31/03/2021, 15:29

Bài văn phân tích tác phẩm "Nỗi thương mình" số 7 - 10 Bài văn phân tích tác phẩm "Nỗi thương mình" trích "Truyện Kiều" của Nguyễn Du

Nguyễn Du là một đại thi hào của dân tộc, một danh nhân văn hóa thế giới. Tác phẩm Truyện Kiều là một tuyệt phẩm tạo nên tên tuổi của thi hào Nguyễn Du. Trong Truyện Kiều thể hiện tinh thần nhân văn nhân đạo của tác giả Nguyễn Du dành cho số phận của những người phụ nữ trong xã hội. ...

Nguyễn Du là một đại thi hào của dân tộc, một danh nhân văn hóa thế giới. Tác phẩm Truyện Kiều là một tuyệt phẩm tạo nên tên tuổi của thi hào Nguyễn Du. Trong Truyện Kiều thể hiện tinh thần nhân văn nhân đạo của tác giả Nguyễn Du dành cho số phận của những người phụ nữ trong xã hội.


Đoạn trích “Nỗi thương mình” nói về chuỗi ngày đau đớn thể hiện nước mắt của Thúy Kiều khi nàng bị nhân vật Sở Khanh lừa tình và bị bán thân vào chốn lầu xanh, dưới sự quản lý dẫn dắt của mụ Tú Bà chuyên kinh doanh kiếm lợi từ thân xác phụ nữ một cách ghê tởm. Trong những ngày tháng sống vẩn đục, ô nhục đó thông qua ngòi bút của mình tác giả Nguyễn Du đã viết lên những dòng thơ với những lời thương cảm vô cùng sâu sắc dành cho Thúy Kiều:


“Biết bao bướm lả ong lơi

Cuộc vui đầy tháng trận cười suốt đêm

Dập dìu lá gió cành chim

Sớm đưa Tống Ngọc tối tìm Trường Khanh”


Khổ thơ mở ra những hình ảnh về chốn ăn chơi, lả lơi ong bướm thể hiện đây là chốn phong lưu, đưa tình, một nơi không có chỗ cho tình yêu thật sự mà chỉ là chốn rong chơi, mua bán nụ cười giả tạo. Một chốn đưa người cửa trước rước người cửa sau của những cô gái làng chơi.Những hình ảnh ước lệ “Cuộc chơi” “ong bướm” “dập dìu” .. khiến cho người đọc cảm nhận được sự nhộn nhịp, của chốn mua vui. Một nơi kinh doanh thân thể phụ nữ.


“Khi tỉnh rượu lúc canh tàn

Giật mình, mình lại thương mình xót xa”


Trong không gian của chốn ăn chơi đàng điếm này Thúy Kiều cảm thấy xót xa cho thân phận của mình nàng là người xuất thân con gái nhà lành, được cha mẹ cho ăn học đàng hoàng, bản chất lương thiện hiền lương, có đức hạnh, hiếu nghĩa. Có lẽ nằm mơ Thúy Kiều cũng không bao giờ nghĩ sẽ có ngày mình lại lưu lạc phải sống kiếp phong trần của gái giang hồ như thế này. Bị bao nhiêu người con trai chà đạp, bị vần vò cả về thể xác lẫn tâm hồn.


Thúy Kiều sống mà phải mang nụ cười giả tạo, tiếng đàn để mua vui cho những gã đàn ông đốn mạt trốn vợ con đi tìm thú vui hưởng lạc, hoặc những tay công tử ăn chơi lắm tiền nhiều của nhưng ngu si hống hách, chỉ biết tiêu tiền của bố mẹ. Trong không khí như vậy Thúy Kiều chỉ biết mượn rượu giải sầu. Nàng muốn uống cho quên đi tất cả quên ngày tháng, quên thời gian, quên đi cha mẹ già ở quê nhà, quên chàng Kim Trọng mà nàng đã hứa trọn tình bên nhau.


Nhưng rượu uống thì “say” lúc đó, nhưng khi tỉnh lại nàng lại thấy “Giật mình, mình lại thương mình xót xa”. Trong một câu thơ nhưng tác giả Nguyễn Du đã sử dụng tới ba chữ mình thể hiện trạng thái khác nhau. Trong hai từ ‘Giật mình” thể hiện một hành động bất ngờ trước sự vật sự việc nào đó. “Mình lại” thể hiện danh từ nhân xưng mình, em, tôi, tớ trong bất kỳ một câu nói nào đó. Nỗi thương mình của Thúy Kiều“Thương mình” thể hiện tình cảm cô liêu, sự cô độc một mình. Hành động này thể hiện sự cô đơn, sự chua chát của Thúy Kiều dành cho mình trong những ngày tháng chốn phong trần nhơ nhuốc này.


“Khi sao phong gấm rủ là

Giờ sao tan tác như hoa giữa đường

Mặt sao dày gió dạn sương

Thân sao bướm chán ong chường bất thân”


Không có ai hiểu nàng, không có ai xót xa cho thân phận của nàng nên Thúy Kiều tự mình thương mình. Nàng cảm thấy mình thật bất hạnh. Những cuộc vui chốc lát nhanh chóng tàn nhanh, rồi người cũng đi, chỉ còn lại sự quạnh quẽ cô liêu, chỉ còn nàng trong sự ủ ê chán chường. Một xã hội đầy bất công, nhơp nhuốc đã cướp đi hạnh phúc bình dị của một người con gái hiền lương đẩy nàng tới chốn này để rồi bị sống cảnh đời “vùi hoa dập liễu” cả thân xác và tâm hồn.


Đòi phen gió tựa hoa kề

Nửa rèm tuyết ngân bốn bề trăng thâu

Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu

Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ

Đòi phen nét vẽ câu thơ

Cung cầm trong nguyệt nét cờ dưới hoa


Trong chốn hồng trần ăn chơi sa đọa này Thúy Kiều không có người tâm sự không có bạn tri kỷ. Nên nàng chỉ biết bầu bạn với thơ ca, đàn nhị. Nhưng những tiếng đàn dường như ai oán hơn, những vần thơ đẫm nước mắt khiến cho nàng cảm thấy mình sống đây mà như đã chết lâu rồi. Trong những câu thơ này tác giả đã sử dụng tài tình nghệ thuật tả cảnh ngụ tình để khắc họa tâm trạng của nhân vật Thúy Kiều.


Vui là vui gượng kẻo là

Ai tri âm đó mặn mà với ai


Niềm vui của nàng chỉ là niềm vui của sự gượng cười mà thôi còn tâm hồn nàng đã chết từ lâu rồi. Trong trích đoạn này tác giả Nguyễn Du đã khiến cho người đọc cảm thấy rưng rưng lệ, cảm thương cho số phận của nàng Kiều khi sống những ngày sống nhơ nhuốc, vẩn đục ở chốn lầu xanh, phải mua vui cho những người đàn ông xa lạ.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Trần Bảo Ngọc

227 chủ đề

44292 bài viết

Cùng chủ đề
Có thể bạn quan tâm
0