05/02/2018, 12:36

Bài tập trắc nghiệm Hóa học lớp 12 Bài 2: Lipit

Đánh giá bài viết Bài tập trắc nghiệm Hóa học lớp 12 Bài 2: Lipit Câu 1: Xà phòng hoá chất nào sau đây thu được glixerol? A. tristearin B. metyl axetat C. metyl fomat D. benzyl axetat Câu 2: Chất nào sau đây có phân tử khối lớn nhất? A. triolein B. tripanmitin C. tristearin D. trilinolein Câu 3: ...

Đánh giá bài viết Bài tập trắc nghiệm Hóa học lớp 12 Bài 2: Lipit Câu 1: Xà phòng hoá chất nào sau đây thu được glixerol? A. tristearin B. metyl axetat C. metyl fomat D. benzyl axetat Câu 2: Chất nào sau đây có phân tử khối lớn nhất? A. triolein B. tripanmitin C. tristearin D. trilinolein Câu 3: Triolein không phản ứng với chất nào sau đây? A. H2 (có xúc tác) C. dung dịch Br2 B. dung dịch NaOH D. Cu(OH)2 Câu 4: Phát biểu nào dưới đây không đúng? A. Chất béo không tan trong nước. B. Phân tử chất béo chứa nhóm chức este. C. Dầu ăn và dầu mỏ có cùng thành phần nguyên tố. D. Chất béo còn có tên là triglixerit. Câu 5: Xà phòng hoá một hợp chất có công thức phân tử C10H14O6 trong dung dịch NaOH (dư), thu được glixerol và hỗn hợp gồm ba muối (không có đồng phân hình học). Công thức cấu tạo của ba muối là A. CH2=CH-COONa, CH3-CH2-COONa và HCOONa. B. HCOONa, CH=C-COONa và CH3-CH2-COONa. C. CH2=CH-COONa, HCOONa và CH=C-COONa. D. CH3-COONa, HCOONa và CH3-CH=CH-COONa. Câu 6: Đốt cháy hoàn toàn 1 mol chất béo, thu được lượng CO2 và H2O hơn kém nhau 6 mol. Mặt khác, a mol chất béo trên tác dụng tối đa với 600 ml dung dịch Br2 1M. Giá trị của a là A.0,20. B. 0,15. C. 0,30. D. 0,18. Câu 7: Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Triolein có khả năng tham gia phản ứng cộng hiđro khi đun. nóng có xúc tác Ni. B. Các chất béo thường không tan trong nước và nhẹ hơn nước, C. Chất béo bị thuỷ phân khi đun nóng trong dung dịch kiềm, D. Chất béo là trieste của etylen glicol với các axit béo. Câu 8(*): Đốt cháy hoàn toàn a mol X (là trieste của glixerol với các axit đơn chức chứa mạch hở), thu được b mol CO2 và c mol H2O (b – c = 4a); Hiđro hoá m gam X cần 6,72 lít H2 (đktc), thu được 39 gam Y (este no). Đun nóng m1 gam M với dung dịch chứa 0,7 mol NaOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m2 gam chất.rắn. Giá trị của m2 là A. 57,2. B.52,6. C. 53,2. D. 42,6. Hướng dẫn giải và Đáp án 1-A 2-C 3-D 4-C 5-A 6-B 7-D 9-B Câu 8: b – c =4a => trong phân tử có 5 liên kết π (3 liên kết π ở -COO- và 2 liên kết π ở mạch C) 1mol X + 2mol H2 => nX = 0,15 mol Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng: m1= 39 – 0,3.2 = 38,4 gam m2= 38,4 +0,7.40 – 0,15.92 = 52,6 gam Bài viết liên quanBài tập trắc nghiệm Lịch sử lớp 11 Bài 2: Ấn Độ (phần 3)Bài tập trắc nghiệm GDCD lớp 12 Bài 4: Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội (phần 4)Bài tập trắc nghiệm Hóa học lớp 11 Bài 11: Axit photphoric và muối photphatTừ bài Lao Xao của Duy Khán, em hãy tả lại khu vườn trong một buổi sáng đẹp trời – Bài tập làm văn số 7 lớp 6Bài tập trắc nghiệm Lịch sử lớp 11 Bài 23: Phong trào yêu nước và cách mạng Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914) (phần 1)Văn học và tình thương – Bài tập làm văn số 7 lớp 8Bài tập trắc nghiệm Địa lý lớp 12 Bài 22: Vấn đề phát triển nông nghiệpTả cây mai vàng ngày Tết – Bài tập làm văn số 5 lớp 6


Câu 1: Xà phòng hoá chất nào sau đây thu được glixerol?

A. tristearin     B. metyl axetat     C. metyl fomat     D. benzyl axetat

Câu 2: Chất nào sau đây có phân tử khối lớn nhất?

A. triolein     B. tripanmitin     C. tristearin    D. trilinolein

Câu 3: Triolein không phản ứng với chất nào sau đây?

A. H2 (có xúc tác)     C. dung dịch Br2

B. dung dịch NaOH     D. Cu(OH)2

Câu 4: Phát biểu nào dưới đây không đúng?

A. Chất béo không tan trong nước.

B. Phân tử chất béo chứa nhóm chức este.

C. Dầu ăn và dầu mỏ có cùng thành phần nguyên tố.

D. Chất béo còn có tên là triglixerit.

Câu 5: Xà phòng hoá một hợp chất có công thức phân tử C10H14O6 trong dung dịch NaOH (dư), thu được glixerol và hỗn hợp gồm ba muối (không có đồng phân hình học). Công thức cấu tạo của ba muối là

A. CH2=CH-COONa, CH3-CH2-COONa và HCOONa.

B. HCOONa, CH=C-COONa và CH3-CH2-COONa.

C. CH2=CH-COONa, HCOONa và CH=C-COONa.

D. CH3-COONa, HCOONa và CH3-CH=CH-COONa.

Câu 6: Đốt cháy hoàn toàn 1 mol chất béo, thu được lượng CO2 và H2O hơn kém nhau 6 mol. Mặt khác, a mol chất béo trên tác dụng tối đa với 600 ml dung dịch Br2 1M. Giá trị của a là

A.0,20.     B. 0,15.    C. 0,30.     D. 0,18.

Câu 7: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Triolein có khả năng tham gia phản ứng cộng hiđro khi đun. nóng có xúc tác Ni.

B. Các chất béo thường không tan trong nước và nhẹ hơn nước,

C. Chất béo bị thuỷ phân khi đun nóng trong dung dịch kiềm,

D. Chất béo là trieste của etylen glicol với các axit béo.

Câu 8(*): Đốt cháy hoàn toàn a mol X (là trieste của glixerol với các axit đơn chức chứa mạch hở), thu được b mol CO2 và c mol H2O (b – c = 4a); Hiđro hoá m gam X cần 6,72 lít H2 (đktc), thu được 39 gam Y (este no). Đun nóng m1 gam M với dung dịch chứa 0,7 mol NaOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m2 gam chất.rắn. Giá trị của m2

A.    57,2. B.52,6.     C. 53,2.    D. 42,6.

Hướng dẫn giải và Đáp án

1-A 2-C 3-D 4-C
5-A 6-B 7-D 9-B

Câu 8:

b – c =4a => trong phân tử có 5 liên kết π (3 liên kết π ở -COO- và 2 liên kết π ở mạch C)

1mol X + 2mol H2 => nX = 0,15 mol

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng: m1= 39 – 0,3.2 = 38,4 gam

m2= 38,4 +0,7.40 – 0,15.92 = 52,6 gam

0