23/05/2018, 15:05

Cấu tạo quả trứng gia cầm

Cấu tạo quả trứng gồm những phần chính như sau: Vỏ trứng, màng vỏ trứng, buồng khí, lòng trắng, lòng đỏ, màng lòng đỏ, đĩa phôi và phôi (còn gọi là bì phôi). Vỏ trứng Phần giữa tử cung trở xuống của gia cầm có tuyến dịch tiết ra các sợi colagen nhỏ đan chéo dày, chắc ví như ”cốt sắt tấm ...

Cấu tạo quả trứng gồm những phần chính như sau: Vỏ trứng, màng vỏ trứng, buồng khí, lòng trắng, lòng đỏ, màng lòng đỏ, đĩa phôi và phôi (còn gọi là bì phôi).

Vỏ trứng

Phần giữa tử cung trở xuống của gia cầm có tuyến dịch tiết ra các sợi colagen nhỏ đan chéo dày, chắc ví như ”cốt sắt tấm bê tông”, vỏ trứng có muối canxi cacbonat chiếm 99% và canxi photphat chiếm 1% được tổng hợp trong thời gian trứng hình thành ở tử cung từ 18-20 giờ. Bên ngoài vỏ trứng phủ một lớp màng nhày mỏng đã đông cứng. Lớp này bảo vệ trứng, chống nhiễm trùng.

Màng vỏ ngoài và màng vỏ trong

Hai màng vỏ này được cấu tạo từ sợi keratin đan chéo nhau tạo sức bền. Lớp ngoài nằm sát vỏ trứng, lớp trong bao quanh lòng trắng trứng. Trên mặt 2 lớp vỏ đều có lỗ rất nhỏ để không khí lưu thông, giúp cho phôi hô hấp và phát triển. Tuy là 2 lớp nhưng chúng dính sát vào nhau, chỉ tách ra ở phần đầu tù (đầu to) của trứng, để chứa khí oxy – gọi là buồng khí. Khi luộc trứng và bóc vỏ ta mới phát hiện rõ 2 lớp màng này. Cấu tạo một quả trứngCấu tạo một quả trứng

Lòng trắng trứng

Lòng trắng được tạo ra ở phần dài nhất của ống dẫn trứng nhờ có tuyến tiết ra chất lòng trắng đặc và lòng trắng loãng. Lòng trắng chứa 85-89% là nưóc. Lòng trắng gồm 4 lớp,

-Lớp trong cùng bao lấy lòng đỏ – lòng trắng đặc.

-Lớp kề với lớp lòng trắng trong cùng không chứa Myxin.

-Lớp lòng trắng đặc ở giũa – lớp để 2 sợi dây chằng xoắn bám vào giữa lòng đỏ và phôi.

-Lớp lòng trắng ngoài – sát với màng vỏ trong.

Lòng đỏ trứng

Lòng đỏ có màng lòng đỏ bao quanh bảo vệ, nằm ở  giữa khối lòng trắng.

Đĩa phôi và phôi

Phôi nằm trong đĩa phôi và cùng ở trong lòng đỏ. Phôi có thể chuyển động trong lòng đỏ, thường nổi lên phía trên. Vì vậy trứng phải luôn được đảo để phôi không dính có định lên màng lòng đỏ phía trên và sử dụng triệt để chất dinh dưỡng của lòng đỏ.

Thành phần cấu tạo của trứng gia cầm (tính trung bình) như sau: Thành phần cấu tạo của trứng gia cầmThành phần cấu tạo của trứng gia cầm

Thành phần dinh dưỡng của trứng (tính trung bình): Thành phần dinh dưỡng của trứngThành phần dinh dưỡng của trứng

Điều hoà quá trình tạo trứng và đẻ trứng

Sự phát triển và chức năng của các cơ quan sinh sản của con mái được điều khiển bằng cơ chế thần kinh-hocmon (thần kinh – thể dịch) phức tạp, dưới ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh. Tác nhân kích thích đầu tiên tới sự phát triển hệ thống sinh dục ở gia cầm là các hocmon huớng sinh dục từ tuyến yên, tiếp đó FSH kích thích nang trứng sinh trưởng phát triển, LH

kích thích trứng tăng trưởng nhanh đến chín và rụng. Đồng thời nang trứng tiết oestrogen kích thích sự tăng trưởng và hoạt động của ống dẫn trứng – tăng nhu động, chuyển trứng dọc ống dẫn. Tuyến yên tiết oxytoxin thúc đẻ và prolactin ức chế hoc mon FSH và LH kích thích phát triển nang trứng nằm kề. Sau khi trứng rụng, bao noãn co lại (vỏ tế bào trứng) tiết ra progesteron duy trì hình thành trứng ở  ống dẫn và trạng thái hoạt động của nó.

Vào thời kỳ đẻ trứng, tuyến yên tiết oxytoxin, hocmon này kích thích co bóp các cơ trơn của thành ống dẫn trứng và tử cung.

Điều chỉnh nhịp nhàng chức năng bộ máy sinh sản duy trì được nhờ có mối liên hệ khăng khít giữa tuyến yên và vùng dưới đồi thị.

Khả năng đẻ trứng phụ thuộc vào nhiều yếu tố: giống, tuổi đẻ, trạng thái sinh lý, đặc điểm cá thể, điều kiện nuôi dưỡng và ngoại cảnh.

Trong các yếu tố môi trường, ánh sáng có ảnh hưởng nhất đến điều kiện phát triển và chức năng sinh dục. Ngày, độ dài và cường độ chiếu sáng ảnh hưởng rõ rệt đến cường độ đẻ trứng. Vịt Bắc Kinh trong điều kiện ánh sáng tự nhiên phải trên dưới 240 ngày tuổi mới đẻ quả trứng đầu tiên, còn nuôi trong điều kiện bổ sung ánh sáng đạt 16 giờ chiếu sáng/ngày thì chỉ 135 ngày tuổi đã đẻ. Ngỗng rút ngắn thời gian thành thục khi nhận thời gian chiếu sáng 13 giờ/ngày. Dùng ánh sáng nhân tạo bổ sung thì gà và gà tây đẻ sớm. Tuy vậy việc đẻ sớm có điều bất lợi là gà chưa đạt đủ khối lượng cơ thể (chưa hoàn chỉnh về thể vóc) nên đẻ trứng bé, chu kỳ đẻ sinh học ngắn, kết thúc đẻ sớm, dẫn đến năng suất kém. Vì vậy trong chăn nuôi gia cầm công nghiệp phải hạn chế thức ăn, hạn chế chiếu sáng, kéo dài tuổi thành thục về tính và thể vóc ở mức cho phép. Thí dụ: gà hướng trứng khi đạt khối lượng 1259g đối với con mái và 1450 -1500g đối với con trống ở 133 ngày tuổi. Gà đẻ trứng giống thịt như gà ISA, AA,.. phải nuôi hạn chế thức ăn đến 140 ngày tuổi, khối lượng sống đạt trung bình 2150g đối với con mái, 2500g đối với con trống, sau đó mới cho ăn tăng thức ăn để thúc đẻ. Thực hiện chế độ nuôi dưỡng như vậy đối với gà dò có ảnh hưởng tốt đến sức sản xuất của chúng – sản lượng trứng đạt cao, khối lượng trứng lớn, đẻ kéo dài thêm 2 tuần, tỷ lệ ấp nở cao…

Vào thời kỳ đẻ trứng từ 141 ngày trở đi, ấnh sáng tăng dần từ 14 – 16 giờ chiếu sáng/ngày thì gà đẻ trứng nhiều hơn: gà Leghorn, gà Hyline ở Việt Nam đạt 270 trứng/mái/năm. Gà đẻ hướng thịt ISA, AA đạt 180 – 185 trứng/10 tháng đẻ (Theo Trung tâm NCGC Vạn Phúc, 1995).

Vì vậy trong đièu kiện nuôi công nghiệp, sự điều chỉnh chế độ ánh sáng cần được chú ý hơn, coi như là yêu cầu và điều kiện quan trọng đối với gia cằm để đạt năng suất, chất lượng trứng cao.

0