Bài 15: Phong trào cách mạng ở Trung Quốc và Ấn Độ (1918-1939) – Lịch sử 11
Phong trào cách mạng ở Trung Quốc và Ấn Độ từ 1918 đến 1939 diễn ra mạnh mẽ. Trong đó tiêu biểu như phong trào Ngũ Tứ (ngày 4/5/1919) ở Trung Quốc, phong trào độc lập dân tộc ở Ấn Độ lãnh đạo phong trào là Đảng Quốc Đại, đứng đầu là M.Gan-đi đã giành được những kết quả thắng lợi bước đầu. A. Tìm ...
Phong trào cách mạng ở Trung Quốc và Ấn Độ từ 1918 đến 1939 diễn ra mạnh mẽ. Trong đó tiêu biểu như phong trào Ngũ Tứ (ngày 4/5/1919) ở Trung Quốc, phong trào độc lập dân tộc ở Ấn Độ lãnh đạo phong trào là Đảng Quốc Đại, đứng đầu là M.Gan-đi đã giành được những kết quả thắng lợi bước đầu.
A. Tìm hiểu lý thuyết
I. Phong trào cách mạng ở Trung Quốc (1919-1939)
1. Phong trào Ngũ Tứ và sự thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc.
a. Phong trào Ngũ Tứ (ngày 4/5/1919)
Ngày 4-5 -1919 học sinh, sinh viên ở Bắc Kinh biểu tình, mở đầu phong trào Ngũ Tứ– Nguyên nhân bùng nổ.
+ Các nước đế quốc xâu xé Trung Quốc trong vấn đề ở Sơn Đông
+ Ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga đến Trung Quốc.
– Diễn biến
+ Ngày 4.5.1919, 3000 học sinh sinh viên Bắc Kinh biểu tình đòi trừng trị những phần tử bán nước trong chính phủ
+ Phong trào lan rộng khắp 22 tình và 150 thành phố lôi kéo đông đảo các tầng lớp xã hội tham gia.
– Ý nghĩa.
+ Mở đầu cho cao trào chống đế quốc và phong kiến ở Trung Quốc.
+ Giai cấp công nhân bước lên vũ đài chính trị như một lực lượng cách mạng độc lập.
+ Đánh dấu bước phát triển của c/m TQ từ cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ sang cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.
Sau phong trào Ngũ Tứ chủ nghĩa Mác-Lênin được truyền bá sâu rộng vào Trung Quốc.
– Tháng 7.1927 Đảng Cộng sản Trung Quốc thành lập đánh dấu bước ngoặt quan trọng của cách mạng Trung Quốc
2.Chiến tranh Bắc phạt (1926-1927) và nội chiến Quốc Cộng (1927-1937)
– Chiến tranh Bắc Phạt.
Tưởng Giới Thạch đảo chánh (12-4-1927), bắt các đảng viên Cộng sản ở Thượng Hải .+ Năm 1926-1927 Quốc Cộng hợp tác để tiến hành chiến tranh lật đổ tập đoàn quân phiệt Bắc Dương (Bắc phạt)
+ 12.4.1927 Tưởng Giới Thạch làm chính biến ở Thượng Hải, thành lập chính phủ Nam Kinh.
+ Tháng 7.1927 chính quyền hoàn toàn rơi vào tay Tưởng Giới Thạch, cuộc chiến tranh Bắc phạt kết thúc.
– Nội chiến Quốc – Cộng.
+ Từ 1927 đến 1934 TGT đã 4 lần tổ chức truy quét ĐCS, trong lần thứ 5 1933-1934 ĐCS bị thiệt hại nặng.
+ Tháng 10.1934 ĐCS tiến hành cuộc Vạn lí trường chinh, tại hội nghị Tuân Nghĩa, 1.1935 Mao Trạch Đông trở thành người lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc.
+ Tháng 7.1937 Nhật phát động chiến tranh xâm lược Trung Quốc, Quốc Cộng hợp tác lần thứ hai thành lập mặt trận nhân dân thống nhất chống Nhật.
II. Phong trào độc lập dân tộc ở Ấn Độ (1918 – 1939)
1. Trong những năm sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1918 – 1929)
– Nguyên nhân.
+ Thực dân Anh đã trút gánh nặng chiến tranh lên vai nhân dân Ấn Độ.
+ Việc ban hành các đạo luật phản động để cũng cố địa vị thống trị của TD Anh đã làm mâu thuẫn xã hội sâu sắc
– Diễn biến.
+ Phong trào diễn ra mạnh mẽ dưới nhiều hình thức, được đông đảo quần chúng tham gia.
+ Lãnh đạo phong trào là Đảng Quốc Đại, đứng đầu là M.Gan-đi.
+ Hình thức đấu tranh chủ yếu bằng hình thức chính trị, hòa bình, chủ trương bất bạo động bất hợp tác.
+ Sự phát triển của phong trào dẫn đến Đảng Cộng sản Ấn độ thành lập 12.1925.
2.Phong trào độc lập dân tộc trong những năm 1929-1939.
Cuộc đi bộ của M. Gandi– Nguyên nhân: Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 1933.
– Diễn biến.
+ Đầu 1930 chiến dịch bất hợp tác do Đảng Quốc đại phát động phản đối chính sách độc quyền muối của TD Anh.
+ TD Anh vừa đàn áp, vừa mua chuộc, chia rẽ cách mạng.
B. Bài tập
Câu 1: Phong trào Ngũ tứ có ý nghĩa như thế nào đối với cách mạng Trung Quốc ?
– Mở đầu cho cao trào chống đế quốc và phong kiến ở Trung Quốc vào đầu thế kỉ XX.
– Đánh dấu thời kì giai cấp công nhân bước lên vũ đài chính trị và trở thành một lực lượng chính trị độc lập. Chủ nghĩa Mác – Lênin được truyền bá sâu rộng. Tháng 7-1921, Đảng Cộng sản được thành lập.
– Đánh dấu bước chuyển của cách mạng Trung Quốc từ cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ sang cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.
Câu 2: Nội chiến Quốc-Cộng (1927-1937) diễn ra như thế nào ?
Sau chiến tranh Bắc phạt, quần chúng cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã tiến hành cuộc chiến đấu chống Chính phủ Quốc dân đảng, được gọi là Nội chiến Quốc-Cộng, diễn ra trong những năm 1927-1937.
Quân đội Tưởng Giới Thạch đã tổ chức 4 lần vây quét lớn nhằm tiêu diệt căn cứ địa cách mạng của Đảng Cộng sản,nhưng đều bị thất bại. Trong cuộc vây quét lần thứ năm (1933-1934), lực lượng cách mạng bị thiệt hại nặng.
Để bảo toàn lực lượng , tháng 10-1934, Hồng quân công nông phải tiến hành cuộc phá vây, rút khỏi căn cứ địa cách mạng, tiến lên phía bắc, trong lịch sử gọi là cuộc Vạn lí trường chinh. Trên đường trường chinh, tại Hội nghị Tuân Nghĩa (tỉnh Quý Châu) tháng 1-1935, Mao Trạch Đông trở thành người lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Tháng 7-1937, giới quân phiệt Nhật phát động cuộc chiến tranh xâm lược, nhằm thôn tính Trung Quốc. Trước áp lực đấu tranh của quần chúng, Quốc dân đảng buộc phải đình chiến, hợp tác với Đảng Cộng sản, thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất chống Nhật. Cách mạng Trung Quốc chuyển sang thời kì kháng chiến chống phát xít Nhật.
Câu 3: Nêu những nét chính của phong trào độc lập dân tộc ở Ấn Độ trong những năm 1918-1929 ?
Chiến tranh thế giới thứ nhất đã đẩy nhân dân Ấn Độ vào cảnh sống cùng cực, vì toàn bộ gánh nặng chi phí chiến tranh của thực dân Anh đè nặng lên vai các thuộc địa. Sau chiến tranh, việc chính quyền thực dân tăng cường bóc lột thuộc địa, ban hành những đạo luật phản động nhằm củng cố bộ máy thống trị, làm cho những mâu thuẫn xã hội ngày càng căng thẳng. Một làn sóng đấu tranh chống thực dân Anh dâng cao khắp Ấn Độ trong những năm 1918-1922.
Phong trào đấu tranh diễn ra dưới nhiều hình thức phong phú, lôi cuốn đông đảo các tầng lớp nông dân, công nhân và thị dân tham gia. Giữ vai trò lãnh đạo phong trào là Đảng Quốc đại, đứng đầu là M.Gan-đi, một lãnh tụ có uy tín và có ảnh hưởng sâu rộng đối với nhân dân Ấn Độ. Ông kêu gọi đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân bằng các biện pháp hòa bình, không sử dụng bạo lực (như biểu tình hòa bình, bãi công ở các nhà máy, công sở, bãi khóa ở các trường học, tẩy chay hàng hóa Anh, không nộp thuế…).Phong trào bất bạo động , bất hợp tác, do Gan-di và Đảng Quốc đại lãnh đạo, được các tầng lớp nhân dân Ấn Độ hưởng ứng.
Sự phát triển của phong trào công nhân tới sự thành lập Đảng Cộng sản Ấn Độ tháng 12-1925. Sự kiện này góp phần thúc đẩy làn sóng đấu tranh chống thực dân Anh của nhân dân Ấn Độ.
Câu 4: Lập bảng thống kê các sự kiện tiêu biểu của cách mạng Trung Quốc trong những năm 1919-1939 ?
– Phong trào Ngũ Tứ, được gọi là Phong trào Văn hóa Mới , diễn ra trong giai đoạn từ 1917 đến 1923. Ngày 4 tháng 5, 1919, hàng loạt các cuộc biểu tình đông đảo của sinh viên chống chính phủ Bắc Kinh và Nhật Bản nổ ra. Những người nhiệt tình chính trị, phong trào hành động sinh viên và những trí thức phản đối thần tượng cũ, kêu gọi cải cách cùng với các sinh viên yêu nước phát triển trở thành một phong trào phản kháng toàn quốc (còn gọi là Ngũ Tứ vận động, hay phong trào ngày 4 tháng 5)
– Tháng 10 năm 1919 Tôn Dật Tiên tái lập Quốc Dân Đảng, đối lập với chính phủ Bắc Kinh. Chính phủ Bắc Kinh, chính thể tiếp sau thời các quân phiệt, bề ngoài vẫn đang là chính phủ hợp hiến và điều hành các quan hệ với phương Tây.
Năm 1922 liên minh quân phiệt miền Nam với Quốc Dân Đảng ở Quảng Châu tan vỡ, Tôn Dật Tiên chạy về Thượng Hải. Tới khi ấy Tôn Dật Tiên đã thấy được sự cần thiết phải có hỗ trợ của Liên Xô để hoàn thành lý tưởng của mình. Năm 1923 một tuyên bố chung giữa Tôn Dật Tiên và đại diện Xô viết tại Thượng Hải cam kết sự hỗ trợ của Liên Xô cho quá trình thống nhất Trung Quốc. Các cố vấn Xô viết — người nổi tiếng nhất là một thành viên của Quốc tế Cộng sản III, Mikhail Borodin — bắt đầu tới Trung Quốc năm 1923 để giúp đỡ tái tổ chức và củng cố Quốc Dân Đảng theo hình thức Đảng Cộng sản Liên Xô.
*Nội chiến Trung Quốc (Quốc-Cộng Nội chiến) kéo dài từ tháng 4 năm 1927 đến tháng 5 năm 1950, là một cuộc nội chiến ở Trung Quốc giữa Quốc Dân Đảng và Đảng Cộng sản Trung Quốc.Kết quả là Trung Hoa Dân Quốc chạy qua Đài Loan, còn Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập.
*Thập kỷ Nam Kinh 1928-1937 là một trong những giai đoạn củng cố và phát triển đất nước của Quốc Dân Đảng. Một số quyền lợi và những đòi hỏi quá đáng của người nước ngoài tại các nhượng địa ở Trung Quốc được giảm bớt thông qua con đường ngoại giao. Chính phủ rất nỗ lực hiện đại hóa hệ thống luật hình sự và dân sự, ổn định giá cả, chi trả dần các khoản nợ, cải cách ngân hàng và hệ thống tiền tệ, xây dựng đường sắt và đường cao tốc, cải thiện các cơ sở y tế công cộng, trừng phạt hành vi buôn bán ma túy, và tăng trưởng sản xuất sản phẩm nông công nghiệp.
Một số chuyên mục hay của Lịch sử lớp 11:
- Giải bài tập Sách giáo khoa môn Lịch sử lớp 11
- Câu hỏi ôn tập môn Lịch sử lớp 11
- Đề thi – Đáp án môn Lịch sử lớp 11
- Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 11
Sau 1918 cả Trung Quốc và Ấn độ đều bị áp bức bởi các nước tư bản lớn khiến nhân dân khổ cực . Vì vậy đã nổ ra những phong trào như Ngũ Tứ, được gọi là Phong trào Văn hóa Mới , diễn ra trong giai đoạn từ 1917 đến 1923; phong trào độc lập của Ấn Độ, đấu tranh diễn ra dưới nhiều hình thức phong phú, lôi cuốn đông đảo các tầng lớp nông dân, công nhân và thị dân tham gia. Giữ vai trò lãnh đạo phong trào là Đảng Quốc đại, đứng đầu là M.Gan-đi, một lãnh tụ có uy tín. Chúc các bạn học tập hiệu quả !