Bài tập trắc nghiệm Vật lý lớp 10 Lực ma sát (phần 2)
Đánh giá bài viết Bài tập trắc nghiệm Vật Lí lớp 10 Lực ma sát (phần 2) Câu 9: Một vật có khối lượng 100 kg đang đứng yên thì bắt đầu chuyển động nhanh dần đều, sau khi đi được 100 m, vật đạt vận tốc 36 km/h. Biết hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng ngang là 0,05. Lấy g ...
Đánh giá bài viết Bài tập trắc nghiệm Vật Lí lớp 10 Lực ma sát (phần 2) Câu 9: Một vật có khối lượng 100 kg đang đứng yên thì bắt đầu chuyển động nhanh dần đều, sau khi đi được 100 m, vật đạt vận tốc 36 km/h. Biết hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng ngang là 0,05. Lấy g = 10 m/s2. Lực phát động tác dụng vào vật theo phương song song với phương chuyển động của vật có đọ lớn là A. 198 N. B. 45,5 N. C. 99 N. D. 316 N. Câu 10: Một ô tô có khối lượng 1,2 tấn bắt đầu khởi hành từ trạng thái đứng yên nhờ lực kéo của động cơ 600 N..Biết hệ số ma sát của xe là 0,02. Lấy g = 10 m/s2. Biết lực kéo song song với mặt đường. Sau 10 s kể từ lúc khởi hành, tốc độ chuyển động của ô tô là A. 24 m/s. B. 4 m/s. C. 3,4 m/s. D. 3 m/s. Câu 11: Một vật có khối lượng 1500 g được đặt trên một bàn dài nằm ngang. Biết hệ số ma sát giữa vật và mặt bàn là 0,2. Lấy g = 10 m/s2. Tác dụng lên vật một lực có độ lớn 4,5 N theo phương song song với mặt bàn trong khoảng thời gian 2 giây rồi thôi tác dụng. Quãng đường tổng cộng mà vật đi được cho đến khi dừng lại là A. 1 m. B. 4 m. C. 2 m. D. 3 m. Câu 12: Một khúc gỗ khối lượng 2 kg đặt trên sàn nhà. Người ta kéo khúc gỗ bằng một lực F hướng chếch lên và hợ với phương nằm ngang một góc α=30o. Khúc gỗ chuyển động nhanh dần đều với gia tốc 1,0 m/s2 trên sàn. Biết hệ số ma sát trượt giữa gỗ và sàn là 0,2. Lấy g = 10 m/s2. Giá trị của F là A. 4,24 N. B. 4,85 N. C. 6,21 N. D. 5,12 N. Câu 13: Một vật đang chuyển động trên đường nằm ngang với vận tốc 15 m/s thì trượt lên một cái dốc dài 100 m cao 10 m. Biết hệ số ma sát giữa vật và mặt dốc là μ = 0,05. Lấy g = 10 m/s2. Quãng đường dốc vật đi được đến khi dừng hẳn và tốc độ của vật khi nó trở lại chân dốc lần lượt là A. 100 m và 8,6 m/s. B. 75 m và 4,3 m/s. C. 100 m và 4,3 m/s. D. 75 m và 8,6 m/s. Hướng dẫn giải và đáp án Câu 9 10 11 12 13 Đáp án C D D C D Câu 9: C Câu 10: D Câu 11: D Câu 12: C Câu 13: D Từ khóa tìm kiếm:bài tập trắc nghiệm lực ma sát Bài viết liên quanBài tập trắc nghiệm Lịch sử lớp 10 Bài 27: Quá trình dựng nước và giữ nước (phần 2)Bài tập trắc nghiệm Lịch sử lớp 10 Bài 19: Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỉ X-XV (phần 2)Bài tập trắc nghiệm Lịch sử lớp 10 Bài 31: Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII (phần 3)Bài tập trắc nghiệm Hóa học lớp 11 Bài 32: AnkinĐề luyện thi đại học môn Vật lý số 12Nhiễu điều phủ lấy giá gương, Người trong một nước phải thương nhau cùng. Hãy tìm hiểu người xưa muốn nhắn nhủ điều gì qua câu ca dao ấy – Bài tập làm văn số 6 lớp 7Đề kiểm tra 1 tiết Hóa học lớp 12 số 1 học kì 1 (Phần 3)Đề luyện thi đại học môn Sinh học số 6
Bài tập trắc nghiệm Vật Lí lớp 10 Lực ma sát (phần 2)
Câu 9: Một vật có khối lượng 100 kg đang đứng yên thì bắt đầu chuyển động nhanh dần đều, sau khi đi được 100 m, vật đạt vận tốc 36 km/h. Biết hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng ngang là 0,05. Lấy g = 10 m/s2. Lực phát động tác dụng vào vật theo phương song song với phương chuyển động của vật có đọ lớn là
A. 198 N.
B. 45,5 N.
C. 99 N.
D. 316 N.
Câu 10: Một ô tô có khối lượng 1,2 tấn bắt đầu khởi hành từ trạng thái đứng yên nhờ lực kéo của động cơ 600 N..Biết hệ số ma sát của xe là 0,02. Lấy g = 10 m/s2. Biết lực kéo song song với mặt đường. Sau 10 s kể từ lúc khởi hành, tốc độ chuyển động của ô tô là
A. 24 m/s.
B. 4 m/s.
C. 3,4 m/s.
D. 3 m/s.
Câu 11: Một vật có khối lượng 1500 g được đặt trên một bàn dài nằm ngang. Biết hệ số ma sát giữa vật và mặt bàn là 0,2. Lấy g = 10 m/s2. Tác dụng lên vật một lực có độ lớn 4,5 N theo phương song song với mặt bàn trong khoảng thời gian 2 giây rồi thôi tác dụng. Quãng đường tổng cộng mà vật đi được cho đến khi dừng lại là
A. 1 m.
B. 4 m.
C. 2 m.
D. 3 m.
Câu 12: Một khúc gỗ khối lượng 2 kg đặt trên sàn nhà. Người ta kéo khúc gỗ bằng một lực F hướng chếch lên và hợ với phương nằm ngang một góc α=30o. Khúc gỗ chuyển động nhanh dần đều với gia tốc 1,0 m/s2 trên sàn. Biết hệ số ma sát trượt giữa gỗ và sàn là 0,2. Lấy g = 10 m/s2. Giá trị của F là
A. 4,24 N.
B. 4,85 N.
C. 6,21 N.
D. 5,12 N.
Câu 13: Một vật đang chuyển động trên đường nằm ngang với vận tốc 15 m/s thì trượt lên một cái dốc dài 100 m cao 10 m. Biết hệ số ma sát giữa vật và mặt dốc là μ = 0,05. Lấy g = 10 m/s2. Quãng đường dốc vật đi được đến khi dừng hẳn và tốc độ của vật khi nó trở lại chân dốc lần lượt là
A. 100 m và 8,6 m/s.
B. 75 m và 4,3 m/s.
C. 100 m và 4,3 m/s.
D. 75 m và 8,6 m/s.
Hướng dẫn giải và đáp án
Câu | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 |
Đáp án | C | D | D | C | D |
Câu 9: C
Câu 10: D
Câu 11: D
Câu 12: C
Câu 13: D