Bài soạn "Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La-phông-ten" số 6 - 6 Bài soạn "Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La-phông-ten" lớp 9 hay nhất
I. Vài nét về tác giả - Hi-pô-lít Ten sinh năm 1828, mất năm 1893 - Quê quán: Ông sinh ra tại Vouziers, Pháp - Cuộc đời và sự nghiệp: + Năm ông 13 tuổi, 1841, cha ông mất + Ông được biết đến là một sinh viên xuất sắc ở cả hai ngành tự nhiên và xã hội, ông đã lấy được hai bằng ...
I. Vài nét về tác giả
- Hi-pô-lít Ten sinh năm 1828, mất năm 1893
- Quê quán: Ông sinh ra tại Vouziers, Pháp
- Cuộc đời và sự nghiệp:
+ Năm ông 13 tuổi, 1841, cha ông mất
+ Ông được biết đến là một sinh viên xuất sắc ở cả hai ngành tự nhiên và xã hội, ông đã lấy được hai bằng khi ông chưa 20
+ Năm 1853, ông hoàn thành bằng tiến sĩ
+ Ông được biết đến là triết gia, sử gia, nhà nghiên cứu văn học Pháp, Viện sĩ viện Hàn lâm khoa học Pháp
+ Tác phẩm tiêu biểu: Ông là tác giả của công trình nghiên cứu La- phông- ten và thơ ngụ ngộ của ông (1853)
II. Tác phẩm
1. Hoàn cảnh sáng tác
- Văn bản trích từ chương II, phần thứ hai công trình nghiên cứu khoa học nổi tiếng “La Phông- ten và thơ ngụ ngôn” của ông, xuất bản lần đầu năm 1853, đã tái bản nhiều lần.
2. Bố cục
- Phần 1: (từ đầu đến “Tốt bụng như thế”): Hình tượng cừu trong thơ La Phông- ten
- Phần 2: (còn lại) : Hình tượng chó sói trong thơ La Phông- ten
3. Giá trị nội dung
- Bằng cách so sánh hình tượng con cừu và con chó sói trong thơ ngụ ngôn của La Phông- ten với những dòng viết về hai con vật ấy của nhà khoa học Buy- phông, tác giả làm nổi bật đặc trưng của sáng tác nghệ thuật
4. Giá trị nghệ thuật
- Cách trình bày và sắp xếp luận điểm chặt chẽ giàu thuyết phục, dẫn chứng khoa học, lối viết hấp dẫn
Câu 1. Để làm nổi bật tính cách của con cừu và con chó sói trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten, H. Ten đã :
a) Sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ?
b) Lập luận ra sao ?
c) Làm cách nào để bố cục khỏi đơn điệu ?
d) Dẫn đến những kết luận gì ?
Trả lời:
Bài tập nhằm giúp em nắm vững bài nghị luận văn chương của H. Ten. Chỉ cần làm miệng và ghi những ý chính vào sổ tay.
Để làm được bài này, cần đọc kĩ văn bản nghị luận, ôn tập những câu hỏi Đọc - hiểu văn bản trong SGK và lời giảng trên lớp.
Trả lời lần lượt theo từng mục (a), (b), (c), (d) một cách ngắn gọn, có chọn lọc, chứ không nhắc lại nguyên như trong bài.
Câu 2. Chứng minh nghệ thuật nhân cách hoá của La Phông-ten (mà H. Ten chưa đề cập đến ở văn bản nghị luận này) qua đoạn trích thơ ngụ ngôn Chó sói và chiên con, trên cơ sở xem xét :
a) Cách đặt tên các con vật (tên riêng hay tên chung của loài).
b) Những ý nghĩ, lập luận của các con vật (có thật hay không).
c) Cách diễn đạt bằng ngôn từ của các con vật (có thật hay không).
d) Hành động của các con vật (có thật hay không).
e) Tính chất ngụ ý (nói chuyện con vật hay con người).
Trả lời:
Bài tập này mở rộng ra ngoài khuôn khổ văn bản nghị luận văn chương của H. Ten nhằm giúp em hiểu thêm nghệ thuật nhân cách hoá của La Phông-ten khi xây dựng nhân vật là các con vật. H. Ten đề cập đến vấn đề này ở một chỗ khác.
Cần suy nghĩ, làm miệng, lần lượt theo các mục (a), (b), (c), (d), (e) và ghi chép những ý chính vào sổ tay.
Để làm được bài này, cần đọc kĩ đoạn trích Chó sói và chiên con trong văn bản nghị luận. Có thể tìm đọc toàn văn bài thơ ngụ ngôn ấy của La Phông-ten trong SGK.
Câu 3. Học thuộc lòng bài thơ ngụ ngôn Chó sói và chiên con của La Phông-ten ở phần Đọc thêm, trang 41 - 42, SGK.
Trả lời:
Để làm tốt bài tập này :
- Cần rà soát những câu thơ nào là lời người kể chuyện, là lời chó sói, là lời chiên con.
- Đọc diễn cảm nhiều lần với ba giọng phân biệt.
- Sau đó mới học và đọc thuộc lòng có diễn cảm.