06/02/2018, 10:34

Bài 17 – Ôn tập tác phẩm trữ tình (tiếp theo)

Bài 17 – Ôn tập tác phẩm trữ tình (tiếp theo) Hướng dẫn LUYỆN TẬP 1. Nội dung trữ tình của những câu thơ Nguyễn Trãi là tấm lòng ưu ái lo cho nước, thương yêu dân của tác giả. Hình thức thể hiện ở đây là thông qua miêu tả tự sự và lối ẩn dụ. 2. So sánh – Tình huống thể hiện ...

Bài 17 – Ôn tập tác phẩm trữ tình (tiếp theo)

Hướng dẫn

LUYỆN TẬP

1. Nội dung trữ tình của những câu thơ Nguyễn Trãi là tấm lòng ưu ái lo cho nước, thương yêu dân của tác giả.

Hình thức thể hiện ở đây là thông qua miêu tả tự sự và lối ẩn dụ.

2. So sánh

Tình huống thể hiện tình yêu quê hương:

+ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh: ở xa xứ, trông trăng nhớ quê.

+ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê: về lại quê nhà. Tình cảm quê hương thể hiện ở thái độ đau xót, ngậm ngùi kín đáo trước những thay đổi của quê nhà.

Cách thể hiện:

+ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh: Tinh quê hương được khách quan hóa, hiển hiện thành hành động “vọng”, “cử”, “đê”.

+ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê: Biểu cảm qua tự áự và miêu tả.

3. So sánh bài Đêm đỗ thuyền ở Phong Kiều với bài Rằm tháng giêng:

Cảnh vật: ít nhiều có nét tương đồng.

Tình cảm: Nếu Đêm đỗ thuyền ở Phong Kiểu là tâm tình của khách xa quê thao thức thì Rằm tháng giêng là tình yêu thiên nhiên gắn liền với lòng yêu nước, tâm hồn nghệ sĩ hòa hợp thống nhất với cốt cách của người chiến sĩ, của vị lãnh tụ.

4. Đọc kĩ lại ba bài tùy bút trong bài 14, 15. Hãy lựa chọn những câu mà em cho là đúng:

a) Tùy bút có nhân vật và cốt truyện.

b) Tùy bút không có cốt truyện và có thể không có nhân vật.

c) Tùy bút sử dụng nhiều phương thức (tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, lập luận) nhưng biểu cảm là phương thức chủ yếu.

d) Tùy bút thuộc loại tự sự.

e) Tùy bút có những yếu tố gần với tự sự nhưng chủ yếu thuộc loại trữ tình.

Học sinh tự làm.

Mai Thu

0