Bài 29. Ôn tập chương V và chương VI – Lịch sử 7
Ở những bài học trước, chúng ta đã cơ bản nắm được diện mạo của xã hội phong kiến Việt Nam từ thời Ngô Quyền đến triều đình nhà Nguyễn. Trong quá trình phát triển, có thịnh, có suy tùy thuộc và những hoàn cảnh, sự trị vì khác nhau giữa những vị vua. Bài học hôm nay chúng tôi sẽ giúp các bạn tổng ...
Ở những bài học trước, chúng ta đã cơ bản nắm được diện mạo của xã hội phong kiến Việt Nam từ thời Ngô Quyền đến triều đình nhà Nguyễn. Trong quá trình phát triển, có thịnh, có suy tùy thuộc và những hoàn cảnh, sự trị vì khác nhau giữa những vị vua. Bài học hôm nay chúng tôi sẽ giúp các bạn tổng kết lại những nội dung chính và cơ bản nhất.
A. Lý thuyết
1. Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền
– Vua quan ăn chơi xa xỉ, xây dựng lâu đài, cung điện tốn kém.
– Nội bộ chia rẽ.
– Quan lại địa phương cậy quyền, úc hiếp nhân dân
– Đời sống nhân dân cùng cực.
2. Những cuộc chiến tranh phong kiến
– Chiến tranh Nam triều- Bắc triều.
– Chiến tranh Trịnh- Nguyễn từ 1627-1672.
Gây tổn thất nặng nề cho nhân dân
4. Quang Trung đặt nền tảng thống nhất
– 1777 lật đổ họ Nguyễn ở Đàng Trong.
– 1786 lật đổ họ Trịnh ở Đàng Ngoài.
– 1788 lật đổ vua Lê . Xoá bỏ ranh giới chia cắt đất nước.
– 1785 đánh tan quân Xiêm.
– 1789 đánh quân Thanh.
– Sau 1789, Quang Trung xây dựng đất nước: phục hồi kinh tế , văn hóa ( Chiếu khuyến nông , Chiếu lập học); củng cố quôc phòng , thi hành chính sách ngoại giao khéo léo .
5. Nhà Nguyễn lập lại chế độ phong kiến tập quyền
– Nguyễn Ánh đặt niên hiệu là Gia Long , chọn kinh đô là Phú Xuân .
– Vua trực tiếp điều hành mọi công việc từ trung ương đến địa phương .
– Năm 1815 ban hành Luật Gia Long .
– Cả nước chia làm 30 tỉnh và một phủ trực thuộc .
– Xây dựng quân đội mạnh .
B. Bài tập
Câu 1: Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền đã diễn ra như thế nào ?
Trả lời:
Để trả lời câu hỏi này, hãy dựa vào SGK trả lời các câu hỏi như:
– Những biểu hiện về sự mục nát của vua, quan nhà Lê đầu thế kỉ XVI (liên hệ với bài 21, mục 1, nêu lên được những biểu hiện chính như vua, quan ăn chơi xa xỉ, nội bộ vương triển mâu thuẫn…).
– Cuộc xung đột Nam – Bắc triều diễn ra vào lúc nào ? Những biểu hiện về sự suy yếu của nhà nước tập quyền.
– Thời gian diễn ra cuộc xung đột kéo dài Trịnh – Nguyễn, những biểu hiện của sự suy yếu của chính quyền phong kiến Lê -Trịnh ở Đàng Ngoài, nhà Nguyễn ờ Đàng Trong.
Hệ thống, tổng hợp các biểu hiện nói trên để rút ra kết luận : từ thế kỉ XVI, nhà nước phong kiến tập quyền đã suy yếu.
Câu 2: Quang Trung đã đặt nền tảng cho việc thống nhất đất nước và xây dựng quốc gia như thế nào ?
Trả lời:
Cần liên hệ với mục II, bài 25 để trả lời, nêu lên được vai trò và những đóng góp to lớn có ý nghĩa quyết định của phong trào Tây Sơn và của vương triều Quang Trung thể hiện trong diễn biến của phong trào Tây Sơn như là người chỉ huy quân Tây Sơn bắt, giết chúa Nguyễn, lật đổ chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong, cũng là người chỉ huy quân Tây Sơn tiến ra Bắc, tiêu diệt chính quyền họ Trịnh và sau đó là chính quyền vua Lê, xoá bỏ ranh giới chia cắt đất nước, là vị tổng chỉ huy đánh bại 5 vạn quân xâm lược Xiêm, 29 vạn quân xâm lược Thanh, là vị hoàng đế sáng lập ra Vương triều Tây Sơn với nhiều chính sách cải cách tích cực… củng cố nền độc lập tự chủ của dân tộc. Từ đó rút ra kết luận trả lời câu hỏi.
Câu 3: Nhà Nguyễn lập lại chế độ phong kiến tập quyền ra sao ?
Trả lời:
Để trả lời câu hỏi này, cần liên hệ với bài 24, SGK, lần lượt trình bày các sự kiện như :
Sau khi đánh bại Tây Sơn, Nguyễn Ánh đã làm gì (tổ chức bộ máy quan lại ở triều đình và các địa phương, xưng vương, xưng hoàng đế) kết hợp với vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước của Gia Long, đối chiếu với tổ chức bộ máy nhà nước thời Lê, Mạc để trả lời câu hỏi.
Câu 4: Tình hình kinh tế, văn hoá ở các thế kỉ XVI – nửa đầu thế kỉ XIX
Trả lời:
Tình hình kinh tế, văn hoá ở các thế kỉ XVI – nửa đầu thế kỉ XIX. Cần liên hệ với bài học ờ chương V và VI, SGK để lập bảng hệ thống theo thời gian và thống kê những nét khái quát tình hình các lĩnh vực kinh tế (nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp), văn hoá (tư tưởng, tôn giáo, văn học, giáo dục, khoa học – kĩ thuật) để trả lời câu hỏi.
Những chuyên mục hay của Lịch sử lớp 7:
- Giải bài tập Sách giáo khoa môn Lịch sử lớp 7
- Câu hỏi ôn tập môn Lịch sử lớp 7
- Đáp án môn Lịch sử lớp 7
- Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 7
Bài học tổng kết này chúng tôi đã điểm lại những nội dung cơ bản nhất của các bài học của chương V và chương VI. Với hệ thống kiến thức tổng hợp này, chúng tôi hi vọng các bạn sẽ có được những kiến thức bổ ích, phục vụ có hiệu quả trong các kì thi.