06/02/2018, 10:34

Bài 16 – Kiểm tra tổng hợp cuối học kì I

Bài 16 – Kiểm tra tổng hợp cuối học kì I Hướng dẫn ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian chép đề) • Đề bài (gồm 2 phần) – Phần I: Trắc nghiệm (10 câu, mỗi câu đúng được 0,5 điểm, tổng số là 5 điểm). Đọc kĩ đoạn văn và các câu hỏi, ...

Bài 16 – Kiểm tra tổng hợp cuối học kì I

Hướng dẫn

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I

Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian chép đề)

• Đề bài (gồm 2 phần)

– Phần I: Trắc nghiệm (10 câu, mỗi câu đúng được 0,5 điểm, tổng số là 5 điểm).

Đọc kĩ đoạn văn và các câu hỏi, sau đó trả lời bằng cách lựa chọn câu trả lời đúng nhất

MÙA XUÂN CỦA TÔI

[…] Mùa xuân của tôi – mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội – là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng…

I…J Mùa xuân đi, Mùa xuân ơi – Mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương mến. Nhưng tôi yêu Mùa xuân nhất là vào khoảng sau ngày rằm tháng giêng. Tết hết mà chưa hết hẳn, đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong, cỏ không mướt xanh như cuối đông, đầu giêng, nhưng trái lại, lại nức một mùi hương man mác. […]

(Ngử vãn 7, tập một)

1. Đoạn văn Mùa xuân của tôi được viết theo phương thức biểu đạt chính nào?

A. Miêu tả B. Biểu cảm C. Tự sự D. Nghị luận

2. Tác giả đoạn văn Mùa xuân của tôi là ai?

A. Vũ Bằng B. Thạch Lam C. Xuân Quỳnh D. Nguyễn Tuân

3. Câu nào thể hiện rõ nhất tình cảm yêu mến của tác giả đối với mùa xuân Hà Nội?

A. Mùa xuân của tôi [… ] là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh. [… ]

B. Đẹp quá đi, mùa xuân ơi… mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương mến.

C. [… ] Đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong, cỏ không mướt xanh như cuối đông, đầu giêng. [… ]

D. Nhưng tôi yêu Mùa xuân nhất là vào khoảng sau ngày rằm tháng giêng. Tết hết mà chưa hết hẳn. [… ]

4. Trong đoạn văn Mùa xuân của tôi tác giả đã dùng mấy từ láy?

A. Một B. Hai C. Ba D. Bốn

5. Trong câu văn: “Đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong[…] từ phong có nghĩa là gì?

A. Đẹp đẽ B. Cơn gió C. Bọc kín D. Oai phong

6. Trong các từ sau đây, từ nào đồng nghĩa với từ thương mến?

A. Kính trọng B. Yêu quý C. Gần gũi D. Nhớ nhung

7. Trong đoạn văn Mùa xuân của tôi, người viết sử dụng đại từ ngôi thứ mấy?

A. Ngôi thứ ba.

B. Ngôi thứ hai.

C. Ngôi thứ nhất số ít.

D. Ngôi thứ nhất số nhiều.

8. Dòng nào dưới đây không phải là thành ngữ?

A. Nhà rách vách nát.

B. Nhai (ăn) kĩ no lâu, cày sâu tốt lúa.

C. Lanh chanh như hành không muối.

D. Êch ngồi đáy giếng.

9. Dòng nào dưới đây diễn đạt chính xác nội dung định nghĩa ca dao, dân ca?

A. Đó là những tác phẩm văn học truyền miệng.

B. Đó là những bài thơ được truyền tụng từ xưa đến nay.

C. Đó là những bài thơ – bài hát trữ tình dân gian.

D. Đó là những bản nhạc do nhân dân lao động sáng tạo nên.

10. Nhận xét nào đúng với bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan?

A. Đó là một bài thơ Đường.

B. Đó là một bài thơ tứ tuyệt.

C. Đó là một bài thơ nguyên văn bằng chữ Hán.

D. Đó là một bài thơ làm theo thể Đường luật.

Phần II: Tự luận (5 điểm)

Có thể chọn một trong các đề sau đây:

Đề 1: Từ các bài thơ Bài ca Côn Sơn, Cảnh khuya, Rằm tháng giêng, Xa ngắm thác núi Lư trong Ngữ văn 7 tập một, hãy phát biểu những suy nghĩ và tình cảm của em về niềm vui sống giữa thiên nhiên.

Đề 2: Từ các văn bản Mẹ tôi, Những câu hát về tình cảm gia đình, Bạn đến chơi nhà trong Ngữ văn 7, tập một, hãy phát biểu những suy nghĩ và tình cảm của em về hạnh phúc được sổng giữa tình yêu của mọi người.

Đề 3: Từ các văn bản Cổng trường mở ra, Cuộc chia tay của những con búp bè trong Ngữ vãn 7, hãy tâm sự về niềm vui, nỗi buồn tuổi thơ hoặc tình cảm với một đồ chơi thuở nhỏ. (Trícli Ngữ văn 7, Tập 1, NXB Giáo dục 2003).

Học sinh ôn tập và tự làm.

• Phần tự luận:

Học sinh tự làm.

Mai Thu

0