31/03/2021, 15:29

Bài văn phân tích tác phẩm "Nỗi thương mình" số 8 - 10 Bài văn phân tích tác phẩm "Nỗi thương mình" trích "Truyện Kiều" của Nguyễn Du

Truyện Kiều là một kiệt tác văn học mà Nguyễn Du đã để lại cho kho tàng văn học Việt Nam. Đoạn trích “Nỗi thương mình” kể về nỗi đau đớn tủi nhục trong quãng đời của Kiều khi bị Sở Khanh lừa gạt, Tú Bà đầy vào chốn lầu xanh. Cảnh Kiều phải nếm trải trong chốn lầu xanh của mụ Tú Bà ...

Truyện Kiều là một kiệt tác văn học mà Nguyễn Du đã để lại cho kho tàng văn học Việt Nam. Đoạn trích “Nỗi thương mình” kể về nỗi đau đớn tủi nhục trong quãng đời của Kiều khi bị Sở Khanh lừa gạt, Tú Bà đầy vào chốn lầu xanh. Cảnh Kiều phải nếm trải trong chốn lầu xanh của mụ Tú Bà thật đau đớn, cùng cực:


“Biết bao bướm lả ong lơi;

Cuộc say đầy tháng trận cười suốt đêm

Dập dìu lá gió cành chim

Sớm đưa Tống Ngọc tối tìm Trường Khanh”.


Các ẩn dụ: “Bướm lả ong lơi”, “cuộc say”, “trận cười”, các thi liệu, điển tích: “lá gió cành chim”, Tống Ngọc, Trường Khanh đã được sử dụng để diễn tả hiện thực chốn lầu xanh. “Biết bao” là không đếm được, “suốt đêm” là sự triền miên vô tận. Kiều bị ném vào bùn nhơ, bị chà đạp không thương tiếc. Kiều thương cho số phận mình phải đem tài sắc làm thú vui cho những khách làng chơi:


“Khi tỉnh rượu, lúc tàn canh

Giật mình mình lại thương mình xót xa”


Từ một cô gái khuê các, Kiều bị xã hội nhơ bẩn, vì tiền đẩy vào cảnh cùng cực. Nhớ lại những năm tháng êm đềm bên cha mẹ càng làm Kiều thêm tủi nhục:


“Khi sao phong gấm rủ là

Giờ sao tan tác như hoa giữa đường.

Mặt sao dày gió dạn sương,

Thân sao bướm chán ong chường bấy thân!”.


Sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ kết hợp thủ pháp phân hợp từ ngữ: “dày gió dạn sương”, “bướm chán ong chường”, nhà thơ đã cực tả nỗi tụi nhục của một người con gái bị đẩy vào vũng bùn hôi tanh nhơ nhớp. Nhưng Kiều vẫn ý thức được nhân phẩm của mình:


“Mặc người mưa Sở mây Tần

Những mình nào biết có xuân là gì?


Trong chốn lầu xanh, cuộc sống của nàng Kiều không hề thiếu thốn điều gì. Cảnh thì có:


Đòi phen gió tựa hoa kề,

Nửa rèn tuyết ngậm bốn bề trăng thâu”.

cầm kì thi họa – những thứ Kiều thích và đam mê thì đầy đủ:

“Đòi phen nét vẽ câu thơ

Cung cầm trong nguyệt nước cờ dưới hoa”.

nhưng Kiều hoàn toàn dửng dưng, thờ ơ:

“Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu

Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ?”.


Phong cảnh mang màu tâm cảnh. Cảnh mang tình người. Nàng cảm thấy đau khổ, tê tái vì thấy nhục nhã ê chề khiến cho mọi cảnh vật đều nhuốm màu đau thương như nàng đang chịu đựng. Bất kẻ lúc nào, dấu đắng cay hay sung túc, nàng vẫn luôn ý thức được nhân phẩm của bản thân.


Giữa chốn lầu xanh, Kiều vẫn cảm thấy cô đơn, lạc lõng. Nàng không thể tìm lấy cho riêng mình một người tri âm, tri kỉ để tâm sự. Trong mọi cuộc vui, nàng chỉ có thể “vui gượng”:


“Vui là vui gượng kẻo là,

Ai tri âm đó mặn mà với ai?”


Dẫu sống trong cảnh lầu xanh nhơ bẩn, Kiều vẫn giữ cho mình những phẩm chất cao quý của người con gái: Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn. Bơi thê, người đọc càng thấy thương cảm và trân trọng nàng.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Trần Bảo Ngọc

227 chủ đề

44292 bài viết

Cùng chủ đề
Có thể bạn quan tâm
0