 tháng tuổi. Tiêm dưới da. Sau 4-6 tháng chủng lại một lần.

+ Những vacxin ngoại nhập đang dùng ở Việt Nam:

- Pestos: Vacxin nhược độc đông khô do Pháp sản xuất: Chủng lần 1 lúc 1 ngày tuổi - phương pháp nhỏ mắt. Chủng lần 2 lúc 15-21 ngày tuổi - nhỏ mắt.

+ Sotasec: Vacxin nhược độc đông khô chủng Lasota.

- Chủng tiếp sau Pestos vào lúc 21 ngày tuổi, bằng phương pháp cho uống. Cứ sau 2-3 tháng chủng lại bằng phương pháp cho uống.

+ Imopest: Vacxin vô hoạt nhũ dầu chủng Texas:

- Chủng lần 1 tiêm dưới da hay bắp 0,1 cc/con (chủng đồng thời với vacxin Pestos nhỏ mắt).

- Chủng lần 2 lúc 8-10 tuần tuổi. Tiêm dưới da hay bắp liều 0,3 cc/con.

- Chủng lần 3 vào lúc trước khi để 3-4 tuần.

Liều tiêm dưới da hay bắp 0,5 cc/con. Sau 6 tháng chủng lại liều trên.

Lưu ý: Tùy theo tình hình dịch tễ của từng vùng mà ta có thể sử dụng các loại vacxin tổng hợp sau để tiêm phòng trước khi đẻ 2-4 tuần.

- Newvaxidrop: Dịch tả + Hội chứng giảm đẻ + Viêm phế quản truyền nhiễm.

- Gumbopest: Dịch tả + Gumboro.

- Bigopest: Dịch tả + Gumboro + Viêm phế quản.

Khi sử dụng vacxin nhược độc, có một số chủng có thể làm lây lan virus trong đàn gà (phản ứng vacxin), hoặc làm giảm tỷ lệ đẻ trứng

Mỗi loại vacxin có độ dài miễn dịch khác nhau.

Loại nhước độc yếu (chủng F (hệ 2)), Pestos hay B1. Thời gian miễn dịch từ 21-40 ngày.

Loại nhược độc vừa Lasota, Sotasec. Thời gian miễn dịch 2-3 tháng.

Loại nhược độc mạnh chủng M (hệ 1), hay vô hoạt nhũ dầu  Impest. Thời gain miễn dịch 4-6 tháng.

+ Những gia cầm được phòng bệnh bằng bất cứ loại vacxin nào cũng không thể hoàn toàn chống laị được với sự xâm nhập của các chủng vacxin thuộc nhóm Velogenic.

b, Phòng bệnh vệ sinh

- Ngăn cản sự tiếp xúc giữa gà khỏe với gà bệnh.

- Kiểm dịch chặt chẽ không cho mần bệnh nhập vào qua việc nhập khẩu con giống.

- Xử lý chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi khi đã bị dịch.

- Sản xuất vacxin phải lấy trứng từ những đàn gà giống không có mần bệnh Newcastle.

0