24/06/2018, 00:55

Bài 18: Trưng Vương và cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán – Lịch sử 6

Sau khi khởi nghĩa Hai Bà Trưng giành được chiến thắng, Trưng Trắc được suy tôn làm vua (Trưng Vương) đóng đô ở Mê Linh. Tiếp đó bà cho xây dựng chính quyền cùng nhiều chính sách đổi mới. A. Tìm hiểu lí thuyết 1. Hai Bà Trưng đã làm gì sau khi giành được độc lập? – Trưng Trắc được suy tôn làm ...

Sau khi khởi nghĩa Hai Bà Trưng giành được chiến thắng, Trưng Trắc được suy tôn làm vua (Trưng Vương) đóng đô ở Mê Linh. Tiếp đó bà cho xây dựng chính quyền cùng nhiều chính sách đổi mới.

A. Tìm hiểu lí thuyết

1. Hai Bà Trưng đã làm gì sau khi giành được độc lập?

– Trưng Trắc được suy tôn làm vua (Trưng Vương) đóng đô ở Mê Linh.

– Trưng Trắc lập lại chính quyền, phong chức tước cho những người có công, các Lạc tướng được quyền cai quản các huyện, xá thuế cho dân 2 năm, xóa bỏ chế độ lao dịch và binh pháp cũ.

– Xây dựng chính quyền tự chủ .

Trung vuongLược đồ khởi nghĩa Hai Bà Trưng và cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán (40-43)

2. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán (42 – 43) đã diễn ra như thế nào ?

Nhà Hán cử Mã Viện chỉ huy đạo quân xâm lược gồm hai đạo quân tinh nhuệ, 2000 xe thuyền các loại và nhiều dân phu.

*Diễn biến:

– 4/42: Quân Hán tấn công Hợp Phố

– Mã Viện chia quân thành 2 đạo: thủy, bộ tràn vào Giao Chỉ :

+Quân bộ men theo bờ biển vào Lục Đầu rồi Lãng Bạc.

+Quân thủy từ Hải Môn vào sông Bạch Đằng, ngược lên vùng Lục Đầu .

+ Hai cánh quân hợp lại ở Lãng Bạc.

– Hai Bà Trưng giao chiến quyết liệt ở Lãng Bạc, ra sức cản địch, giữ làng xóm . Quân ta lui về giữ Cổ Loa và Mê Linh rồi Cấm Khê.

– 3/43 (6/2 Âm lịch), Hai Bà Trưng hi sinh ở Cấm Khê .

*Kết quả:

– Năm 44, Mã Viện rút quân về Trung Quốc.

* Ý nghĩa:

– Tiêu biểu ý chí quật cường, bất khuất của dân tộc.

– Hai Bà Trưng là vị nữ anh hùng của dân tộc .

– Hàng năm kỷ niệm Hai Bà Trưng vào ngày Quốc tế Phụ nữ 8-3.

Trung vuong 1Đền thờ Hai Bà Trưng tại Mê Linh

B. Bài tập

Câu 1: Hai Bà Trưng đã làm gì sau khi giành lại được độc lập ?

Sau khi đánh đuổi được quân đô hộ, Trưng Trắc được suy tôn làm vua (Trưng Vương), đóng đô ở Mê Linh và phong chức tước cho những người có công, thành lập chính quyền tự chủ.

Các Lạc tướng được giữ quyền cai quản các huyện. Trưng Vương xá thuế hai năm liền cho dân. Luật pháp hà khắc cùng các thứ lao dịch nặng nề của chính quyền đô hộ bị bãi bỏ.

Được tin Hai Bà Trưng khởi nghĩa, vua Hán nổi giận, hạ lệnh cho các quận miền Nam Trung Quốc khẩn trương chuẩn bị xe, thuyền, làm thêm đường sá, tích trữ lương thực để sang đàn áp nghĩa quân.

Câu 2: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán (42 – 43) đã diễn ra như thế nào ?

Mã Viện là một viên tướng đã từng chinh chiến ở phương Nam, được vua Hán phong làm Phục ba tướng quân, chỉ huy đạo quân xâm lược gồm hai vạn quân tinh nhuệ), hai nghìn xe, thuyền các loại và nhiều dân phu. Tháng 4 năm 42, quân Hán tấn công Hợp Phố. Quân ta ở Hợp Phố đã anh dũng chống trả rồi rút lui.
Mã Viện chiếm được Hợp Phô, liền chia quân thanh hai đạo thuỷ, bộ tiên vào Giao Chỉ. Đạo quân bộ men theo bờ biển, đẵn cây mở đường mà đi, chúng lẻn qua Quy Môn Quan (Tiên Yên – Quảng Ninh), xuống vùng Lục Đầu. Đạo quân thuỷ từ Hợp Phố vượt biển vào sông Bạch Đằng, rồi ngược lên vùng Lục Đầu. Tại đây, hai cánh quân thuỷ, bộ hợp lại ở Lãng Bạc.

Câu 3: Vì sao Mã Viện lại được chọn làm chỉ huy đạo quân xâm lược ?

Mã Viện được chọn làm chỉ huy đạo quân xâm lược vì : là viên tướng lão luyện, nổi tiếng gian ác, lại lắm mưu nhiều kế, quen chinh chiến ở phương Nam…

Câu 4: Trình bày diễn biến của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán ?

 Diễn biến cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán :

– Về phía quân xâm lược Hán : thời gian – tướng chỉ huy – lực lượng – tấn công Hợp Phố – chia hai đạo thủy, bộ tấn công vào đất Giao Chỉ – hợp quân ở vùng Lãng Bạc…

– Về phía quân ta : chiến đấu anh dũng ở Hợp Phố – Hai Bà Trưng kéo quân về Lãng Bạc, cuộc chiến ác liệt – quân ta lùi về cổ Loa. Mê Linh – quân ta lùi về Cấm Khê – tháng 3/ 43 Hai Bà hi sinh anh dũng – cuộc kháng chiến tiếp tục đến tháng 11/43 thì chấm dứt…

Câu 5: Việc nhân dân ta lập đền thờ Hai Bà Trưng và các vị tướng ở khắp nơi đã nói lên điều gì ?

Việc nhân dân ta lập đền thờ Hai Bà Trưng và các vị tướng ờ khắp nơi:

– Thể hiện ý chí độc lập và tinh thần chiến đấu bất khuất của dân tộc…

– Thể hiện lòng biết ơn và đề cao tinh thần yêu nước, hi sinh bất khuất vì độc lập dân tộc của Hai Bà Trưng.

 Một số chuyên mục hay của Lịch sử lớp 6:
  • Giải bài tập Sách giáo khoa môn Lịch sử lớp 6
  • Câu hỏi ôn tập môn Lịch sử lớp 6
  • Đáp án môn Lịch sử lớp 6
  • Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 6

Bài viết trên chúng tôi giới thiệu tới các bạn diễn biến cuộc khởi nghĩa của Trưng Vương chống quân xâm lược Hán và những đổi mới đầy tích cực và Trưng Trắc và Trưng Nhị mang lại trong chính sách lãnh đạo của mình. Chúc các bạn học tập tốt!

0