05/02/2018, 12:36

Bài tập trắc nghiệm Hóa học lớp 11 Bài Kiểm tra học kì 2 (tiếp)

Đánh giá bài viết Bài tập trắc nghiệm Hóa học lớp 11 Bài Kiểm tra học kì 2 (tiếp) Câu 11: Cho dung dịch Ba(HCO3)2 lần lượt vào các dung dịch: CaCl2, (CaNO3)2, NaOH, Na2CO3, KHSO4, Na2SO4, Ca(OH)2, H2SO4, HCl. Số trường hợp có tạo kết tủa là A. 6. B. 5. C. 7. D. 4. Câu 12: Chia hỗn hợp gồm hai ...

Đánh giá bài viết Bài tập trắc nghiệm Hóa học lớp 11 Bài Kiểm tra học kì 2 (tiếp) Câu 11: Cho dung dịch Ba(HCO3)2 lần lượt vào các dung dịch: CaCl2, (CaNO3)2, NaOH, Na2CO3, KHSO4, Na2SO4, Ca(OH)2, H2SO4, HCl. Số trường hợp có tạo kết tủa là A. 6. B. 5. C. 7. D. 4. Câu 12: Chia hỗn hợp gồm hai anđehit no, đơn chức làm hai phần bằng nhau. Phần (1) đem đốt cháy hoàn toàn thu được 1,08 gam nước. Phần (2) tác dụng với H2 dư (Ni,to) thu được hỗn hợp X. Đem đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X thì thu được thể tích khí CO2 (đktc) là A. 1,568 lít. B. 0,672 lít. C. 1,344 lít. D. 2,688 lít. Câu 13: Hai chất X, Y là đồng phân của nhau, đều có chứa vòng benzen và có công thức phân tử là C7H8O. Cả X và Y đều tác dụng với Na giải phóng H2. Y không tác dụng với dung dịch Br2. X phản ứng với nước brom theo tỉ lệ mol 1: 3 tạo kết tủa X1 ( H5OBr3). Các chất X và Y lần lượt là A. m-crezol và metyl phenyl este. B. m-crezol và ancol benzylic. C. p-crezol và ancol benzylic. D. o-crezol và ancol benzylic. Câu 14: Hỗn hợp khí X gồm một ankan và một ankin, tỉ khối của X so với hiđro là 17,5. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X thu được khí CO2 và hơi nước với số mol bằng nhau. Cho X qua dung dịch AgNO3/NH3 thấy xuất hiện kết tủa màu vàng nhạt. Công thức cấu tạo của ankan, ankin lần lượt là A. CH4, CH≡C-CH3. B. C2H6, CH≡C-CH2-CH3. C. C3H8, CH≡CH. D. CH4, CH3-C≡C-CH3. Câu 15: Cho 2,32 gam một anđehit X tham gia phản ứng tráng gương hoàn toàn với dung dịch AgNO3/NH3 thu được 17,28 gam Ag. Thể tích khí H2 (đktc) tối đa cần dùng để phản ứng hết với 2,9 gam X là A. 1,12 lít. B. 3,36 lít. C. 2,24 lít. D. 6,72 lít. Câu 16: Đốt cháy hết 1,12 lít (đktc) hỗn hợp gồm C3H8 và một hiđrocacbon X rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thấy khối lượng bình tăng 7,75 gam và có 12,5 gam kết tủa. X là A. C2H2. B. C2H6. C. C3H6. D. C3H4. Câu 17: Hỗn hợp X nặng 6,08 gam gồm hai ancol no đơn chức. Chia X thành hai phần bằng nhau. Phần (1) tác dụng với Na dư tạo ra 0,03 mol H2. Phần (2) đem oxi hóa tạo thành hỗn hợp hai anđehit. Cho hỗn hợp anđehit này tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư tạo ra 0,16 mol Ag. Hiệu suất các phản ứng là 100%. Hỗn hợp X gồm: A. CH3-OH, CH3-CH2-OH. B. CH3-CH2-OH, CH3-CH2-CH2-OH. C. CH3-OH, CH3-CH2-CH2-OH. D. CH3-CH2-OH, CH3-CH2-CH2-CH2-OH. Câu 18: Cho các chất sau: C2H2 ; C2H6 ; CH3CHO ; HCOOCH3 ; HCOONa ; (COOH)2 ; vinyl axetylen. Số chất phản ứng với dung dịch AgNO3 trong NH3 tạo kết tủa là A. 4. B. 6. C. 3. D. 5. Câu 19: Oxi hóa 1,8 gam HCHO thành axit tương ứng với hiệu suất h% thu được hỗn hợp X. Cho X tham gia hết vào phản ứng tráng bạc thu được 16,2 gam bạc. Giá trị của h là A. 60%. B. 75%. C. 65%. D. 85%. Câu 20: Cho 0,3 mol hỗn hợp khí X gồm HCHO và C2H2 tác dụng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 tạo ra 91,2 gam kết tủa. Nếu cho toàn bộ lượng X ở trên vào bình đựng dung dịch brom trong CCl4 thì khối lượng brom đã phản ứng tối đa là A. 32 gam. B. 80 gam. C. 64 gam. D. 40 gam. Đáp án 11. C 12. C 13. B 14. C 15. C 16. A 17. C 18. D 19. B 20. C Câu 17: Đặt công thức chung của 2 ancol là CnH2n+1CH2OH – Phần (1): CnH2n+1CH2OH + Na → CnH2n+1CH2ONa + 1/2 H2 Ta có: nancol = 2,2 nH2 = 0,06 mol => Mancol = 3,04/0,06 = 50,667 – Phần (2): CnH2n+1CH2OH → CnH2n+1CHO Ta có: nanđehit = 0,06 mol. Theo đề: nAg = 0,16 mol Suy ra: 1 trong 2 anđehit là HCHO. Ancol ban đầu là CH3OH Đặt số mol CH3OH và RCH2OH trong 1 phần lần lượt là x và y. Ta có hệ: x + y = 0,06 ; 4x + 2y = 0,16 => x = 0,02; y = 0,04 mRCH2OH = 2,4 g => MRCH2OH = 60 Vậy: ancol còn lại là CH3 – CH¬2 – CH2 – OH Bài viết liên quanBài tập trắc nghiệm Sinh học lớp 11 Bài 8: Quang hợp ở thực vậtBài tập trắc nghiệm Lịch sử lớp 11 Bài 15: Phong trào cách mạng ở Trung Quốc và Ấn Độ (1918 -1939) (phần 2)Kể về một người thân của em – Bài tập làm văn số 1 lớp 6Bài tập trắc nghiệm Hóa học lớp 12 Bài 23: Luyện tập: Điều chế kim loại và sự ăn mòn kim loạiBài tập trắc nghiệm Lịch sử lớp 10 Bài 11: Tây Âu thời hậu kì trung đại (phần 3)Bài tập trắc nghiệm GDCD lớp 10 Bài 7: Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức (phần 4)Bài tập trắc nghiệm Sinh học lớp 11 Bài 9: Quang hợp ở các nhóm thực vật C3, C4 và CAMTả cảnh bão lụt ở quê em – Bài tập làm văn số 5 lớp 6


Câu 11: Cho dung dịch Ba(HCO3)2 lần lượt vào các dung dịch: CaCl2, (CaNO3)2, NaOH, Na2CO3, KHSO4, Na2SO4, Ca(OH)2, H2SO4, HCl. Số trường hợp có tạo kết tủa là

A. 6.   B. 5.    C. 7.    D. 4.

Câu 12: Chia hỗn hợp gồm hai anđehit no, đơn chức làm hai phần bằng nhau. Phần (1) đem đốt cháy hoàn toàn thu được 1,08 gam nước. Phần (2) tác dụng với H2 dư (Ni,to) thu được hỗn hợp X. Đem đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X thì thu được thể tích khí CO2 (đktc) là

A. 1,568 lít.       B. 0,672 lít.

C. 1,344 lít.       D. 2,688 lít.

Câu 13: Hai chất X, Y là đồng phân của nhau, đều có chứa vòng benzen và có công thức phân tử là C7H8O. Cả X và Y đều tác dụng với Na giải phóng H2. Y không tác dụng với dung dịch Br2. X phản ứng với nước brom theo tỉ lệ mol 1: 3 tạo kết tủa X1 (

H5OBr3). Các chất X và Y lần lượt là

A. m-crezol và metyl phenyl este.   B. m-crezol và ancol benzylic.

C. p-crezol và ancol benzylic.    D. o-crezol và ancol benzylic.

Câu 14: Hỗn hợp khí X gồm một ankan và một ankin, tỉ khối của X so với hiđro là 17,5. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X thu được khí CO2 và hơi nước với số mol bằng nhau. Cho X qua dung dịch AgNO3/NH3 thấy xuất hiện kết tủa màu vàng nhạt. Công thức cấu tạo của ankan, ankin lần lượt là

A. CH4, CH≡C-CH3.       B. C2H6, CH≡C-CH2-CH3.

C. C3H8, CH≡CH.       D. CH4, CH3-C≡C-CH3.

Câu 15: Cho 2,32 gam một anđehit X tham gia phản ứng tráng gương hoàn toàn với dung dịch AgNO3/NH3 thu được 17,28 gam Ag. Thể tích khí H2 (đktc) tối đa cần dùng để phản ứng hết với 2,9 gam X là

A. 1,12 lít.    B. 3,36 lít.    C. 2,24 lít.    D. 6,72 lít.

Câu 16: Đốt cháy hết 1,12 lít (đktc) hỗn hợp gồm C3H8 và một hiđrocacbon X rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thấy khối lượng bình tăng 7,75 gam và có 12,5 gam kết tủa. X là

A. C2H2.    B. C2H6.    C. C3H6.    D. C3H4.

Câu 17: Hỗn hợp X nặng 6,08 gam gồm hai ancol no đơn chức. Chia X thành hai phần bằng nhau. Phần (1) tác dụng với Na dư tạo ra 0,03 mol H2. Phần (2) đem oxi hóa tạo thành hỗn hợp hai anđehit. Cho hỗn hợp anđehit này tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư tạo ra 0,16 mol Ag. Hiệu suất các phản ứng là 100%. Hỗn hợp X gồm:

A. CH3-OH, CH3-CH2-OH.

B. CH3-CH2-OH, CH3-CH2-CH2-OH.

C. CH3-OH, CH3-CH2-CH2-OH.

D. CH3-CH2-OH, CH3-CH2-CH2-CH2-OH.

Câu 18: Cho các chất sau: C2H2 ; C2H6 ; CH3CHO ; HCOOCH3 ; HCOONa ; (COOH)2 ; vinyl axetylen. Số chất phản ứng với dung dịch AgNO3 trong NH3 tạo kết tủa là

A. 4.    B. 6.    C. 3.    D. 5.

Câu 19: Oxi hóa 1,8 gam HCHO thành axit tương ứng với hiệu suất h% thu được hỗn hợp X. Cho X tham gia hết vào phản ứng tráng bạc thu được 16,2 gam bạc. Giá trị của h là

A. 60%.    B. 75%.    C. 65%.    D. 85%.

Câu 20: Cho 0,3 mol hỗn hợp khí X gồm HCHO và C2H2 tác dụng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 tạo ra 91,2 gam kết tủa. Nếu cho toàn bộ lượng X ở trên vào bình đựng dung dịch brom trong CCl4 thì khối lượng brom đã phản ứng tối đa là

A. 32 gam.   B. 80 gam.   C. 64 gam.    D. 40 gam.

Đáp án

11. C 12. C 13. B 14. C 15. C 16. A 17. C 18. D 19. B 20. C

Câu 17:

Đặt công thức chung của 2 ancol là CnH2n+1CH2OH

– Phần (1): CnH2n+1CH2OH + Na → CnH2n+1CH2ONa + 1/2 H2

Ta có: nancol = 2,2 nH2 = 0,06 mol => Mancol = 3,04/0,06 = 50,667

– Phần (2): CnH2n+1CH2OH → CnH2n+1CHO

Ta có: nanđehit = 0,06 mol. Theo đề: nAg = 0,16 mol

Suy ra: 1 trong 2 anđehit là HCHO. Ancol ban đầu là CH3OH

Đặt số mol CH3OH và RCH2OH trong 1 phần lần lượt là x và y.

Ta có hệ: x + y = 0,06 ; 4x + 2y = 0,16

=> x = 0,02; y = 0,04

mRCH2OH = 2,4 g => MRCH2OH = 60

Vậy: ancol còn lại là CH3 – CH¬2 – CH2 – OH

0