06/02/2018, 10:34

Bài 14 – Động từ

Bài 14 – Động từ Hướng dẫn I. ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỘNG TỪ 1. Các động từ được in nghiêng trong những câu sau a) Viên quan ấy đã đi nhiều nơi, đến đâu quan cũng ra những câu đố oái oăm để hỏi mọi người. b) Trong trời đất, không có gì quý bằng hạt gạo. Hãy lấy gạo làm bánh mà ...

Bài 14 – Động từ

Hướng dẫn

I. ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỘNG TỪ

1. Các động từ được in nghiêng trong những câu sau

a) Viên quan ấy đã đi nhiều nơi, đến đâu quan cũng ra những câu đố oái oăm để hỏi mọi người.

b) Trong trời đất, không có gì quý bằng hạt gạo. Hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên vương.

c) Biển vừa treo lên, người qua đường xem, cười bảo:

– Nhà này xưa quen bán cá ươn hay sao mà bây giờ phải đề biển là cá tươi?

2. Ý nghĩa khái quát của các động từ vừa tìm được là gì?

– Ý nghĩa khái quát của các động từ là chỉ rõ hành động hoặc trạng thái của sự vật.

3. Động từ có đặc điểm gì khác danh từ?

– Động từ khác danh từ ở chỗ nó thường kết hợp với các từ đã, sẽ, đang, cũng, vẫn, hãy, chớ, đừng… để tạo thành cụm động từ.

– Động từ có chức vụ chủ yếu là làm vị ngữ trong câu.

Tóm tắt:

  • Động từ là những từ chỉ hành động, trạng thái của sự vật.
  • Động từ thường kết hợp với các từ đã, sẽ, đang, vẫn, hãy, chớ, đừng… để tạo thành cụm động từ.
  • Chức vụ điển hình trong câu là vị ngữ. Khi làm chủ ngữ, động từ mất khả năng kết hợp với các từ đã, sẽ, đang, cũng, vẫn, hãy, chớ…

II. CÁC LOẠI ĐỘNG TỪ CHÍNH

1. Xếp các động từ đã cho vào bảng phân loại:

Thường đòi hỏi động từ khác đi kèm phía sau

Không đòi hỏi động từ khác đi kèm phía sau

Trả lời câu hỏi Làm gì?

chạy, đi, đứng, ngồi, cười, đọc, hỏi

Trả lời các câu hỏi Làm sao? Thế nào?

định, toan, dám

buồn, đau, gãy, ghét, nhức, nức, vui, yêu

2. Tìm thêm những từ có đặc điểm tương tự động từ thuộc mỗi nhóm trên:

– Động từ dùng để trả lời câu hỏi (Làm gì?)

+ Thường đòi hỏi có động từ khác đi kèm phía sau: tới, đến (đến ăn, đến ở, đến xem, tới chơi, tới học…).

+ Không đòi hỏi động từ khác đi kèm phía sau: ăn, thở, ho, cấy, gặt, hái, lượm…

– Động từ dùng để trả lời các câu hỏi (Làm sao? Thế nào?)

+ Thường đòi hỏi có động từ khác đi kèm phía sau: muốn (muốn ăn, muốn ngủ, muốn uống…); ham (ham chơi, ham học, ham ăn…).

+ Không đòi hỏi động từ khác đi kèm phía sau: giận, hờn, tức, nhức…

Chú ý:

– Trong tiếng Việt có hai loại động từ đáng chú ý là:

+ Động từ tình thái (thường đòi hỏi động từ khác đi kèm).

+ Động từ chỉ hành động, trạng thái (không đòi hỏi động từ khác đi kèm).

– Động từ chỉ hành động, trạng thái gồm 2 loại nhỏ:

+ Động từ chỉ hành động (trả lời câu hỏi làm gì?)

+ Động từ chỉ trạng thái (trả lời các câu hỏi Làm sao? Thế nào?)

III. LUYỆN TẬP

1. Các động từ trong truyện Lợn cưới, áo mới:

– Động từ tình thái: đem (đem ra mặc, đem ra ăn, đem ra đọc…)

– Động từ chỉ hành động: khoe, may, đứng, mặc, chạy, khen, hỏi, thấy, giơ, bảo.

– Động từ chỉ trạng thái: tức, tức tối.

2. Đọc truyện vui sau và cho biết câu chuyện buồn cười ở chỗ nào.

Truyện Thói quen dùng từ buồn cười ở chỗ: anh chàng keo kiệt dù gặp nguy hiểm, sắp chết đuối vẫn không bỏ được "thói quen" của mình: chỉ cầm của người khác mọi thứ chứ không đưa cho ai cái gì bao giờ, mặc dù trong trường hợp này là đưa tay ra cho người ta cứu nạn chứ chẳng phải là cho ai cái gì.

Truyện còn buồn cười ở chỗ: một người quen của anh biết rõ "thói quen" của anh ta nên đã nói: "cầm lấy tay tôi này" và câu nói này như đã truyền cho anh ta thêm sức mạnh để cố ngoi lên nắm lấy tay người quen ấy và được kéo lên.

Truyện thể hiện một nụ cười châm biếm và có ý nghĩa chế giễu thói quen keo kiệt, thói chỉ biết vơ tất cả vào mình mà không chịu chia sẻ cho ai cái gì.

Mai Thu

0