06/02/2018, 10:33

Ôn tập văn biểu cảm

Hướng dẫn I – KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG 1. Văn biểu cảm là văn bản viết ra nhằm biểu đạt tình cảm, cảm xúc, sự đánh giá của con người đối với thế giới xung quanh và khơi gợi lòng đồng cảm của người đọc. 2. Văn biểu cảm còn gọi là văn trữ tình; gồm các thể loại văn học như ...

Hướng dẫn

I – KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG

1. Văn biểu cảm là văn bản viết ra nhằm biểu đạt tình cảm, cảm xúc, sự đánh giá của con người đối với thế giới xung quanh và khơi gợi lòng đồng cảm của người đọc.

2. Văn biểu cảm còn gọi là văn trữ tình; gồm các thể loại văn học như thơ trữ tình, ca dao trữ tình, tuỳ bút,…

3. Tình cảm trong văn biểu cảm là những tình cảm tốt đẹp thấm nhuần tư tưởng nhân văn.

4. Ngoài biểu cảm trực tiếp, văn biểu cảm còn sử dụng các biện pháp tự sự, miêu tả để khơi gợi tình cảm, biểu cảm gián tiếp.

II – HƯỚNG DẪN ÔN TẬP

1. Văn miêu tả và văn biểu cảm khác nhau ở chỗ: Văn miêu tả làm cho người ta hình dung được sự vật với hình dáng, màu sắc, đặc điểm, công dụng của sự vật. Còn văn biểu cảm thể hiện tình cảm, thái độ của người viết đốì với sự vật đó. Văn biểu cảm cũng có khi sử dụng biện pháp miêu tả, nhưng đó chỉ là phương tiện để khơi gợi hay bộc lộ tình cảm; nó không lây miêu tả làm mục đích.

2. Văn biểu cảm khác văn tự sự ở chỗ: Văn tự sự kể lại sự việc có khởi đầu, có diễn biến và có kết quả. Văn biểu cảm chỉ dùng tự sự làm nền, làm cớ đê bộc lộ cảm xúc. Tự sự trong văn biểu cảm không đi sâu vào nguyên nhân, kết quả, mà chỉ cốt để bộc lộ cảm xúc.

3. Tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm đóng vai trò làm nền, làm giá đỡ cho tình cảm, cảm xúc của tác giả được bộc lộ. Thiếu tự sự, miêu tả thì tình cảm mơ hồ, không cụ thể. Tình cảm của con người chỉ nảy sinh từ sự việc, cảnh vật cụ thể. Ví dụ: tình cảm chan hoà, yêu mến thiên nhiên của Nguyễn Trãi thể hiện qua việc kể và tả cảnh ồ Côn Sơn: có suối nước, có đá rêu phơi, có rừng thông, bóng trúc (Bải ca Côn Sơn).

4. Với đề bài Cảm nghĩ mùa xuân (cũng như bất kì đề bài nào) cần phải qua các bước như sau:

– Tìm hiểu đề

– Lập ý (xác định suy nghĩ về những điều gì của mùa xuân)

– Lập dàn bài

– Viết bài

– Đọc lại và sửa chữa.

Tìm ý cho bài này là tìm xem với mùa xuân, có thể gợi những xúc cảm về điều gì: Mùa xuân là khỏi đầu của một năm. Mùa xuân là mùa cây đâm chồi nảy lộc, nở hoa; đó là mùa sinh sôi. Mùa xuân là mùa của những dự định. Các ý đó có thể sắp xếp theo trình tự mà người viết muốn thể hiện.

5. Bài văn biểu cảm thường sử dụng các biện pháp tu từ: so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, nhân hoá, điệp ngữ. Ngôn ngữ văn biểu cảm gần với ngôn ngữ thơ

Mai Thu

0