Bài soạn "Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ" số 6 - 6 Bài soạn "Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ" của Nguyễn Khoa Điềm lớp 9 hay nhất
I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả Nguyễn Khoa Điềm (tên khác là Nguyễn Hải Dương, sinh 15 tháng 4 năm 1943) là một nhà thơ, nhà chính trị Việt Nam. Nguyễn Khoa Điềm sinh tại thôn Ưu Điềm, xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế. 2. Tác phẩm Bài thơ ra đời ngày 25/ 3/ ...
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
Nguyễn Khoa Điềm (tên khác là Nguyễn Hải Dương, sinh 15 tháng 4 năm 1943) là một nhà thơ, nhà chính trị Việt Nam.
Nguyễn Khoa Điềm sinh tại thôn Ưu Điềm, xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế.
2. Tác phẩm
Bài thơ ra đời ngày 25/ 3/ 1971, khi tác giả tham gia cuộc chiến đấu chống Mĩ ở chiến khu miền Tây Thừa Thiên Huế
II. Hướng dẫn Soạn bài
Câu 1 trang 154 SGK văn 9 tập 1
Cách ngăt đều đặn ở giữa dòng thơ tạo âm điệu dìu dắt vấn vương của lời ru, gợi sự nhịp nhàng như những lời đưa nôi.
Giọng điệu ấy thể hiện một cách đặc sắc tình cảm thiết tha, trìu mến của người mẹ giành cho con, mong con lớn khôn, khỏe mạnh, thành công dân tự do của nước nhà độc lập, thống nhất.
Câu 2 trang 154 SGK văn 9 tập 1
Phân tích người mẹ Tà Ôi:
"Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi,
Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ.
Mẹ giã gạo mẹ nuôi bộ đội,
Nhịp chày nghiêng, giấc ngủ em nghiêng"
Những câu thơ là hình ảnh của người mẹ Tà Ôi ru con ngủ, nhưng đồng thời mẹ làm công việc của kháng chiến, của cách mạng. Mẹ ru con trong khi mẹ giã gạo nuôi bộ đội.
Tiếp đó là từng lời ru được cất lên, mỗi một lời ru gắn với một công việc cụ thể và một ước mơ của người mẹ Tà ôi: khi tỉa bắp, khi chuyển lán, đạp rừng, trực tiếp chống giặc Mĩ và lúc nào cũng ước mơ con mai sau lớn khôn mạnh khỏe và được làm Người Tự do.
=> Tình thương con luôn gắn liền với tình thương bộ đội, dân làng và tình yêu nước đã làm nên nét đẹp vĩ đại của người mẹ Tà Ôi.
Câu 3 trang 154 SGK văn 9 tập 1
"Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi,
Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng"
Hình ảnh “Mặt trời” ở câu thơ đầu tiên là mặt trời của thiên nhiên có thực, mặt trời trên đồi ngày ngày tỏa sáng làm cho bắp vàng ươm, nuôi dưỡng sinh khí hco cả thế gian.
Đến hình ảnh “Mặt trời” ở câu thơ thứ hai vừa là hình ảnh so sánh, vừa là hình ảnh ẩn dụ, em Cu-tai được so sánh như mặt trời của mẹ, mang ánh sáng, nguồn sống tinh thần đến cho mẹ, em là một mặt trời nhỏ bé gần gũi thân thương ngay trên lưng mẹ.
=> Hình ảnh khắc họa tình cảm sâu đậm của người mẹ đối với con.
Câu 4 trang 154 SGK văn 9 tập 1
Qua khúc hát ru ta thấy tình cảm của mẹ đối với con là tình yêu đằm thắm lớn lao hòa quyện trong tình yêu tổ quốc. Người mẹ yêu con, mong cho con mau khôn lớn trưởng thành, mạnh khỏe, được sống trong hòa bình.
Sự phát triển của lời ru:
Mong con trưởng thành khỏe mạnh:
Khi mẹ giã gạo thì mơ con lớn "Vung chầy lún sân”
Khi mẹ đi bẻ bắp thì mơ con lớn “Phát mười Ka-lư”
Mong con trưởng thành trong hòa bình:
Khi mẹ địu con ra trận, mẹ mơ thấy Bác Hồ: mơ thấy đất nước thống nhất, Bắc Nam sum họp và mơ “con lớn làm người tự do".
=> Tình cảm và khát vọng của người mẹ ngày càng lớn rộng, đi từ tình cảm riêng đến tình cảm chung.
Câu 5 trang 155 SGK văn 9 tập 1
Tình yêu con của người mẹ gắn với:
Tình thương với bộ đội
Tình cảm yêu kính Bác Hồ
Lòng căm thù giặc Mĩ
=> Tình yêu con gắn với tình yêu quê hương đất nước.
Những ước mong, ý chí của nhân dân ta được thể hiện qua lời ru:
Ước mơ được sống trong hòa bình, trở thành người tự do
Ý chí quyết chiến quyết thắng giành độc lập dân tộc.
III. Luyện tập bài
Câu hỏi trang 155 SGK văn 9 tập 1
Yếu tố miêu tả trong bài thơ khiến bức tranh đời sống của người dân ở chiến khu Trị - Thiên thời chống Mĩ trở nên chân thực hơn trong:
Lao động, sản xuất để phục vụ cho cuộc chiến đấu,vượt qua nhưng gian khổ đồng thời
Chiến đấu, bảo vệ quê hương
Các bài soạn tiếp theo: