Bài soạn "Thúy Kiều báo ân báo oán" số 6 - 6 Bài soạn "Thúy Kiều báo ân báo oán" lớp 9 hay nhất
I. Tác giả 1. Tiểu sử - Nguyễn Du (1765 – 1820) tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên. - Cuộc đời Nguyễn Du trải qua nhiều biến cố thăng trầm nhưng chính hoàn cảnh ấy tạo cho ông vốn sống phong phú, tâm hồn sâu sắc. 2. Sự nghiệp sáng tác: - Sự nghiệp sáng tác được đánh giá cao cả ...
I. Tác giả
1. Tiểu sử
- Nguyễn Du (1765 – 1820) tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên.
- Cuộc đời Nguyễn Du trải qua nhiều biến cố thăng trầm nhưng chính hoàn cảnh ấy tạo cho ông vốn sống phong phú, tâm hồn sâu sắc.
2. Sự nghiệp sáng tác:
- Sự nghiệp sáng tác được đánh giá cao cả về chữ Hán và chữ Nôm.
- Tinh thần nhân đạo sâu sắc.
- Các giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật đạt đến đỉnh cao.
II. Tác phẩm
1. Tìm hiểu chung
a. Ví trị đoạn trích
- Nằm ở cuối phần thứ hai (“Gia biến và lưu lạc”).
- Trải qua “hết nạn nọ đến nạn kia”, Kiều đã nếm đủ mọi điều đắng cay. Có lúc tưởng chừng nàng buông xuôi trước số phận: “Biết thân chạy chẳng khỏi trời – Cũng liều mặt phấn cho rồi ngày xanh”. Trong khi Kiều chới với, tuyệt vọng thì Từ Hải xuất hiện, Kiều gặp Từ Hải, một bước ngoặt quan trọng đã mở ra trên hành trình số phận của cô gái tài sắc họ Vương. Người anh hùng “đội trời đạp đất” chẳng những cứu Kiều thoát khỏi chốn lầu xanh nhơ nhớp mà còn đưa nàng từ thân phận “con ong cái kiến” bước lên địa vị một phu nhân quyền quý, cao hơn nữa là địa vị của một quan tòa.
- Đoạn “Thúy Kiều báo ân báo oán” miêu tả cảnh Kiều đền ơn đáp nghĩa những người đã cưu mang giúp đỡ mình trong cơn hoạn nạn, đồng thời trừng trị những kẻ bất nhân, tàn ác. Qua ngòi bút sắc sảo của Nguyễn Du, chúng ta thấy được tấm lòng nhân nghĩa vị tha của Kiều và ước mơ công lí chính nghĩa của nhân dân: con người bị áp bức đau khổ vùng lên cầm cán cân công lí; “ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác”.
b. Bố cục: 2 phần
- Mười hai câu đầu: Thúy Kiều báo ân.
- Hai mươi hai câu còn lại: Thúy Kiều báo oán.
2. Tìm hiểu chi tiết
a. Thúy Kiều báo ân
– Cảnh báo ân, diễn ra long trọng, Thúy Kiều cho người “mời” Thúc Sinh tới, hai người tâm sự và có gợi lại chuyện cũ.
- Thúy Kiều tuy có đôi chút tủi hờn, về những ngày tháng phải làm tôi tớ ở nhà Hoạn Thư nhưng nàng cũng hiểu được rằng Thúc Sinh rất nặng tình với nàng.
- Những từ “Nghĩa nặng tình non”, “Cố nhân”,” Người cũ” thể hiện Thúy Kiều là người trọng tình, trọng nghĩa, dù sao cũng một thời nàng làm “Vợ người ta” nên cũng có những kỷ niệm gắn bó, quên làm sao ngay được.
– Thúy Kiều ban tặng cho Thúc Sinh rất nhiều gấm lụa và tiền bạc, điều này thể hiện rằng Thúy Kiều là người chung thủy trước sau như một. Giàu sang, phú quý cũng không vì thế mà quên tình nghĩa xưa kia.
b. Thúy Kiều báo oán
– Thúy Kiều vẫn còn khá giận về Hoạn Thư nàng dùng những lời lẽ sâu cay, bình dân để nói về người phụ nữ nham hiểm này.
- Từ sau lần đánh ghen Thúy Kiều thành công đẩy được nàng tránh xa cuộc đời chồng mình là Thúc Sinh, Hoạn Thư hoan hỉ lắm, vì mang trong lòng sự chiến thắng, hả hê vì chồng phải ngoan ngoãn nghe lời mình.
- Thúy Kiều đã kiên nhẫn khuyên Hoạn Thư nên giữ chừng mực trong cách ăn nói của mình, đừng làm cho mọi chuyện trở nên căng thẳng.
- Hoạn Thư là người đàn bà xảo ngôn, nhưng giờ đang là thủ phạm bị báo oán, đứng trước nhiều binh linh gươm đao quanh mình, Hoạn Thư có chút run sợ. Hoạn Thư tự biết mình đã hành xử quá đáng với Thúy Kiều nên xuống nước cầu xin, dùng những lời lẽ khôn ngoan để biện hộ cho tội lỗi của mình.
- Những lời xin tội của Hoạn Thư ngẫm ra thì cũng có lý, có tình, chỉ vì khen quá nên Hoạn Thư mù quáng. Trong cuộc đời này cảnh chồng chung không ai thích và chẳng ai muốn chia sẻ chồng mình với người phụ nữ khác nên hành động của Hoạn Thư cũng có thể tha thứ được.
c. Kết thúc màn báo ân báo oán
- Diễn biến của cảnh báo ân, báo oán hết sức bất ngờ với người đọc. Lúc đầu ai cũng nghĩ Thúy Kiều sẽ phải hành hạ lại Hoạn Thư cho hả dạ những ngày nàng tủi nhục, cay đắng. Nhưng trước những lời cầu xin có tình, chí lý của Hoạn Thư, Thúy Kiều cảm thấy siêu lòng và nàng quyết định tha bổng cho Hoạn Thư trước sự ngỡ ngàng của người đọc.
– Qua đoạn trích này ta thấy Thúy Kiều là người có tấm lòng độ lượng, biết phân biệt đúng sai và không phải là người nhỏ nhen, chấp nhất. Nàng thật sự là một phụ nữ không chỉ tài sắc vẹn toàn mà còn có trái tim nhân hậu, lương thiện, bao dung với lỗi lầm của người khác.
d. Giá trị nội dung
- Đoạn trích miêu tả cảnh báo ân báo oán đối với hai nhân vật là Thúc Sinh và Hoạn Thư, qua đó làm nổi bật tấm lòng nhân nghĩa, cao thượng của Thúy Kiều.
- Thể hiện ước mơ công lí, chính nghĩa theo quan điểm của quần chúng nhân dân: con người bị áp bức sẽ đứng lên cầm cán cân công lí.
e. Giá trị nghệ thuật
- Đoạn trích bộc lộ tài năng của Nguyễn Du về nghệ thuật xây dựng nhân vật qua ngôn ngữ đối thoại.
- Qua những đối đáp của Thúy Kiều với Thúc Sinh và Hoạn Thư, có thể thấy Thúy Kiều đã tự bộc lộ tính cách và tâm trạng của mình một cách hết sức tự nhiên (tấm lòng trân trọng, biết ơn với Thúc Sinh qua cách nói trang trọng, giàu ước lệ; nỗi đau đớn tủi nhục không nguôi trước sự hành hạ của Hoạn Thư khiến Kiều cũng có những lời lẽ sắc sảo, chua chát, có phần nghiệt ngã).
- Những lí lẽ gỡ tội của Hoạn Thư cũng bộc lộ rõ tính cách của con người “nói lời ràng buộc thì tay cũng già”.
1. Câu 1 trang 108 SGK Ngữ văn 9 tập 1
Mười hai câu thơ đầu nói về cảnh Thúy Kiều báo ân
Qua lời của Kiều nói với Thúc Sinh, em thấy Kiều là người trọng tình trọng nghĩa. Đối với Thúc Sinh, nàng gọi chàng là “người cũ”, “cố nhân”, cho thấy nàng rất coi trọng chàng, đồng thời rất trân trọng việc chàng cứu nàng ra khỏi chốn lầu xanh. Cho dù có bao nhiêu vàng bạc cũng không thể hậu tạ sự cảm kích của nàng dành cho chàng
Trong cuộc đối thoại với Thúc Sinh, Thúy Kiều có nhắc về Hoạn Thư cho thấy nàng vẫn còn nhớ những vết thương lòng mà Hoạn Thư gây ra cho nàng. Lời lẽ khi nói dành cho Thúc Sinh có phần trang trọng, sử dụng nhiều điển cố để thấy được sự ưu ái đồng thời thể hiện sự cảm kích của nàng, còn đối với Hoạn Thư nàng dành những thành ngữ quen thuộc "Kẻ cắp bà già gặp nhau", "Kiến bỏ miệng chén" với những từ Việt dễ hiểu: hàng động trừng phạt kẻ ác theo quan điểm của nhân dân phải được diễn đạt bằng lời ăn tiếng nói của nhân dân.
2. Câu 2 trang 108 SGK Ngữ văn 9 tập 1
Những lời đầu tiên của Thúy Kiều nói với Hoạn Thư có giọng điệu mỉa mai, đay nghiến “Tiểu thư cũng có bây giờ đến đây” thể hiện một thái độ quyết liệt, quyết tâm của Kiều trong việc trả thù.
3. Câu 3 trang 108 SGK Ngữ văn 9 tập 1
Trước thái độ của Kiều, Hoạn Thư tuy trong lòng có chút run sợ nhưng vẫn dùng lời lẽ ngọt ngào nói với Thúy Kiều. Thứ nhất, từ hai người không có cùng chung quan điểm, là kẻ thù của nhau, Hoạn Thư xóa ranh giới kẻ thù, cùng nhận “phận đàn bà” với Thúy Kiều, rằng những việc làm của mình chỉ là “ghen tuông thường tình”, rồi kể tới những việc mà cho rằng mình đã làm ơn như: Cho ra nhà gác viết kinh, không đuổi bắt khi nàng bỏ trốn,…Tỏ thái độ hối lỗi, mong tha thứ “riêng riêng những kính yêu”.
Các lí lẽ của Hoạn Thư đưa ra đã tác động tới Kiều rất lớn, đánh đúng vào tâm lý thương người và cảm thông của nàng, làm cho Thúy Kiều có phần nguôi ngoai khó lòng định tội.
Tính cách của Hoạn Thư: Là một kẻ khôn ngoan, thủ đoạn, tâm địa mưu mô, độc ác
4. Câu 4 trang 108 SGK Ngữ văn 9 tập 1
Thúy Kiều tha bổng Hoạn Thư đó là việc làm hợp lý vì:
Nàng là người lương thiện, tấm lòng rộng mở.
Nó phù hợp với tính cách của nàng
Những lời nói của Hoạn Thư đã tác động tới nàng.
5. Câu 5 trang 108 SGK Ngữ văn 9 tập 1
Phân tích tính cách của Thúy Kiều: Kiều là người rộng lượng, thương người, có lòng vị tha và tình nghĩa sâu sắc. Những người giúp đỡ nàng đều được nàng báo ân, nhớ ơn. Nàng cũng là người không có bụng da hẹp hòi khi tha bổng cho Hoạn Thư, điều đó cho thấy nàng là người không có bụng dạ hẹp hòi, tính toán, không nhỏ nhen, cố chấp
Phân tích tính cách Hoạn Thư: Hoạn Thư là một kẻ nham hiểm, có tâm địa xấu xa, thủ đoạn. Dù trong tình cảnh bất lợi cho mình nhưng vẫn dùng những lờ lẽ ngọt ngào lay động được người khác.
Luyện tập
Những biểu hiện đa dạng nhưng hợp lý, nhất quán trong tính cách của Thúy Kiều và Hoạn Thư là:
Thúy Kiều: Tính cách nàng yêu ghét rõ ràng, đối với những người có ơn với nàng, nàng một mực báo ơn. Ngược lại với những kẻ bạc đãi nàng, nàng quyết tâm trừng phạt. Nàng là người vừa ôn hòa, hiền lành lại vừa cương quyết cứng rắn. Tuy nhiên, trước thái độ và những lời lẽ đầy sức thuyết phục của Hoạn Thư, nàng đã tha bổng. Điều đó cho thấy nàng là người thấu hiểu và có tấm lòng rộng lượng
Hoạn Thư: Hoạn Thư là người khôn ngoan, dù run sợ trước những lời buộc tội của Kiều nhưng vẫn dùng những lí lẽ xảo trá để hòng làm nhẹ tội cho mình. Lợi dùng sự lương thiện và sự đồng cảm của Thúy Kiều để chạy tội cho bản thân.