23/05/2018, 15:05

Điều kiện và quá trình phát triển phôi của trứng gia cầm trong khi ấp

Điều kiện để ấp trứng Điều kiện tự nhiên (gà mẹ tự ấp trứng) phụ thuộc hoàn toàn vào điều kiện môi trường tự nhiên và sự khéo léo điều khiển chế độ nhiệt trong khi ấp của gà mái. Tuy nhiên để nở được, nhiệt độ của con mẹ cung cấp cho trứng cũng phải đạt yêu cầu cho sự phát triển sinh lý của ...

Điều kiện để ấp trứng

Điều kiện tự nhiên (gà mẹ tự ấp trứng) phụ thuộc hoàn toàn vào điều kiện môi trường tự nhiên và sự khéo léo điều khiển chế độ nhiệt trong khi ấp của gà mái. Tuy nhiên để nở được, nhiệt độ của con mẹ cung cấp cho trứng cũng phải đạt yêu cầu cho sự phát triển sinh lý của phôi, biến động từ 37 – 39°C, đôi khí nhiệt độ này không đảm bảo được, do nhiệt độ môi trường quá cao hoặc qua thấp. Cho nên tỷ lệ nở phụ thuộc hoàn toàn vào nhiệt độ, ẩm độ môi trường. Thường tỷ lệ ấp nở rất thấp, chỉ đạt 60 – 70% ở mùa hè hoặc mùa đông. Vì vậy ở các nước có nền chăn nuôi gia cầm công nghiệp đã chế tạo ra máy đẽ ấp trứng nhân tạo. Điều kiện môi trường trong quá trình ấp trứng là:

Nhiệt độ: Nhiệt độ môi trường để ấp trứng là yếu tố quan trọng nhất, có ý nghĩa quyết định đến khả năng phát triển, sức sống của phôi và tỷ lệ nở.

Nhiệt độ tối ưu trong máy phụ thuộc vào giai đoạn phát triển phôi, vào loại gia cầm và nhiệt độ môi trường trong phòng ắp. Bình thường phải đạt khoảng 37,8°c (chế độ này do hệ thống báo tự động, ít khi điều chỉnh, trừ trường hợp nhiệt độ bên ngoài máy quá nóng hoặc quá lạnh).

Đến nay nhiều tác giả nghiên cứu đã đưa mức nhiệt độ thích hợp là 37,5 – 38°C vào quy trình ấp.

Độ ẩm: Độ ẩm không khí cần thiết để điều chỉnh sự thải nhiệt của trứng qua thời gian ấp, nó tạo ra môi trường cân bằng cho các quá trình sinh lý, sinh hoá xảy ra trong phôi thai. Nếu độ ẩm không đạt (cao hoặc thấp hơn tiêu chuẩn) làm tăng tích trữ hoặc mất nước nhiều, làm cho phôi phát triển yếu, gà nở muộn, gà nhỏ hoặc nặng bụng. Tỷ lệ nở kém do trứng sát (gà không ra khỏi vỏ) và chết phôi nhiề

Qua nghiên cứu, các nhà kỹ thuật đã đưa ra quy định độ ẩm trong máy ấp là từ 55 – 60% (ngày đầu) đến 70 – 75%, còn qua nửa cuối của chu kỳ đặc biệt vài ngày cưới, ẩm độ phải bảo đảm 70 – 75%. Riêng trứng ngỗng yêu cầu độ ẩm cao hơn, biến động từ 65 đến 78 – 80%.

Trao đổi không khí trong máy ấp: Trứng ấp yêu cầu không khí như cơ thể gia cầm sống bên ngoài. Vì một máy chứa tới 10.000 – 20.000 trứng, nên hàm lượng không khí luân chuyển trong máy liên tục và lớn. Khi lượng oxy trong máy ấp dưới 15% gây chết phôi hàng loạt. Khi lượng CO2 trong không khí khoảng 1% làm đình trệ sự phát triển sinh trưởng của phôi thai cũng như tăng cao tỷ lệ chết của chúng. Khi thay đổi chế độ không khí trong máy làm phôi chết nhiều, đặc biệt lúc 4 và 11 – 12 ngày ấp. Những nghiên cứu của ETrechiacov, 1979 đã xác định rằng lượng khí CO2 biến động trong khoảng 0,2 – 0,4% là bảo đảm phôi phát triển tốt.

Vì vậy, hệ thống đảo khí trong máy ấp cũng như hệ thống tự động báo nhiệt độ, ẩm độ phải hoạt động tốt là yêu cầu hết sức nghiêm ngặt. Chỉ sơ suất, để làm tăng nhiệt độ, ẩm độ, ngừng thông khí, trứng sẽ chết phôi hàng loạt, thậm chí phải huỷ bỏ lô ấp, thiệt hại kinh tế lớn.

Thức ăn và không khí cho phôi trong thời gian ấp: Lòng đỏ, lòng trắng, vỏ là những vật chất được phôi sử dụng cho sự phát triển, sinh trưởng của nó. Trong những ngày đầu tiên phôi sử dụng protein của lòng đỏ; còn nước và muối của lòng trắng. Sau 7 ngày ấp phôi sử dụng hầu hết các chất dinh dưỡng của lòng đỏ. Số lượng của lòng trắng bắt đầu giảm, từ ngày thứ 7 – 10 số lượng của nó hầu như giữ ở một mức cố định, sau đó lại giảm. Qua ngày thứ 18 – 19 lòng trắng hoàn toàn biến mất.

Hydratcacbon (chất bột, đường) có ý nghĩa trong những ngày ấp thứ 5, thứ 6, khi mà hình thành các tổ chức và hệ thống của phôi thai, số lượng đường qua thời kỳ này ở lòng đỏ và lòng trắng giảm đi.

Phôi gia cầm bắt đầu tích luỹ glucogen sau 11 ngày ấp. Ngày thứ 14 bắt đầu giảm nó trong lòng đỏ và lòng trắng. Từ thời gian này phôi đã sử dụng glucogen lấy từ gan.

Phôi sử dụng chất khoáng tích cực nhất là canxi. Sự hấp thụ nó đặc biệt tăng lên từ sau ngày thứ 15, gắn liền với sự tạo xương.

Qua 5 – 6 ngày khi ấp, lượng nước trong trứng mất đi không đáng kể. Từ ngày ấp thứ 7 đến ngày thứ 17 phôi sử dụng nhiều nước từ lòng trắng để xây dựng các tổ chức cơ thể và trong trao đổi chất.

Vào những ngày đầu của chu kỳ ấp, sự hô hấp của bào thai được thực hiện chủ yếu đối với lượng ôxy trong lòng đỏ, còn sau đó là của không khí qua việc sử dụng lượng oxy dự trữ ở buồng khí của trứng và oxy ngoài trứng (gia cầm con mổ vỏ, lấy oxy ngoài trời). Theo viện sĩ hàn lâm CJ.Smetnhev, sự cần thiết oxy của phôi trong chu kỳ ấp là 4777,5 cm3, cùng thời gian như vậy trứng (chúa phôi) thải ra 3356,9 cm3 CO2.

Qua những ngày đầu của kỳ ấp, nhiệt độ bên trong trứng thấp hơn so với nhiệt độ không khí trong máy ấp hoặc bằng. Qua ngày thứ 10 nhiệt độ của nó thấp hơn mức này trong buồng ấp.

Sự phát triển phôi của trứng gà trong khi ấp

Ngày đầu: Sáu giờ sau khi ấp phôi gà dài 5mm, hình thành nép thần kinh trên dây sống nguyên thuỷ. Sau 24 giờ nếp thần kinh tạo thành ống thần kinh và hình thành 5 – 6 đốt thần kinh.

Ngày thứ 2: Phôi tiếp tục phát triển tạo thành hệ thống mạch máu bên ngoài bào thai. Bắt đầu xuất hiện mầm tim. Mạch máu bao quanh lòng đỏ (noãn hoàng). Chất dinh dưỡng của noãn hoàng cung cấp cho phôi.

Ngày thứ 3: Bắt đầu hình thành đầu, eo và ngực của phôi. Nếp đuôi và nếp cánh lớn lên hợp với nếp thân sau của phôi. Từ đó màng ối, màng nhung phân chia thành 2 màng tui, màng ở ngoài là màng nhung; màng trong là màng ối. Hai màng này dính liền với nhau. Qua ngày thứ 3, hình thành gan và phôi.

Ngày thứ 4: Phôi có dạng như ở bào thai động vật bậc cao. Độ dài phôi 8mm.

Ngày thứ 5: Phôi phát triển tăng dần đạt chiều dài 12mm. Nhìn bề ngoài có hình dáng của loài chim.

Ngày thứ 6: Kích thước của phôi đạt 16mm. Mạch máu phủ nhiều quanh phôi, trông như màng nhện. Vào ngày này tiến hành kiểm tra sinh vật lần thứ nhất để loại trứng chết phôi, biểu hiện mạch máu thâm, phôi không giữ ở vị trí cố định khi lắc nhẹ quả trứng.

Ngày thứ 7: Vòng rốn biểu mô màng ối biến thành da phôi. Trong màng ối hình thành huyết quản. Thành màng ối xuất hiện cơ trơn đế màng có thể co bóp được. Phôi phát dục trong môi trường nước của màng ối.

Nước ối vừa chứa dinh dưỡng, vừa chứa cả amoniac và axit uric của phôi thải ra. Đã hình thành ống ruột và dạ dày. Chất dinh dưỡng đi qua đó.

Ngày thứ 11: Phôi dài 2,54cm, đã hình thành chân.

Ngày thứ 12: Huyết quản của túi noãn hoàng phát triển mạnh, chuyên vận chuyển chất dinh dưỡng đến phôi. Thời kỳ này là quá độ của hô hấp túi niệu. Tế bào cơ, gân phân bố khắp thành niệu nang.

Ngày thứ 13: Trên đầu phôi gà xuất hiện lông tơ, móng chân và mỏ hình thành rõ.

Ngày thứ 14: Phôi lớn chiếm gần hết khoang trứng, đã cử động, lông phủ kín toàn thân.

Ngày thứ 15 và 16: Kích thước của niệu nang tăng lên tương ứng với kích thước của phôi. Protein được phôi sử dụng hầu như hoàn toàn, số lòng đỏ đuợc phôi tiêu thụ gần hết. Sự hô hấp vẫn nhờ mạch máu.

Ngày thứ 17, 18 và 19: Phôi chiếm toàn bộ khối lượng của trứng (trừ buồng khí).

Ngày thứ 20: Mỏ của phôi gà mổ thủng buồng khí. Lúc này gà con lấy oxy qua đường hô hấp, phôi và mạch máu. Gà con mổ thủng vỏ trứng.

Ngày thứ 21: Vào đầu của ngày này gà bắt đầu chui khỏi vỏ. Kết thúc chu kỳ ấp trứng gà.

Quá trình phát triển phôi của trứng vịt trong khi ấp

Khi trứng được ấp, nếu gặp điều kiện thuận lợi thì phôi bắt đầu phát triển nhanh. Chỉ trong 3 ngày ấp đầu tiên cả ba lá phôi đã được hình thành.

Lá phôi ngoài sẽ tạo thành hệ thống thần kinh, da bọc ngoài và các sản phẩm trên da như lông, mỏ…

Lá phôi trong tạo thành phổi, ống tiêu hóa, gan và các tuyến tiêu hoá.

Lá phôi giữa tạo thành sụn, xương, cơ, mạch máu, hệ thống bài tiết và sinh dục.

Các mầm mống cơ quan này được hình thành chỉ sau 48 giờ ấp đầu tiên. Trứng vịt ấp 28 ngày thì nở, và quá trình phát triển phôi như sau:

Ngày đầu tiên: Đĩa phôi được hình thành. Xuất hiện mầm thần kinh não, tuỷ…

Ngày thứ 2: Xuất hiện tĩnh mạch trên lòng đỏ và tim sơ khai bắt đầu hoạt động.

Ngày thứ 3: Xuất hiện động mạch trên lòng đỏ, gan và các tuyến.

Ngày thứ 4 và 5: Phôi tách khỏi lòng đỏ, xuất hiện cánh và chân.

Ngày thứ 6 – thứ 8: Hình thành cổ, thận phát triển, màng ối tiến sát vỏ.

Ngày thứ 13 – thứ 15: Màng ối bao phủ toàn bộ trứng, lông mọc nhiều.

Ngày thứ 16 – thứ 18: Lông bao phủ toàn thân, mỏ gục vào cá

Ngày thứ 19 – thứ 21: Mỏ hoá sừng, túi lòng đỏ giảm, màng ối giảm, đầu quay về phía buồng khí, chân co về phía bụng.

Ngày thứ 22 – thứ 24: Thận làm chức năng bài tiết chất thải của phôi,

Ngày thứ 25 – thứ 27: Mắt mở to, lòng đỏ chui vào bụng, phôi hoạt động (thở), chân và mỏ quay về phía buồng khí (phía đầu to của quả trứng) và sau đó vịt khẩy mỏ trên vỏ trứng.

Ngày thứ 28: Vịt hoặc gà tây mổ vỏ và chân đạp vỡvỏ trứng chui ra ngoài, kết thúc mẻ ấp.

Các điều kiện cần thiết cho khâu ấp trứng vịt như nhiệt độ, ẩm độ, không khí… cũng tương tự như ở  điều kiện để ấp trứng gà.

0