25/04/2018, 17:31

Bài 33 trang 79 SBT Toán Đại số 10: Giải và biện luận theo tham số m hệ phương...

Giải và biện luận theo tham số m hệ phương trình. Bài 33 trang 79 Sách bài tập (SBT) Toán Đại số 10 – Bài tập ôn tập chương III Giải và biện luận theo tham số m hệ phương trình: (left{ matrix{ 2x(3m + 1)y = m – 1 hfill cr (m + 2)x + (4m + 3)y = m hfill cr} ight.) Hướng dẫn: Giải ...

Giải và biện luận theo tham số m hệ phương trình. Bài 33 trang 79 Sách bài tập (SBT) Toán Đại số 10 – Bài tập ôn tập chương III

Giải và biện luận theo tham số m hệ phương trình:

(left{ matrix{
2x(3m + 1)y = m – 1 hfill cr
(m + 2)x + (4m + 3)y = m hfill cr} ight.)

Hướng dẫn: Giải và biện luận theo m có nghĩa là xét xem với giá trị nào của m thì hệ phương trình vô nghiệm, với giá trị nào của m thì hệ phương trình có 1 nghiệm, giá trị nghiệm là bao nhiêu, với giá trị nào của m thì hệ phương trình có vô số nghiệm.

Để Giải và biện luận hệ phương trình trên ta dùng phương pháp cộng đại số để khử một ẩn.

Gợi ý làm bài

Nhân phương trình thứ nhất của hệ với m + 2, nhân phương trình thứ hai với 2 ta được hệ phương trình

(left{ matrix{
2(m + 2)x + (3m + 1)(m + 2)y = (m – 1)(m + 2) hfill cr
2(m + 2)x + 2(4m + 3)y = 2m hfill cr} ight.)

Trừ hai phương trình vế theo vế ta được phương trình:

((3{m^2} – m – 4)y = (m + 1)(m – 2)) (1)

+Với m = -1 phương trình (1) có dạng:

0y = 0

Phương trình này nhận mọi giá trị thức của y làm nghiệm. Lúc đó thay m = -1 vào hệ phương trình đã cho, hai phương trình trở thành một phương trình.

(x – y =  – 1 =  > y = x + 1), x  tùy ý.

+Với (m = {4 over 3}) phương trình (1) có dạng.

(0y =  – {{14} over 9})

Phương trình này vô nghiệm, do đó hệ phương trình đã cho vô nghiệm.

+Với (m e  – 1) và (m e {4 over 3}), phương trình (1) có nghiệm duy nhất 

(y = {{m – 2} over {3m – 4}})

Thay vào một trong hai phương trình của hệ đã cho ta suy ra 

(x = {{ – m + 3} over {3m – 4}})

Kết luận

 

(m = {4 over 3}): Hệ phương trình đã cho vô nghiệm.

(m =  – 1): Hệ phương trình đã cho có vô số nghiệm 

(x = a,y = a + 1), a là số thực tùy ý.

(m e  – 1), (m e {4 over 3}): Hệ phương trình đã cho có nghiệm duy nhất :

(m e  – 1) và ((x;y) = ({{3 – m} over {3m – 4}};{{m – 2} over {3m – 4}}))

0