Bài soạn "Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ" số 4 - 6 Bài soạn "Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ" của Nguyễn Khoa Điềm lớp 9 hay nhất
A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM 1. Tác giả Nguyễn Khoa Điềm sinh năm 1943 tại Thừa Thiên Huế, trong một gia đình trí thức cách mạng. Ông thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc. Nguyễn Khoa Điềm từng là Tổng thư kí Hội Nhà văn Việt Nam, Ủy viên Bộ ...
A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
1. Tác giả
Nguyễn Khoa Điềm sinh năm 1943 tại Thừa Thiên Huế, trong một gia đình trí thức cách mạng. Ông thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc. Nguyễn Khoa Điềm từng là Tổng thư kí Hội Nhà văn Việt Nam, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tư tưởng Văn hoá Trung ương.
2. Tác phẩm
Bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ được Nguyễn Khoa Điềm sáng tác năm 1971, khi đang công tác ở chiến khu miền Tây Thừa Thiên.
Bài thơ là khúc hát ru, cũng là lời tâm tình tha thiết của người mẹ Tà – ôi đối với đứa con yêu đang từng ngày lớn lên trên lưng mẹ. Bài thơ bộc lộ tình yêu thương đằm thắm của người mẹ đối với con, tình cảm gắn bó với quê hương, với cuộc sống lao động và chiến đấu nơi núi rừng chiến khu, dù còn gian nan vất vả; đồng thời gửi gắm ước vọng con mau lớn khôn, khỏe mạnh, trở thành công dân của một đất nước tự do.
Nguyễn Khoa Điềm đã thể hiện tình yêu thương con gắn bó với lòng yêu nước, với tinh thần chiến đấu của người mẹ miền tây Thừa Thiên qua Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ mang giọng điệu ngọt ngào, trìu mến.
Bài thơ có nhiều hình ảnh đẹp, giàu sức biểu đạt và biểu cảm như: “Nhịp chày nghiêng giấc ngủ em nghiêng”; “Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi – Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng”…
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Câu 1: (Trang 154 - SGK Ngữ văn 9) Bài thơ là lời hát ru những em bé dân tộc Tà-ôi “lớn trên lưng mẹ” ở vùng chiến khu Trị - Thiên khi cuộc kháng chiến chông Mĩ đang diễn ra ác liệt. Lời hát ru có ba khúc, mỗi khúc có hai khổ và đều mở đầu bằng hai câu: “Em cu Tai... đừng rời lưng mẹ” rồi kết thúc bằng lời ru trực tiếp của người mẹ: “Ngủ ngoan a-kay ơi...” (bốn câu). Từng lời ru trực tiếp của người mẹ được ngắt nhịp đều đặn ở giữa dòng thơ. Theo em, cách lặp đi lặp lại, cách ngắt nhịp như thế có tác dụng tạo nhịp điệu như thế nào cho lời ru, có liên quan gì đến nội dung tình cảm của bài thơ?
Bài làm:
Bài thơ là lời hát ru những em bé dân tộc Tà-ôi “lớn trên lưng mẹ” ở vùng chiến khu Trị - Thiên khi cuộc kháng chiến chống Mĩ đang diễn ra ác liệt. Lời hát ru có ba khúc, mỗi khúc có hai khổ và đều mở đầu bằng hai câu: “Em cu Tai... đừng rời lưng mẹ” rồi kết thúc bằng lời ru trực tiếp của người mẹ: “Ngủ ngoan a-kay ơi...” (bốn câu). Cách lặp đi, lặp lại, cách ngăt nhịp như thế tạo âm điệu của lời ru, nhịp nhàng êm ái trong cách nôi đưa em ngủ.
Qua lời ru đã thế hiện tình mẹ con thắm thiết, nhất là tình cảm yêu thương trìu mến của mẹ dành cho đứa con yêu, mong con yêu khôn lớn, trưởng thành, thành công dân tự do của nước nhà độc lập, thống nhất.
Câu 2: (Trang 154 - SGK Ngữ văn 9) Phân tích hình ảnh người mẹ Tà-ôi trong bài thơ. (Gợi ý: Qua từng đoạn thơ, người mẹ được miêu tả ưong những công việc gì, hoàn cảnh nào? Tìm những chi tiết, hình ảnh thể hiện sự vất vả, gian khổ của người mẹ ở chiến khu.)
Bài làm:
Hình ảnh người mẹ Tà-ôi trong bài thơ “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” hiện lên không chỉ với tình yêu thương sâu sắc dành cho người con, mà còn với tư cách là một người “chiến sĩ” thực sự, người chiến sĩ lao động sản xuất để nuôi bộ đội, hỗ trợ tích cực cho cách mạng. Người mẹ ru con ngủ, nhưng đồng thời mẹ làm công việc của kháng chiến, của cách mạng. Mẹ ru con trong khi mẹ giã gạo nuôi bộ đội. Mẹ ru con khi tỉa bắp. Mẹ ru con trong khi chuyển lán, đạp rừng, trực tiếp chống giặc Mĩ. Tình thương con luôn gắn liền với tình thương bộ đội, dân làng và tình yêu nước. “Mẹ giã gạo mẹ nuôi bộ đội
Nhịp chày nghiêng giấc ngủ em nghiêng
Mẹ đang tỉa bắp trên đồi Ka- lưi
Mẹ đang chuyển lán, mẹ đi đạp rừng
Thằng Mĩ đuổi ta phải rời con suốiHình ảnh người mẹ gợi lên bao xúc động, đó không chỉ là hình ảnh người mẹ Tà-ôi mà còn là hiện thân của những người mẹ Việt Nam anh hùng, giỏi việc nước đảm việc nhà. Sẵn sàng hi sinh bản thân vì tình mẫu tử và tình yêu quê hương, đất nước.
Câu 3: (Trang 154 - SGK Ngữ văn 9) Em hiểu như thế nào về hai câu thơ: “Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi / Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng”? Phân tích tình cảm của người mẹ đối với con ở câu thơ thứ hai.
Bài làm:
Hai câu thơ đã thể hiện triết lí cao đẹp về tình mẫu tử:
Mặt trời của bắp thì nằm trên đồiMặt trời của mẹ con nằm trên lưng
Hai câu thơ vừa sử dụng phép so sánh, vừa sử dụng phép ẩn dụ, mặt trời của bắp ấy là mặt trời của vũ trụ đem ánh sáng và sự sống cho muôn loài, soi sáng khắp nhân gian. Còn ánh sáng, nguồn sống của cuộc đời mẹ là em bé nằm trên lưng đang ngủ ngon lành. Nhờ con ngủ yên trên lưng mà người mẹ mới có thể quên đi những mệt mỏi, mới có đủ nghị lực để chịu đựng với nắng cháy mưa nguồn, với bao vất vả và hiểm nguy. Con là động lực, là khao khát sống, là niềm tin hi vọng của mẹ vào tương lai tươi sáng. Câu thơ là niềm xúc động dạt dào về tình mẹ – tình cảm thiêng liêng nhất với mỗi người.
Câu 4: (Trang 154 - SGK Ngữ văn 9) Qua các khúc ru, em cảm nhận tình cảm của người mẹ đối với con như thế nào? Nhận xét về mối liên hệ giữa lời ru trực tiếp của người mẹ với hoàn cảnh công việc mà mẹ đang làm ở từng đoạn thơ, về sự phát triển của tình cảm và ước vọng của người mẹ qua ba khúc ru.
Bài làm:
Qua khúc hát ru, ta có thể cảm nhận được tình yêu thương vô bờ bến mẹ dành cho con, những tâm sự của mẹ gửi gắm qua lời ru. Người mẹ luôn hi vọng vào tương lai tốt đẹp của người con, mong cho con trưởng thành, mạnh mẽ, có sức mạnh để có thể tiếp tục sự nghiệp to lớn của đất nước, trở thành những người công dân có ích. Tình yêu của người mẹ luôn được đặt trong những công việc lao động sản xuất, những hoạt động cách mạng, phục vụ cho cách mạng, khiến cho bài thơ trở nên xúc động, vượt qua cả tình mẫu tử mà còn thấm đượm ý thức, tinh thần dân tộc.
Lời ru với hoàn cảnh công việc của mẹ: bài thơ có ba khúc và mỗi khúc ru đều gắn liền với hoàn cảnh cụ thể, và việc làm cụ thể mà đang làm, đồng thời trong mỗi hoàn cảnh như thế ước mơ của mẹ, của em cu Tai cũng mỗi khác, theo sự trưởng thành khôn lớn của con và niềm khát khao cho con được tự do.
Lời ru lúc mẹ giã gạo: “Con mơ cho mẹ hạt gạo trắng ngần” và mong ước sau này lớn lên sẽ “vung chày lún sân”.
Lời ru lúc mẹ trỉa bắp trên nương: “Con mơ cho mẹ hạt bắp lên đều” và mong ước sau này có thể phát nương cho mẹ “rộng gấp mười Ka-lưi”.
Lời ru của mẹ lúc chiến đấu, “chuyển rừng đạp lán”. Em cu Tai cũng vào Trường Sơn theo mẹ, “Em mơ cho mẹ được thấy Bác Hồ” và điều đó cũng đồng nghĩa “Con được làm người tự do”.
Qua từng lời ru, có thể thấy mong ước của người mẹ tuy giản dị nhưng là khát khao cháy bỏng về đứa con của mình: mong con được trưởng thành khỏe mạnh và được là người dân của đất nước độc lập, tự do.
Câu 5: (Trang 154 - SGK Ngữ văn 9) Em thấy tình yêu thương con của người mẹ gắn với những tình cảm gì? Em hiểu như thế nào về những ước mong, ý chí của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mĩ được thể hiện trong các khúc ru?
Bài làm:
Tình yêu con của người mẹ Tà - ôi gắn với tình thương anh bộ đội, buôn làng và cao hơn nữa là sự gắn bó với tình yêu quê hương đất nước. Tình cảm riêng chung đã hòa làm một. Tình yêu con gắn liền với tình yêu quê hương đất nước, tình yêu với lao động sản xuất.
Ý nghĩa của khúc ca: qua những khúc ca của bà mẹ Tà - ôi đối với đứa con của mình, ta thấy được tình yêu thương con dào dạt đằm thắm, lòng yêu nước sâu sắc, ý chí chiến đấu mãnh liệt vì độc lập tự do của những bà mẹ Việt Nam. Vì độc lập tự do của dân tộc. Mẹ là mẹ chiến sĩ, mẹ là chiến sĩ, mẹ là người mẹ Việt Nam anh hùng.
Luyện tập: (Trang 154 - SGK Ngữ văn 9) Nhận xét về ý nghĩa của yếu tố tự sự trong bài thơ đối với việc thể hiện cuộc sống của người dân ở chiến khu Trị - Thiên thời chống Mĩ.
Bài làm:
Bài thơ Khúc hát ru những em hé lớn trên lưng mẹ là một hài thơ trữ tình có những yếu tố tự sự. Những yếu tố tự sự miêu tả chân thực cuộc sống của người dân ở chiến khu miền tây Thừa Thiên trong thời kháng chiến chống Mĩ. Thể hiện tâm hồn trong sáng của người mẹ Tà-ôi, qua những ước mơ gửi gắm ở người con. Thể hiện được cuộc sống mang nét đặc trưng của đồng bào dân tộc Tà-ôi: địu con, làm nương rẫy,... Đây cũng là một cuộc sống nhiều khó khăn, gian khổ của đồng bào ở chiến khu này. ĐỒng thời, yếu tố tự sự góp phần làm cho lời thơ thêm sâu lắng, thể hiện những tình cảm chân thực của nhân vật trữ tình.